Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 19/09/2006 00:08 (GMT+7)

Cây hông (Paulownia) - loài cây cứu rừng

Nguồn gốc

Paulownia có nguồn gốc Á châu, đã được biết đến trên 2.000 năm tại Trung Quốc. Chúng có 20 loài. Paulownia được nhập vào Nhật Bản, Triều Tiên cách đây1.000 năm, vào châu Âu, Nam Mỹ, Úc vào thế kỷ 19. Loài cây này rất thích hợp cho việc tái trồng rừng và người ta đã trồng rất thành công tại New Zealand, Úc, Trung Quốc. Diện tích trồng cây paulowniacủa Trung Quốc đến nay đã lên hơn 5 triệu ha. Chương trình phục hồi rừng bằng cây paulownia của Trung Quốc được sự hỗ trợ của tổ chức UNDP. Trung Quốc hiện nay đã xuất khẩu cây paulownia thành phẩmvà cả cây giống.

Việt Nam cũng có một loài cây paulownia, loài paulownia fortune. Chúng phân bố tự nhiên ở các vùng có độ cao 300 - 1.000m của các tỉnh phía Bắc như Yên Bái, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Hoà Bình… Trong dân gian, loài cây này được gọi là cây pháo đồng, cây bao đồng, cây ngô đồng hay là cây hông. Theo một tài liệu, do đồng bào một số tỉnh miền núi phía Bắc sử dụng gỗ cây này để làm chõ hong xôi nên cây có cái tên được gọi trại ra là cây hông.

Hơn cả… bạch đàn

Paulownia được mệnh danh là "nhà vô địch về mọc nhanh". Paulownia là loài cây gỗ lớn, mọc nhanh, tán lá rộng, nhiều cành, lá thưa, ưa sáng. Chúngkhông kén đất, chỉ cần đất xốp, dễ thoát nước, đặc biệt thích hợp vùng đồi không ngập nước. Trong điều kiện bình thường, mỗi năm cây có thể tăng trưởng 3 - 4cm đường kính, về thể tích tăng 0,04 -0,05m 3. Nghĩa là sau 10 năm, một cây bình thường có thể có đường kính 0,5m 3. Đó là chưa kể trong điều kiện tối ưu, cây có khả năng tăng trưởng 8 - 9cm/năm và thể tích tăng0,15 - 0,2m 3/năm.

Năm 2003, Chi cục kiểm lâm tỉnh Phú Thọ đã trồng thử nghiệm một số cây hông tại huyện Thanh Sơn. Một số cây trồng tại vườn quốc gia Xuân Sơn, chỉ sau 18 tháng, đường kính đã đạt 16 - 22cm, cao đến 7 - 8m. So với các loài được xem là tăng trưởng nhanh nhất hiện nay như bạch đàn, keo lai, cây hông có mức độ tăng trưởng vượt xa.

Tăng trưởng nhanh, thế nhưng paulownia không "đơn điệu" về giá trị và "thiếu thân thiện" với môi trường như bạch đàn. Chúng là loài "đa giá trị".Trước hết là gỗ. Paulownia trồng ba năm đã có thể khai thác gỗ làm các loại giấy cao cấp, như giấy in tiền. Paulownia trồng 9 năm cho gỗ quý hơn gỗ pơ mu, do gỗ cứng, nhẹ, không cong vênh, nứt nẻ khinhiệt độ thay đổi, vân mịn đẹp, lại chịu nhiệt cao. Do chỉ cháy khi nhiệt độ trên 400 độ, nên người ta có thể trồng các loài paulownia thành những "đường băng xanh" chống cháy rừng. Lá của chúng docó nhiều lông nên có tác dụng lọc bụi, khói, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Cả lá và hoa đều có hàm lượng đạm cao nên có khả năng được dùng làm thức ăn gia súc, tăng độ phì nhiêu cho đất. Chính nhữngđặc tính này mà chúng còn được trồng xen với các loại hoa màu như cây chè, đậu, ngô… Hoa chứa nhiều mật, có thể phát triển nghề nuôi ong.

Chính vì những đặc điểm trên mà gỗ cây paulownia được dùng trong nhiều lĩnh vực như sản xuất đồ trang trí nội thất cao cấp, đồ gia dụng, du thuyền, nội thất máy bay… Giá một mét khối gỗ paulownia trên thị trường thế giới đang vào khoảng 600 - 800 USD.

Một dự án phát triển rừng

Cây paulownia có 9 loại cho năng suất cao, nhưng chỉ một loại có thể sống được ở Việt Nam (Paulownia Fortunie). Giống cây này được Liên hiệp quốc hỗ trợ nghiên cứu trồng thành công giống đặc chủng tại Úc. Hiện nay, Việt Nam có những điều kiện rất tốt để phát triển các loài cây có giá trị này. Đất đai, khí hậu phù hợp, hơn nữa, những dự án trồng rừng thường rất dễ kêu gọi được sự tài trợ của các tổ chức trên thế giới.

Tiến sĩ Thái Quang Trung, điều phối viên khu vực Đông Nam Á của tổ chức Hanns Seidel Foundation, Cộng hoà liên bang Đức, đang có một dự án đưa cây paulownia thành một loại cây ưu tiên trong việc tái trồng rừng tại Việt Nam. Mục tiêu của dự án là dốc toàn lực để biến Việt Nam thành "địa bàn" của loài cây này ở Đông Nam Á, với diện tích từ 5 - 10 triệu hecta trong vòng 5 - 10 năm nữa.

Mục tiêu trước mắt là việc nghiên cứu tạo ra giống cây thích hợp với thổ nhưỡng Việt Nam, có khả năng kháng sâu bệnh cao. Một trung tâm nghiên cứu ứngdụng được xây dựng để phục vụ việc trồng đại trà loài cây này. Nghiên cứu sâu tạo những giống cây có chất lượng gỗ tốt, những cây cho ra những thảo dược tốt, thích hợp với những cây trồng xen.

Dự án chỉ phát triển trên địa bàn cả nước sau khi thử nghiệm trồng thành công. Phải có tư vấn nước ngoài trong giai đoạn thí điểm để có thể nhanh chóng tạo ra giống cây tốt nhất. Xây dựng đội ngũ chuyên viên có kiến thức sâu về cây paulownia để phục vụ cho việc trồng thử nghiệm và phát triển trên địa bàn cả nước. Khoán diện tích trồng và chỉ tiêu. Cần có những quy định rõ ràng về việc thực hiện đúng quy trình chăm sóc cây cho từng hộ gia đình trên địa bàn trồng cây paulownia…

Với paulownia, một tương lai màu xanh cho những cánh rừng Việt Nam…

Nguồn: sgtt.com.vn, 22/08/2006

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.