Cây đắng sinh trái ngọt
Còn trường hợp cây ngọt sinh quả đắng cũng không ít, ý nuốn nói cây, lá củ không có độc (gọi ngọt) mà quả lại có độc (gọi đắng).
Giới thiệu một trường hợp đấy là dây củ Đậu (miền Nam gọi là củ Sắn). đừng nhầm với Sắn dây có củ dùng làm thuốc với tên Cát căn. Trường hợp này gọi là củ ngọt có trái độc. Dây củ Đậu (Pachyrhizuxerosus) thuộc họ Đậu. Là loại dây leo hoặc bò trườn. Loại dây leo thì cho củ to, có thể dùng ăn sống hoặc nấu với thịt, tép, tôm, bánh xèo có thêm gia vị. Có thứ trồng thành luống, dây ngắn cho củ nhỏ hơn, ngọt hơn, tác dụng giải khát tốt hơn, được dùng ăn sống hoặc làm rau ăn sống như gỏi, dùng trong bánh tráng cuốn.
Dây có lá kép gồm 3 lá chét, mỏng, dài 4 - 8cm, rộng 4 - 12cm,
![]() |
Hoa mọc thành chùm, màu đỏ nhạt hoặc tím nhạt.
Quả thuôn dài chứa 8 - 9 hạt, cứng, dẹt, có đường kính 7mm. Rễ phình to thành củ mập hình con quay hơi dẹt phía dưới, vỏ màu vàng bẩn, dày 1/3mm, bóc vỏ dễ dàng theo chiều dọc.
Củ Đậu là một loại rau thông dụng, không có độc. Củ chứa hơn 80% nước, có một ít protein, đường, vitamin và một số nguyên tố vi lượng, không có HCN. Củ Đậu tươi thái lát hoặc giã vắt lấy nước dùng xoa trên mặt để được mịn da.
Lá và hạt của dây này chứa nhiều chất, trong đó có rotenon độc, không dùng làm thuốc uống. Có nơi dùng làm thuốc ngoài da, nhưng dù sao chất độc cũng ngấm qua da, qua vết lở. Chúng ta không thiếu loại cây lá dùng ngoài da không có độc.
Hạt và lá giã nát ngâm với nước 4% qua một đêm dùng phun lên rau cải để diệt côn trùng hại cây. So sánh với dùng thuốc hóa chất diệt côn trùng thì dùng hạt đắt tiền hơn vì hạt dùng bán cho người trồng. Dùng lá thì không phải mua nhưng độ độc thấp hơn hạt. Cái lợi là khi ngâm rửa rau không còn tồn lưu chất độc như dùng thuốc hóa chất.
Nguồn: Thuốc và sức khỏe, 328, 15-3-2007. tr 21