Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 14/07/2010 15:21 (GMT+7)

Các bãi cát - người bạn muôn đời chung thuỷ của biển

Đã từ lâu đây được xác định là một dạng tài nguyên biển rất quý giá trong rất nhiều nguồn lợi tài nguyên của biển và đại dương; giá trị của các bãi cát vẫn được hiểu một cách khiêm tốn, không biến động, đánh bóng hình ảnh của mình. Hàng ngàn năm vẫn nằm đó chứng kiến bao thăng trầm, biến cố của biển. Từ xưa người ta vẫn chỉ nghĩ bãi cát có tác dụng lớn vì đó là nơi con người tận dụng để làm các bãi tắm, khu giải trí, du lịch… Trong thời đại ngày nay, khi ngành khoa học hải dương của nước ta nói riêng về thế giới nói chung đang trên đà phát triển mạnh, con người biết bảo vệ, khai thác hợp lý các nguồn lợi của biển thì việc tìm hiểu, nghiên cứu các giá trị, vị trí, vai trò, chức năng của các bãi cát cũng là công việc rất thú vị. Việc đánh giá đúng giá trị của các bãi cát ven biển sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược quản lý và bảo vệ các vùng đất ngập nước, quy hoạch các khu bảo tồn, cảng biển, nguồn giao thông, chống xói mòn, hệ sinh thái rừng ngập mặn…

Một số thông tin chung về sự hình thành và phân loại các dạng bãi cát ở dọc bờ biển nước ta

Việc hình thành các bãi cát là do sóng có hình dạng, kích thước khá biến động theo mùa gió, thậm chí theo cả mùa nước triều. Chiều dài các bãi cát thường dao động từ vài chục, vài trăm cho đến hàng chục km, chiều rộng của bãi cát là 15m đến 20 m hoặc từ 150 – 200m. Cấu trúc bãi gồm hai đới, ngăn cách nhau qua gờ đỉnh bãi. Đới bãi trước thường nghiêng về phía biển bị ngập nước hoặc ướt do sóng vỗ, sóng tràn, hoặc sóng leo. Chân đới bãi trước có thể nằm trên hoặc dưới mực nước thấp nhất, còn bãi sau chỉ bị ướt và nước biển tràn trong điều kiện sóng bão, giông hoặc các cơn sóng rất mạnh. Thành phần vật chất bãi cát biển có thể gồm một số loại như: cát mịn, cát thô, cát muội pha các chất hỗn tạp, vật liệu khoáng tạo bãi thường là lục nguyên – nơi có tỷ lệ các hạt thạch anh chiếm số lượng lớn. Có nhiều trường hợp, bãi có mảnh vỏ vôi sinh vật chiếm ưu thế như xác san hô, vỏ sò, hầu hà ở các đảo xa đất liền, cửa sông, nhất là các đảo gần rạn san hô thì cát vỏ vôi chiếm ưu thế tuyệt đối, dọc chiều dài bờ biển nước ta, mức độ ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều đã tác động to lớn tới hình thái và bề rộng của bãi ở vùng biển phía Bắc – vùng có liên độ triều lớn tiêu biểu là Quảng Ninh, Hải Phòng. Ở miền Đông Nam bộ là Bà Rịa – Vũng Tàu, còn các bãi có biên đổ nhỏ tiêu biểu là khu vực miền Đông Nam bộ, Vũng Tàu, riêng ở miền Trung (từ Thanh Hoá đến Bình Thuận) các bãi cát biển nằm trải rộng trên chiều dài 1242 km (35% chiều dài bờ biển Việt Nam). Nếu tính trung bình mỗi bãi rộng 100m, diện tích bãi cát biển sẽ là 124,2 km, ước tính ven bờ lục địa cả nước, diện tích các bãi cát biển khoảng 150km 2, ở các đảo, bãi cát biển phân bố trên chiều dài bờ 361,2 km (chiếm 10% chiều dài tổng số các đảo) bằng khoảng 20km2. Tổng diện tích bãi cát biển Việt Nam khoảng 170 km2.

Dựa theo đặc tính, cấu trúc bờ biển, chất liệu hình thành, chế độ thủy triều, có thể chia các kiểu bãi cát biển ở nước ta ra thành các dạng như sau:

- Các bãi ở cửa sông phân phố ở khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng, Ninh Bình và từ Vũng Tàu trở về phía Nam.

Các bãi thường nhỏ hẹp, phân bố không liên tục, thành phần cấu tạo chính là cát mịn và có khi chân bãi nằm cao trên mặt nước triều thấp nhất, tiếp giáp với cả bãi triều bùn. Đây được xác định là vùng bãi phát triển có biên độ triều lớn.

- Các bãi Đầm phá phân bố hạn chế, ven rìa phía trong các Đầm phá miền Trung như Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên Huế), Trà Ổ (Bình Định), Ô Loan (Phú Yên). Bãi hẹp thành phần thường hỗn tạp cát nhỏ, lẫn bùn và xác thực vật.

- Các bãi ven vịnh nằm phổ biển ở các bờ vịnh nhỏ ở khu vực miền Trung như: Nghi Xuân, Diễn Châu (Nghệ An), Chân Mây, Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế). Các bãi này bồi tụ ổn định có bề rộng bãi sau lớn, thành phần cấu tạo là cát nhỏ, cát trung bình.

- Bãi cát biển mở được phát triển ở các đoạn bờ san bằng ở miền Trung. Bãi khá thẳng, rộng, dài tới hàng chục km như ở khu vực phía Nam mũi Ròn, Cửa Việt, Chân Mây. Mặt bãi khá dốc, thành phần vật chất chủ yếu là cát trung bình chiếm số lượng lớn.

- Bãi ven đảo: phổ biến ở các đảo ở Quảng Ninh như quanh Vịnh Hạ Long, đảo Cô Tô, Vân Đồn, Cát Bà và ven bờ miền Trung, Tây Nam bộ, quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Trên các đảo, bãi thường hình thành ở các cung bờ lõm có bãi rất hẹp hoặc rất rộng, và ở một số nơi, nó nằm trên bề mặt đá gốc hoặc thềm san hô lộ ra khi nước triều rút thấp, thành phần chính là vỏ vôi, sinh vật.

Nhìn chung các bãi cát biển rất ít được bồi tụ, mở rộng. Hiện tượng ấy chỉ bắt gặp, hiện hữu ở vùng ven bờ các châu thổ sông Hồng, xã Đất Mũi (Cà Mau). Vùng ven sông Hồng, nơi các đoạn đê, cát biển đang được bồi tụ mở rộng và nổi cao. Phần lớn các bãi có sự ổn định tương đối, xuất hiện biến dạng rộng hay hẹp, cao hay thấp là đôi khi do mùa gió nhiều bãi đang bị xói lở nghiêm trọng như Cát Hải (Hải Phòng), Đồng Châu (Thái Bình), Văn Lý (Hải Hậu – Nam Định). Cảnh Dương (Quảng Bình), Phan Rí, vùng Đèo Ngang, Hải Vân. Theo ước tính trong 17 năm từ 1975 đến 1992 có 61 khu vực bị xói lở, theo ước tính nếu tốc độ xói lở trung bình 5m/năm trên chiều dài 355 km thì mỗi năm vùng bờ biển nước ta sẽ mất đi 175 ha bãi cát biển.

Các giá trị cơ bản của bãi cát biển

Đến thời điểm này có thể khẳng định rằng các gía trị tài nguyên của hệ thống bãi cát ven biển Việt Nam là rất lớn. Nó được sử dụng trực tiếp hay gián tiếp thông qua các hoạt động kinh tế biển. Đó là các giá trị về: làm bến bãi đậu cho các phương tiện giao thông thuỷ, khoáng sản; là đề tài cho các thành phố thi ca nhạc, họa, điêu khắc và phát triển du lịch.

- Bãi cát biển là bến đậu an toàn, tiện lợi, lý tưởng cho các phương tiện giao thông thuỷ.

Theo ước tính hiện nước ta có 29 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giáp biển, có 139 huyện, quận, thị xã, thành phố, nằm ven biển. Mỗi huyện có nhiều xã có làng, thôn, khu phố chuyên sống bằng nghề đánh bắt hải sản. Nhìn vào thực tế rất ít địa phương xây dựng được các cảng cá hay bến cá lớn cho nên hầu hết nghề cá nhân dân tồn tại được là nhờ các bến nhỏ, nó phù hợp với các tàu thuyền cơ giới hoặc nhỏ hoặc thủ công còn khá phổ biến ở nước ta. Vì vậy, suốt từ Bắc đến Nam nhiều bến cá đậu, tự hình thành trên các bãi cát biển tự nhiên đặc biệt là các bãi cát nằm sâu trong các vũng, vịnh, áng, ở cửa sông, đầm phá. Bến đậu ấy rất thuận lợi cho việc cho việc chuyên chở ngư cụ, thực phẩm xuống thuyền trước khi ra khơi hoặc chuyển tải hải sản đánh bắt lên bờ. Những nơi mà không được tự nhiên ban tặng cho các bãi đậu là cát mà phải sử dụng các bãi bùn lầy thì việc vận chuyển sẽ rất khó khăn, vất vả. Bãi cát biển còn là cái sân chơi khổng lồ, tận dụng được nhiều giờ nắng, gió để ngư dân phơi, sấy các sản phẩm đánh bắt được, hoặc còn là công trường để sửa chữa phương tiện hoặc các bãi cát còn là nơi con người sử dụng mực nước thuỷ triều để làm âu đà chế tạo sửa chữa tàu thuyền đánh cá, tàu vận tải. Khi đó người ta sẽ dùng cát để phun, tẩy rửa tạp chất, tạo độ mịn rồi sơn vỏ thuyền, chống sinh vật bám. Khi có bão giông, áp thấp nhiệt đới các thuyền nhỏ được kéo lên bãi cát.

- Trong thành phần của cát biển có chứa đựng nhiều loại khoáng sản quý, tiêu biểu là sa khoáng, vật liệu xây dựng và thủy tinh. Trong đó, sa khoáng ven biển chủ yếu là Titan, Zircon, Monazit… ở các bãi biển dọc bờ biển nước ta có tới 31 mỏ lớn, nhỏ và điểm trữ quặng với tổng trữ lượng ước tính là 10 triệu tấn. Trong đó quặng Titan chiếm phần lớn là 9 triệu tấn, quặng Zircon là 1 triệu tấn, đất hiếm Monazit gần 40 nghìn tấn. các mỏ lớn có trữ lượng trên nửa triệu tấn có ở Cát Khánh, Hòn Gốm, Hàm Tân, Vĩnh Mỹ, Kỳ Khang, Mũi Né, các mỏ trung bình có trữ lượng từ 50 nghìn tấn đến nửa triệu tấn ở Bình Ngọc, Quảng Xương (Thanh Hoá, Cửa Hội - Cẩm Nhượng (Nghệ An – Hà Tĩnh), Cẩm Hoà, Đồng Xuân (Tuy Phong), Thiện Ái, Nam Tân, Long Hải… ở Vân Hải (Quảng Ninh) có trữ lượng 5.7 triệu tấn. Các mỏ này đều dễ chuyên chở và đã được khai thác, sử dụng ở mức độ khác nhau, phục vụ cho công nghiệp địa phương và xuất khẩu.

Trong điều kiện kinh tế giao lưu và phát triển, các giá trị tài nguyên sa khoáng của các bãi cát biển ngày càng tăng.

Cát biển còn là nguồn vật liệu xây dựng hết sức to lớn đặc biệt là ở miền Trung. Cát biển dùng chủ yếu cho công tác san nền, trải đường chống lún. Do chứa đựng chất ăn mòn kim loại (muối) nên cát biển ít được sử dụng làm vật liệu xây dựng các công trình lâu bền, tuy vậy ở nhiều nơi nhất là ven 2 bờ châu thổ sông Hồng và Cửu Long, các đảo xa bờ, cát biển đã trở thành vật liệu xây dựng quý phục vụ cho các công trình tại chỗ cở nhỏ và xây dựng được lấy từ bãi cát biển hiện đại hoặc đã được nâng cao là: Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hoà mỗi tỉnh hàng trăm triệu tấn. Cát bãi biển ở một số nơi còn có giá trị khai thác làm thuỷ tinh, pha lê và dụng cụ quang học. Cát ở bãi biển Vân Hải (Vân Đồn - Quảng Ninh) đã và đang được khai thác sử dụng có hiệu quả để phục vụ cho xuất khẩu, sản xuất trong nước cho ra lò các sản phẩm thuỷ tinh, pha lê nổi tiếng, cát ở Vân Hải có tỷ lệ hạt thạch anh lớn, không lẫn tạp chất và ít các khoáng vật khác.

Bãi cát biển cùng với biển là đề tài, niềm cảm hứng vô tận cho cộng đồng dân cư nói chung và các văn nghệ sĩ nói riêng sáng tác ra các tác phẩm văn học nghệ thuật (thi – ca - nhạc - hoạ). Đó là các sản phẩm tinh thần phục vụ cho nhu cầu thưởng thức, giải trí trong đời sống hằng ngày của con người.

Hình ảnh các bãi cát biển với các màu sắc lung linh khác nhau dưới ánh nắng của bình minh, hoàng hôn như cát trắng, cát vàng, cát mịn nâu đen, cát đỏ hồng nằm trên bờ biển nước ta trong xanh, dạt dào sóng vỗ tung bọt trắng xoá, cũng có lúc ồn ào, giận giữ cùng ánh trăng, gió, những con thuyền nhỏ, cánh buồm, ngọn hải đăng, các loài cây, cơn mưa, một số sinh vật biển, các loài chim… đã in sâu vào tâm trí những người dân xứ biển và có nềm tin yêu biển.

Theo thời gian các sản phẩm thông qua quá trình lao động miệt mài, say mê, sáng tạo của các văn nghệ sĩ chuyên và không chuyên đã ra đời như: nhạc, họa, điêu khắc, các điệu hò đã in sâu vào tâm trí của hàng triệu người Việt Nam và bạn bè quốc tế.

Bãi biển là sản phẩm không thể thiếu phục vụ cho ngành “Công nghiệp không khói” là du lịch biển

Bãi tắm biển được xác định là yếu tố không thể thiếu được trong các khu du lịch biển, nơi đã và đang thu hút tới 80% lượng khách du lịch nước ngoài đến với Việt Nam. Với sức hấp dẫn đặc biệt, bãi tắm biển là nơi thu hút và quần tu các cơ sở nghỉ ngơi, an dưỡng, dịch vụ, thương mại, các cụm dân cư, làng mạc trù phú, là nơi con người được hoà mình vào với hệ thống tự nhiên ven bờ nhiệt đới, tận hưởng những thú vui kiểu 3S: sun – sea – sand (nắng - biển – cát). Nhiều bãi tắm có cảnh quan đẹp như gần núi, thảm thực vật, bãi tắm thoải mái, cát sạch, mịn, sóng vỗ nhẹ. Ở dọc ven bờ biển Việt nam và các đảo có tới 125 bãi cát biển tốt có thể khai thác để làm bãi tắm du lịch, phân bố khá đồng đều: Trà Cổ (Quảng Ninh), Cát Bà, Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Ròn Trạch (Quảng Bình), Cửa Tùng (Quảng Trị), Thuận An – Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), Hội An, Mỹ Khê, Ba làng an, Quy Nhơn (Bình Định), Đại Lãnh (Phú Yên), Nha Trang (Khánh Hoà), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Phan Thiết), Vũng Tàu, Long Hải, Hà Tiên (Kiên Giang). Một số bãi đang được khai thác, về mặt nào đó còn bộc lộ một số nhược điểm như: Bãi Đồ Sơn, Vũng Tàu có cảnh quan đẹp, cát mịn, thuận tiện về giao thông nhưng nước hơi đục, bãi Trà Cổ xa trung tâm thành phố Hạ Long, khách du lịch phải hành trình trên những cung đường quanh co và khá dài, bãi cát ở Hạ Long xốp và đôi khi có nhiều vỏ vôi sinh vật 2 mảnh vỏ, có ảnh hưởng của ngành công nghiệp khai thác than, một số bãi gần bờ kè, đê nên có nhiều hầu hà bám. Bãi ở Nha Trang nước trong, xanh, sạch nhưng lại hẹp và dốc, sóng mạnh; một số bãi cát “mini” xuất hiện quanh các đảo như ở Cát Bà, Vân Đồn, vịnh Hạ Long rất đẹp. Đó là các kiểu bãi rạn san hô. Nó tựa lưng vào các đảo đá vôi. Ngoài các giá trị khác như: bóng chuyền bãi biển, lướt ván, nhào lộn trên sóng, câu cá, luyện tập các loại hình thể dục, thể thao.

Các chức năng cơ bản của bãi cát biển

Chức năng sinh thái và môi trường sống

Mặc dù mặt bãi luôn biến dạng song bãi cát vẫn là nơi cư trú sinh đẻ, bãi đậu của nhiều loại sinh vật thân mềm, ví dụ như: ngao (meretrix meretrix), chúng sống vùi mình trong cát, dã tràng sống thành bầy đàn trên mặt và đào lỗ, các loài rùa biển như víc, đồi mồi, rùa da, chúng thường lên các bãi cát để đào lỗ đẻ trứng, như ở núi Chúa (Ninh Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang), Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu, Trường Sa, Hoàng Sa. Một số loài chim biển, chim cạn cũng sử dụng các bãi cát biển làm nơi đậu. Ba nhóm sinh vật cơ bản thường gặp ở các bãi cát biển là:

- Thực vật thân bụi, xương rồng bẹt, cỏ chong chóng, rau muống biển, phi lao, dứa dại, dứa sợi, một số loài côn trùng và bò sát, chim nhỏ cũng ẩn náu dưới thảm thực vật bì này.

- Nhóm động vật đáy: giáp xác, thân mềm, hai mảnh vỏ, giun nhiều tơ, cá.

- Nhóm động vật có xương sống di cư, vãng lai gồm: bò sát, chim thú lưỡng cư, chú ý nhất là các loài rùa biển thường đến bãi cát đào lỗ đẻ trứng như víc, đồi mồi, rùa da.

Bãi cát biển là nơi cung cấp nguồn vật liệu lớn cho công tác xây dựng; nghề tinh luyện chế biến sản phẩm thuỷ tinh, khai thác titan, đất hiếm. Ngoài ra còn là ngư trường phục vụ cho nghề khai thác, đánh bắt nhỏ bằng các hình thức kéo lưới, đánh te, dậm, đơm. Đó là hình thức khai thác đơn giản nhưng khá hiệu quả, không đòi hỏi nhiều nguồn vốn đầu tư ban đầu. Bãi cát là nơi sinh sống chính cho các loài ngao, trong đó tập trung chủ yếu ở khu vực bãi biển Thái Bình, NamĐịnh, Ninh Bình. Các vùng nuôi ngao mỗi ngày một phát triển, ngư dân đã tận dụng triệt để các điều kiện tự nhiên để chăm sóc, nuôi trồng theo quy hoạch, bảo vệ môi trường, nguồn giống. Sản phẩm tạo thương hiệu, uy tín, tiêu thụ mạnh ở các thị trường trong và ngoài nước. Nghề nuôi ngao đã làm thay đổi cuộc sống, tăng thu nhập cho đại bộ phận ngư dân vùng Hải Hậu, Giao Thuỷ, Thái Bình. Ngoài ra còn một số loài đặc sản khác như: cá sùng, bông thùa, móng tay, sò (Quảng Ninh, Vũng Tàu).

Các bãi cát biển còn là dải đất mềm cứu sinh cho tàu thuyền, con người và một số sinh vật biển bị sóng lớn xô vào bờ ở khu vực biển dốc hay một số đảo đá, nơi không xuất hiện các bãi cát tự nhiên. Chắc chắn số vụ tai nạn và hiểm hoạ xảy ra sẽ tăng hơn rất nhiều những nơi được biển ban tặng cho các bãi cát tự nhiên. Việc bảo vệ các vùng đất, dân cư phía lục địa trước sự tàn phá của sóng bão phải có sự tham gia rất lớn của những bức tường vô hình, chắc chắn là các bãi cát. Ngoài ra, các bãi cát còn là bộ phận lớn của các đê cát biển có nhiệm vụ che chắn các đầm, phá ven bờ miền Trung nước ta. Điều đó đảm bảo cho sự ổn định lâu dài về cấu trúc và điều kiện hoá lý của vực nước. Vì vậy, để bảo vệ bờ biển, một số địa phương ven bờ ở nước ta nhân dân đã xây kè, làm bãi để ổn định bờ biển như Cát Hải, Thái Bình, Phan Rí… Một số nơi bãi cát còn là vị trí trọng yếu đối với lĩnh vực an ninh quốc phòng, là nơi lý tưởng cho công tác diễn tập, đổ bộ, quân sự, tập kết, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ chống khủng bố, nhất là các bãi ở đảo tiền tiêu ở nước ta. Nhớ lại thời kỳ lịch sử chống ngoại xâm của nước ta cách đây hơn 1000 năm, người anh hùng dân tộc Ngô Quyền, nhờ có sự giúp sức, mách bảo bằng kinh nghiệm dân gian của nhân dân vùng ven cửa biển Nam Triệu – sông Bạch Đằng, đã lợi dụng mực nước thuỷ triều, bày binh bố trận để đánh tán trên 2 vạn quân xâm lược Nam Hán, làm nên chiến thắng lừng lẫy trên sông Bạch Đằng.

Vị trí, vai trò, giá trị và các chức năng của các bãi cát biển là vô cùng to lớn. Nó không thể không được sử dụng khai thác, bảo vệ trong hệ thống các nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên biển Việt Nam nói riêng và nhân loại nói chung. Vì vậy, trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường biển, mỗi người, mỗi nhà, mỗi cấp, ngành đều phải nhận thức rõ và hiểu hết các giá trị củ bãi cát biển để từ đó có các hành động, việc làm cụ thể, thiết thực, lâu dài, nhằm bảo vệ và khai thác có hiệu quả, khoa học, hợp lý, bền vững nguồn tài nguyên vô cùng quý giá này.

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Huế: Hội nghị về Nội tiết và Đái tháo đường năm 2025
Ngày 29/3, Hội Nội tiết và Đái tháo đường thành phố Huế phối hợp với Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 8 về bệnh nội tiết, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa năm 2025.

Tin mới

Thúc đẩy hoạt động đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN tại Việt Nam
Sáng ngày 29/4/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS. Bùi Thanh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng đồng chủ trì.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.
Khởi động Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 năm 2025
Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Khai mạc Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III
Ngày 26/4, tại Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc và vòng loại Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025.
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.