Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 17/09/2008 23:54 (GMT+7)

Cá Rô phi & cá Điêu hồng

Cá có nguồn gốc tại châu Phi, gặp tại nhiều nơi như Ấn Độ, Nam Mỹ và Đông Á. Tại Đông Nam Á, cá được xem là một loài du nhập (được du nhập vào Việt Nam ít nhất từ năm 1957).

Loài Nile tilapia ( O. niloticus) là một trong những giống cá đầu tiên được nuôi: những hình ảnh khắc trong các ngôi mộ cổ Ai Cập ghi nhận cá đã được nuôi từ khoảng 3.000 năm trước. Niletilapia hiện nay vẫn còn được nuôi rộng rãi tại châu Phi và nhiều nước trên thế giới.

Cá rô phi vằn Tilapia buttikoferi

Cá rô phi vằn Tilapia buttikoferi

Do đặc tính có thể chịu được những môi trường khác lạ, không kén các điều kiện nước và ăn được nhiều loại thực phẩm khác nhau nên nhiều loại cá trong nhóm Tilapia đã được đưa đến nuôi thử tạinhiều nơi trên thế giới trong đó cá rô phi hay Cômmon Tilapia (Oreochromis mossambicus) được xem là loại nuôi thành công nhất.

Trên thị trường, cá điêu hồng hay Red tilapiađược bán tại nhiều nhà hàng. Red tilapialà một loại cá lai tạo giữa O. mosam bicus, O. niloticus và O. aureus.Khi các loài phối hợp, chúng tạo thêm nhiều loại cá có màu sắc hỗn hợp kể cả màu đỏ với những vệt đen hay xám.

Tổng sản lượng cá tilapia được nuôi tại các trại dưỡng ngư trên thế giới hiện nay vượt qua con số 800 ngàn tấn/năm và tilapia được xếp hạng nhì trong danh sách cá nước ngọt nuôi, chỉ sau đại gia đình cá chép.

Nhóm Tilapia hiện nay được chia thành 3 chi: Oreochromis, Sarotherodon và Tilapia.

Sự phân biệt thành 3 chi dựa trên nhiều đặc điểm, nhưng đặc điểm quan trọng nhất liên hệ đến phương cách sinh sản.

Cá trong chi Tilapia làm ổ khi sinh sản: trứng sau khi thụ tinh được cá cha hay mẹ canh giữ trong ổ. Cá thuộc 2 chi Sarotherodon và Oreochromis nuôi cá trong miệng: trứng sau khi thụ tinh trong ổ sẽ được cá cha mẹ ngậm trong miệng, giữ ủ trong nhiều ngày cho đến cá nở. Chi Oreochromic chỉ có cá mẹ ủ trứng. Trong khi đó chi Sarotherodon, cả cha lẫn mẹ đều ủ trứng.

Cá Tilapia được nuôi rộng rãi trên thế giới từ giữa thế kỷ 20, và hiện nay đa số cá nuôi, ngoài châu Phi đều thuộc chi Oreochromic; 90% cá tiêu thụ trên thị trường thương mại (ngoài châu Phi) là Oreochromis niloticus.Phần còn lại gồm Blue tilapia ( o. aureus), Mozambiquetilapia ( O. mossambicus) và Zanzibar tilapia ( O. urolepis hormonrorum).

Tilapia cần nước ấm, do đó chỉ có thể nuôi cá trong môi trường nhân tạo ngoài trời tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới; tuy nhiên, do nhu cầu tiêu thụ nên các trại nuôi cá tại các vùng khí hậu lạnh (kể cả vài vùng Hoa Kỳ đã nuôi cá trong những ao hồ sưởi ấm bằng năng lượng từ ánh sáng mặt trời hay sưởi ấm bằng nhiệt từ lòng đất).

Đặc tính sinh học

Cá Tilapia dài tối đa khoảng 35 cm, tương ứng với trọng lượng chừng 2,5kg. Miệng lớn, nghiêng. Thân cá màu xám bạc hay xám olive, có từ 9 đến 10 sọc dọc và những sọc nhỏ hơn về phía đuôi. Cá đực lớn có mép trên dày màu lam, thân đen, phần dưới miệng trắng. Đỉnh của vi lưng và vi bụng đôi khi có đỏ nhạt. Vảy rất nhỏ. Tilapia thuộc loại cá có thịt khá ngon, nạc và ít xương.

Cá điêu hồng

Cá điêu hồng

Cá lai tạo như điêu hồng có thân màu đỏ - cam nhạt. Cá điêu hồng nguyên thuỷ là một loại cá do biến đổi gen. Cá được lai tạo tại Đài Loan vào cuối thập niên 1960 do sự phối hợp giữa một cámái Tilapia Mozambiqueđã biến chủng màu đỏ - cam và một cá đực Niletilapia bình thường: Cá được gọi là Taiwanese red tilapia. Một chủng khác đã được lai tạo tại Florida trong thập niêm 1970 bằng cáchphối giống giữa một cá mái Zanzibar tilapia (có màu bình thường) với cá đực Mozambique tilapia màu đỏ - vàng. Chủng thứ ba được lai tạo tại Israelphối hợp giữa một cá Niletilapia màu hồng đã biếnchủng với một cá tilapia lam (Blue tilapia) hoang. Và sau đó các cá phát xuất từ các chủng trên lại được lai tạo với nhiều loài khác.

Loại Blue tilapia (Oreochromis aureus) có hình dạng giống Mozambique tilapia nhưng cá lớn có thân màu lam nhạt, đầu màu lam kim loại, hai bên má và phần ngực màu đen.

Tilapia ăn rong và các tạp chất khác kể cả các chất hữu cơ phân huỷ. Tilapia có thể được xếp vào loài cá tiêu thụ thực phẩm lược qua vi nhưng không giống như cá chép: Vì tilapia tiết ra một chất nhày để kết tụ các vi rong thành một khối nhỏ để cá nuốt vào miệng. Khi được nuôi trong các điều kiện vệ sinh chặt chẽ, và cho ăn thực phẩm chọn lựa, thịt của cá có vị ngọt pha trộn vị của hạt (như hạt đậu), tương đối chắc: Cá tilapia nuôi tại trại thịt trắng, chắc và nạc.

Giá trị dinh dưỡng

100 gram cá tilapia, phần ăn được chứa:

- Calories                                             96

- Chất đạm                                           20,08g

- Chất béo tổng cộng                           1,70g

- Axit béo bão hoà                               0,571g

- Axit béo chưa bão hoà mono 0,486g

- Axit béo chưa bão hoà poly   0,387g

Và nhiều khoáng chất, vitamin.

Về phương diện dinh dưỡng, cá tilapia được xem là một loại cá nạc, bổ dưỡng, tuy nhiên nên chọn các loại cá nuôi tại các dưỡng ngư vì phẩm chất của cá tuỳ thuộc vào môi sinh nhất là môi trường nước để nuôi cá: cá hoang do nước bùn nên mùi thịt tanh hơn. Cá chứa trên 20% chất đạm và thành phần của amino axit trong protein của cá (tính theo 100g thịt cá) rất cân bằng: trong đó glutamic axit chiếm đến 3,213g, aspartic axit: 2,297g, lysin: 1,810g, leucine: 1,603g (lysin là axit amin rất quan trọng trong việc tạo bắp thịt). Tilapia là nguồn cung cấp khá tốt về vitamin B12, giúp bổ máu, bảo vệ hệ thần kinh. Lượng folat cao trong cá khiến cá là một thực phẩm tốt cho phụ nữ đang mang thai. Lượng khoáng chất trong cá như calcium, sắt,magnesium,… đều tương đối cao.

Cá bán trên thị trường thường cân nặng trung bình từ 500g đến 1,5kg. Cá có thể dùng để kho, nấu canh, luộc, hấp, nướng, đút lò… thay thế thịt để giảm cân, hạ lipid máu, chống xơ vữa động mạch…

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.

Tin mới

Quảng Ngãi: Sắp phát hành sách về sự phát triển của ngành Thủy sản
Sáng ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường và Hội Nghề cá tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn, phản biện và giám định xã hội: Bản thảo cuốn sách “Thủy sản Quảng Ngãi hình thành và phát triển”.
Đắk Lắk: Góp ý dự thảo Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai
Ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức hội nghị hội đồng Tư vấn phản biện và góp ý dự thảo Nghị định phân định quyền tại Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai.
Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Sơn La: Góp ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 6/5, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
CT Phan Xuân Dũng: LHH Bình Định góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển bền vững của tỉnh nhà
Trải qua 30 năm hình thành và phát triển (06/5/1995 - 06/5/2025), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định (LHH) đã khẳng định vai trò là tổ chức hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, là nơi quy tụ trí tuệ, lan tỏa tri thức, lực lượng nòng cốt phát triển KH&CN, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững của tỉnh nhà.