Bón phân bằng máy
Cải tiến từ bình bón phân cũTừ năm 1998, kỹ sư Nguyễn Quốc đã từng nghiên cứu, sáng tạo ra một dạng công cụ bón phân thông qua việc cải tiến các bộ phận từ bình bơm thuốc trừ sâu. Cách bón phân bằng loại bình này đã khắc phụcđược nhiều nhược điểm của phương pháp bón phân thủ công, tuy nhiên các khâu sử dụng, chuẩn bị phân bón thường rất cầu kỳ, phức tạp. Để hoàn thiện hơn công nghệ này, Phòng nghiên cứu Động lực và Cơgiới hóa canh tác của Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đã tiến hành nghiên cứu, chế tạo ra một kiểu mẫu công cụ bón phân mới (ký hiệu BĐ-2). Kỹ sư Trần Văn Huệ - phụ trách côngtrình chế tạo máy cho biết: "So với các loại công cụ bón phân bằng bình BTN - 82, BTN - 16, máy BĐ-2 có cấu tạo gọn, nhẹ, nhiều tác dụng hơn hẳn, công suất bón cũng được tăng lên gấp nhiều lần".Trọng lượng của máy chỉ có 8kg với tám bộ phận hợp thành, gồm hai thùng chứa phân đạm viên, một bánh xe di chuyển, hai trống múc phân, một ống dẫn phân. Hỗ trợ làm việc cho các bộ phận trên còn cóhai thanh trượt, hai mũi rạch đất, tay đẩy và bộ phận lấp đạm. Hiện chiếc máy bón phân đầu tiên đã được một công ty nông nghiệp của ấn Độ tại Việt Nam (IDE) đặt mua và đưa vào sử dụng tại phường ĐôngThọ, thành phố Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa).
Dễ dàng sử dụng
Trước đây, khi bón phân bằng bình, người sử dụng khá vất vả đầu tiên phải lấy phân đạm trộn lẫn với bùn sạch, rồi dùng chiếc rổ tre lọc bùn, loại bỏ chất thải. Sau đó mới cho phân vào bình khoác lênvai và bón, người bón một tay phải cầm đầu vòi dúi phân vào giữa các khóm lúa, một tay bơm đạm từ trong bình ra. Kỹ sư Trần Văn Huệ cho biết: "Sử dụng phương pháp này tốn rất nhiều thời gian và chỉtiết kiệm được 30% lượng đạm bón mà lúa cần so với cách bón thủ công. Trong khi đó, nếu dùng máy BĐ-2, hiệu suất sử dụng đạm của lúa đạt tới gần 100%, bảo đảm đạm không bị bốc hơi, công suất bón caohơn hẳn". Nguyên lý hoạt động và cách sử dụng máy bón phân BĐ-2 rất đơn giản, người sử dụng chỉ cần đi giữa hai hàng lúa, dùng cần đẩy di chuyển máy đi khắp mặt ruộng. Trong lúc di chuyển bánh xe sẽquay khiến trống múc của máy cũng quay theo. Tiếp theo, đạm (đã được ép thành viên) tự động chảy từ thùng chứa sang khu vực trống múc. Từng viên đạm một được nằm gọn trong gầu múc và được đổ sang ốngdẫn đạm, rồi rơi xuống rãnh đào nhờ lưỡi rạch (độ sâu khoảng 5cm), cuối cùng đạm sẽ được bộ phận lấp đạm lấp lại để tránh bốc hơi. Sở dĩ phải ép đạm thành viên, ngoài việc phù hợp với tính năng làmviệc của máy, nó còn giúp đạm hòa tan dần dần trong đất, nhờ đó lúa có đạm sử dụng thường xuyên. Theo kỹ sư Trần Văn Huệ, ưu điểm của loại máy này là người nông dân chỉ cần dùng máy bón một lần duynhất cho cả vụ lúa, không gây lãng phí phân vì đạm không bị bốc hơi, hay trôi đi. Bón bằng máy BĐ-2 số đạm sử dụng trung bình chỉ hết 5-6kg/sào (bón thủ công 9-10kg/sào). Theo thiết kế công suất làmviệc của máy có thể đạt 2 sào Bắc Bộ/giờ, bề rộng làm việc 0,8m (tương đương bốn hàng lúa). Muốn sử dụng được máy BĐ-2 khi cấy lúa phải cấy thẳng hàng với mật độ hàng sông 18-20cm, hàng con 14-16cm,máy chỉ cần một người điều khiển.
Qua thử nghiệm cho thấy BĐ-2 không bị tắc, sót, thích hợp cho việc bón đạm viên, NPK tổng hợp dạng viên (mỗi viên nặng 180 - 200 gam). BĐ-2 có thể thay đổi số viên đạm/sào tùy ý, vùi được đạm đềukhắp trên mặt ruộng. Giá thành chi phí cho máy BĐ-2 khoảng 500.000 đồng/máy, trong khi đó máy ép phân hết 5 triệu đồng/chiếc (có thể dùng chung cho nhiều hộ).
Nguồn: Lê Hân (Báo Nông thôn ngày nay), www.nhandan.com.vn ngày 29-08-2003