Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 26/09/2005 14:05 (GMT+7)

Bơ Trang Lơng - người anh hùng trên cao nguyên M’nông

Bơ Trang Lơng tức ông Lơng là cha (m’bâ) của H’Trang (người con đầu). Kiểu gọi tên như thế là tục gọi tên người cha trong quan hệ với người con đầu lòng của các dân tộc bản địa Tây Nguyên. Do có nhiều cách đọc khác nhau của các nhóm tộc người khác nhau mà tên ông lưu truyền trong dân gian còn có những cách đọc, cách viết, cách phiên âm khác như: M’bâ Trang Lơng, N’Trang Lơng, Ana Trang Lơng, Băp Trang Lơng, Bă Trang Lơng, Ba Trang Luong, Bu Trang Lung, Bu Trang Luâng...

Đến nay, năm sinh của ông chưa khẳng định mà chỉ ước đoán khoảng năm 1870. Về thành phần dân tộc, ông là người M’nông nhóm Biătchính gốc, sinh ra ở làng Bu Par (Bu Pơr), một làng Biătnằm giữa vùng Biăt, dưới chân núi Nâm D’rôn, gần suối nước Dăk Durchảy xuống sống Prêktê, thuộc tỉnh Krochê(cũ), nước Campuchia, gần con đường từ Krochêđi Buôn Ma Thuột, cách Bu Xra khoảng 2 ngày đường đi bộ về phía Tây Bắc.

Ông có hai đời vợ. Riêng đời vợ đầu là bà H’Baiở làng Pu Par. Ông thay bố vợ làm đầu làng Pu Par. Hai ông bà có với nhau 4 người con, người đầu là gái tên H’Trang, tất cả đều bị bọn lính Pháp của Met(tên đồn trưởng Pu Xra) hãm hiếp giết chết (1912). Nợ máu đó khiến ông cùng với nhiều người M’nông nổi dậy trả thù nhà, đánh và triệt hạ đồn Pu Xra(1912).

Đến năm 1913, tên Mettruy lùng trả thù ông. Ông và một số nghĩa quân đã chuyển vùng đến Bu Rơlâm(thuộc tỉnh Quảng Đức cũ, nay là tỉnh Đăc Nông). Trong thời gian này, ông đã gặp bà Pang, làm bạn với bà rồi ở hẳn với bà ở Bu Rơlâmvà làm đầu làng của làng này. Ông và bà Pangkhông có con và trở thành người bạn chiến đấu. Đến khi ông ngã xuống trước họng súng của quân thù ở làng Bu Par,bà đã ngã theo, hy sinh bên cạnh chồng. Bơ Trang Lơng mất sáng 23/5/1935 tại Bu Partrong trận bị Pháp bao vây đánh bất ngờ, do một tên phản bội chỉ điểm dẫn Pháp đến bắt và giết ông. Ước đoán ông mất vào khoảng 65 tuổi.

Ông là người M’nông lãnh đạo kiên cường, tiêu biểu nhất trong suốt 25 năm (1911-1936) chống thực dân Pháp của nhân dân M’nông và Xtiêng hai nước Việt Nam và Campuchia đã làm nên những chiến công oanh liệt, tiêu diệt hàng trăm tên địch, trong đó có những tên thực dân sừng sỏ như: Met, Truphô, Gati, More...thu của chúng hàng ngàn súng ống, đạn dược và nhiều phương tiện chiến tranh khác buộc chúng phải rút khỏi cao nguyên M’nông (địa bàn này kéo dài từ trung lưu sông Đồng Nai ở phía Đông và sông Srê Pôk ở phía Bắc cho đến bờ sông Mê Kông ở phía Tây) và giải phóng được cao nguyên M’nông, quê hương của dân tộc ông trong thời gian dài. Đồng thời, các chiến công đó đã động viên, cổ vũ các phong trào chống Pháp khác trên toàn miền sơn nguyên Nam Đông Dương (Khái niệm “sơn nguyên Nam Đông Dương” được dùng ở đây để gọi chung vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và các vùng núi, cao nguyên tiếp cận thuộc hạ Lào và Đông Campuchia), gây cho Pháp rất nhiều khó khăn và tổn thất trên bước đường chinh phục vùng núi cao nguyên này.

Chiến công đánh Pháp của Bơ Trang Lơng như sau:

Đầu năm 1912, ông và nghĩa quân tiêu diệt đồn đại lý PuXra, giết tên BalatMau, quyền trưởng đồn và toàn bộ số lính trong đồn; mùa khô 1912-1913 làm thất bại càn quét của tên tỉnh trưởng KrochêKanom và chiến dịch tìm diệt ông dài hạn của tên đại lý Hăngri Met. Đồng thời, ông bắt tay được với nhiều thủ lĩnh quan trọng người M’nông, mở rộng phong trào chống Pháp; cuối tháng 7/1914, ông trực tiếp chỉ huy trận đánh liên hoàn Bu Nor – Bu Mera - Bu Bôngvà tiếp sau đó là các trận đánh đồn Pu KliaPu Thông, tiêu diệt tên đại lý Hăngri Metvà toàn bộ các đồn bốt của Pháp trên cao nguyên M’nông, hoàn toàn giải phóng cao nguyên khỏi ách xâm lược và thống trị của thực dân Pháp; tháng 1/1915, ông trực tiếp đánh tan cuộc hành quân càn quét của Truphô, phó sứ tỉnh Krochê, giết Truphô, Măcgngvà toàn bộ cánh quân đi theo. Sau tấn công bức rút đồn Xrây Ktum; tháng 10/1922 tiêu diệt tên Balat LuNek của đồn đại lý ChlongPhlas và cánh quân tuần liễu đi theo tại Xray Lôvi; tháng 1/1931, ông trực tiếp chỉ huy trận phục kích giết tên Gati,đại lý hạt Xnul và là chỉ huy trưởng công trường làm đường 14 trên cao nguyên M’nông. Trận thắng này của ông đã thổi bùng lên phong trào chống Pháp khắp cao nguyên; từ cuối năm 1931 bọn cầm quyền chóp bu ở Đông Dương chủ trương dùng lực luợng tiêu diệt ông, đánh chiếm lại cao nguyên M’nông. Tháng 1/1933, ông tập kích đồn km 65 (đồn Gati), đồng thời phục kích giết chết, làm bị thương nhiều lính và chỉ huy; cũng trong năm 1933 này ông bắt liên lạc với người Xtiêng ở khu vực Bà Rá.Cho đến tháng 10/1933 thì nổ ra vụ người Xtiêng ở khu vực này nổi lên giết tên Môre -đại lý Bà Rá;tháng 1/1934 ông tập trung lực lượng đánh mạnh lần đầu tiên vào đồn đại lý Lơ Rôlăng.Do có sự liên lạc và vận động của ông từ trước, ngày hôm sau cũng nổ ra một trận đánh phối hợp lớn của người M’nông và Xtiêng vào đồn Bu Koh ở khu vực Bà Rá;tháng 3/1935 ông tập kích hai lần nữa vào đồn Lơ Rôlăng.Riêng trận ngày 5 đã giết và làm bị thương nhiều lính và chỉ huy Pháp; vì đồn Lơ Rôlăngbị ông uy hiếp mạnh nên liên tiếp bọn cầm quyền chóp bu ở Đông Dương quyết định thay tướng tá và tăng quân để tiêu diệt ông bằng được, nhằm chấm dứt cuộc kháng chiến trên cao nguyên. Tháng 4/1935 ông trả lời chúng bằng hai trận đánh liên tiếp vào đồn Gati.Trong trận đánh đêm 29, quân Pháp bị uy hiếp rất mạnh, nhưng không ngờ đây là trận đánh cuối cùng ông được đánh địch trong thế đối mặt, chủ động tiến công. Trong 20 ngày đầu tháng 5, quân Pháp một mặt dùng tổng lực khoanh vùng càn quét, lùng sục ông; mặt khác dùng kế gian mua chuộc bọn phản bội làm chỉ điểm để bắt ông. Vì vậy, cuối cùng ông đã ngã xuống giữa vòng vây dày đặc của địch, sau khi đã bắn hết những viên đạn cuối cùng của mình vào đầu giặc. Ông mất rồi nhưng phong trào chống Pháp ở đây vẫn tiếp tục diễn ra.

Như thế cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của ông hầu hết gắn liền với dân tộc M’nông và phong trào đấu tranh chống Pháp trên cao nguyên M’nông Việt Nam . Bơ Trang Lơng, người anh hùng dân tộc là niềm tự hào lớn của người M’nông.

Tinh thần chiến đấu ngoan cường, anh dũng của Bơ Trang Lơng và nghĩa quân là xuất phát từ lòng thiết tha yêu buôn rẫy, yêu cuộc sống độc lập tự do, yêu dân tộc của mình. Tình cảm ấy một khi bị đụng chạm với chính sách bạo tàn của thực dân Pháp thì được nhân lên thành sức mạnh gấp bội để chiến thắng quân thù.

Ngoài ra, thắng lợi của phong trào Bơ Trang Lơng còn là tài nghệ chỉ huy chiến đấu của Bơ Trang Lơng. Ông cùng các thủ lĩnh, bạn chiến đấu của ông đã tìm ra được những hình thức và phương pháp chiến đấu thích hợp, linh hoạt đạt hiệu quả chiến đấu cao, đó là chiến thuật đánh du kích, lợi dụng địa thế, địa hình với phương châm “lấy ít địch nhiều”. Có thể nói, không có tài nghệ đánh du kích của Bơ Trang Lơng thì không có các chiến thắng oanh liệt vang lừng và cũng không có phong trào chống Pháp bền bỉ, liên tục, lâu dài của dân tộc M’nông mà ngày nay chúng ta gọi là phong trào Bơ Trang Lơng. Bơ Trang Lơng rất xứng đáng với danh hiệu anh hùng dân tộc mà ông được phong tặng trong lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng Bu Nơr – Bu Mêrađược Nhà nước tổ chức tại Hà Nội ngày 1/12/1964.

Cho đến nay, gần 70 năm đã trôi qua kể từ khi phong trào Bơ Trang Lơng kết thúc, ý nghĩa của nó không những tiếp tục phát huy mạnh mẽ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà sau năm 1975, ngọn lửa truyền thống Bơ Trang Lơng ấy cũng tiếp tục rực cháy trong sự nghiệp xây dựng đất nước và cuộc chiến tranh chống bọn phản động nước ngoài để bảo vệ an ninh trên quê hương các dân tộc Tây Nguyên.

Nguồn: Tạp chí Văn hiến Việt Nam , số tháng 6/2005

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.