Bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi và một số biện pháp khắc phục
1. Tình hình chung của các vườn cây có múi (CCM) ở Vĩnh Long
Tỉnh Vĩnh Long hiện có trên 42.000 ha diện tích đất trồng cây lâu năm, trong đó diện tích trồng cây có múi (CCM) chiếm khoảng 32%, được trồng tập trung ở các huyện Tam Bình, Trà Ôn, Bình Minh và rãi rác ở các huyện còn lại.
Trong những năm gần đây, Cây ăn trái nói chung và CCM nói riêng đang được bà con nông dân trồng nhiều và cho được hiệu quả kinh tế khá cao. Tuy nhiên, ngoại trừ một số ít nông dân có được kinh nghiệm và nắm bắt được một số thông tin khoa học kỹ thuật, có biện pháp canh tác khá tốt nên đã mang lại hiệu quả cao, còn lại phần lớn nông dân mới lập vườn trồng các loại cây ăn trái trong một vài năm nên kinh nghiệm lẫn thực tiễn còn thiếu đã làm cho tình hình sinh trưởng của một số vườn CCM trong tỉnh hiện đang có chiều hướng xấu đi, đặc biệt dịch bệnh vàng lá đang bộc phát mạnh trở lại nên nó đã và đang gây nhiều thiệt hại cho các vườn CCM (phổ biến nhất là bệnh vàng lá thối rễ), làm ảnh hưởng đến thu nhập của bà con nông dân trong tỉnh, trong đó đáng kể nhất là trên các vườn cây cam Sành của 2 huyện Trà Ôn và Tam Bình.
Bệnh vàng lá trên CCM có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong khi đó, một số nông dân chưa biết nhận dạng và phân biệt từng tác nhân cụ thể, đặc biệt là các biện pháp về kỹ thuật canh tác chưa phù hợp nên đã làm cho hiệu quả canh tác loại cây này đang bị ảnh hưởng không tốt. Hơn nữa việc CCM đã có tên thương hiệu và từng bước hội nhập vào thị trường thế giới, đòi hỏi cần phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng trong khi hiện trạng của nhiều vườn CCM của nông dân đang có xu hướng xấu dần do những nguyên nhân sau đây: - Vườn thấp lại không có bờ bao ngăn lũ; - Nông dân sử dụng nguồn giống không tốt, thường là giống trôi nổi không đảm bảo chất lượng; - Kỹ thật canh tác áp dụng chưa phù hợp: • Mật độ trồng quá dầy (1-1,5 mét); • Khâu vệ sinh vườn và xén tỉa cành thực hiện chưa được tốt; • Chỉ bón phân hóa học, rất ít bón phân chuồng hoặc phân hữu cơ; • Các vườn cây lâu năm bị thiếu Ca và Mg nghiêm trọng do bị rữa trôi; • Nông dân khai thác quá triệt để bằng các biện pháp xử lý ra hoa mùa nghịch như xiết nước kết hợp với bồi bùn làm rễ cây bị suy yếu.
- Một số nông dân chưa xác định được tác nhân gây hại chính nên khâu phòng trị không đạt hiệu quả.
2. Tác nhân gây bệnh vàng lá thối rễ:Bệnh vàng lá thối rễ còn được gọi là bệnh vàng lá rụng lá hoặc bệnh vàng lá chết nhanh, là một trong những loại bệnh rất phổ biến và quan trong trên cây có múi ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. Bệnh này do nấm Fusarium solanigây ra và thường xảy ra cho các vườn trồng từ 7 năm trở lên hoặc vườn mới lập trên đất líp cũ đã lên liếp lâu năm. Đất trên liếp lâu năm thường bị suy thoái dần, nên vôi (Ca) và Ma-nhê (Mg) bị rữa trôi một cách trầm trọng. Đất trở nên chua, có pH đất thường dưới 5. Điều kiện này vừa tác động làm suy yếu cây trồng vừa là môi trường thuận lợi cho nấm Fusarium solanicó sẳn trong đất phát triển và gây hại. Bên cạnh đó, điều kiện này còn làm giảm sự hoạt động của các vi sinh vật có ích.
Bệnh này thường xảy ra vào cuối mùa mưa đầu mùa nắng và làm chết hàng loạt CCM (đặc biệt là đối với cây cam quít). Nguyên nhân sâu xa của bệnh này là tình trạng yếm khí lâu dài của đất vào các tháng cuối mùa mưa, do đất có thành phần sét cao, nên mao quản nhỏ, giữ nước lâu và khó rút nước nên đất ở trong tình trạng thiếu Oxi gần như xuyên suốt trong các tháng cuối mùa mưa. Rễ cây phải hô hấp trong điều kiện yếm khí thường sản sinh ra nhiều polyphenol. Chất này làm cho tế bào của các rễ non bị chết đi. Những nơi có tế bào của rễ bị chết sẽ là nơi xâm nhiễm của nấm Fusarium solani(nấm này khó xâm nhiễm khi rễ còn lành lặn). Trong quá trình phát triển bên trong rễ cây đã bị nấm xâm nhập vào, nấm Fusarium solanitiết ra các chất độc làm cho mạch mộc của rễ và thân cây mất tính trương nước và xẹp lại, ngăn cản sự dẫn nước và muối khoáng (nhựa nguyên) lên cung cấp cho lá. Lá thiếu nước nên héo rũ và sẽ rụng do tác động của chất độc từ nấm sinh ra. Như vậy, chính điều kiện đất thiếu thoáng khí vào các tháng cuối mùa mưa là nguyên nhân chính của bệnh thối rễ chết cây gây hại cho CCM tại các tỉnh ĐBSCL. (Triệu chứng thối rễ chết cây ở các tỉnh miền Đông hoặc cao nguyên thường do nấm Phythopthoraspp. gây ra, có đi kèm triệu chứng thối và bong vỏ cổ rễ cây bị bệnh).
3. Triệu chứng
Cây mới phát bệnh thì lá vẫn bình thường nhưng gân lá có màu vàng trắng, phiến lá ngã màu vàng cam và sau đó rụng đi khi có gió hoặc lúc ta lắc nhẹ cây (thường biểu hiện rõ nhất vào mùa nắng). Các lá già rụng trước sau đó đến các lá non bên trên. Nhìn vào cây thấy gốc trơ trọi chỉ còn lại những lá đọt. Thường lúc đầu chỉ có vài nhánh biểu hiện vàng lá rụng lá, nhưng sau đó toàn cây sẽ bị rụng lá. Các lá trên thường nhỏ và ngắn lại, hoa trái dễ bị rụng, trái có vị chua và cây chết dần. Nếu đào rễ lên sẽ thấy phía cành bị rụng lá có rễ bị thúi, vỏ rễ bị tuột khỏi phần gỗ, gổ bị sọc nâu lan dần vào trong các rễ lớn. Bệnh nặng thì các rễ đều bị thối và cây sẽ chết.
4. Biện pháp đối phó:Bệnh này rất khó có thể trị được vì khi cây đã rụng lá thì không có thuốc gì cứu vãn nổi mà chỉ có thể phòng ngừa bằng các cách sau đây: Thiết kế vườn cao ráo, thoát nước tốt và có bờ bao ngăn lũ. Chỉ nên thiết kế liếp trồng cây thành 2 hàng là thích hợp nhất;‚ Cần bón phân chuồng hay phân hữu cơ cho cây trước khi trồng và bón bổ sung thêm hàng năm (từ 1-3 thúng/cây/năm). ƒ Bón vôi cho liếp hàng năm (từ 200-400 kg/ha/năm).„ Cung cấp thêm Mg bằng cách bón MgSO 4hoặc phun lên cây (từ 50-100 g MgSO 4/cây). … Hạn chế biện pháp xiết nước khi xử lý ra hoa, khi cần có thể sử dụng các loại hóa chất. † Có thể trộn tro trấu hoặc mạc cưa với phân lân và phân kali để giúp rễ cây phát triển mạnh, tăng sức đề kháng của rễ cũng giảm thiệt hại của bệnh. ‡ Sử dụng nấm Trichodermatrộn với phân chuồng hoặc tro trấu cũng có thể phòng ngừa hiệu quả được bệnh này. ˆ Ngoài ra, cần chú ý phòng trừ các loài tuyến trùng, mối và rệp sáp trong đất bằng cách sử dụng các loại thuốc trừ sâu như Basudin 10 H, Regent 0.3 G hay Nokaph 10 H để rải vào gốc chung với phân chuồng hoặc phân hữu cơ hàng năm.
Nguồn: Bản tin Nông nghiệp và Nông thôn Vĩnh Long (số 45, tháng 06/2005)