Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 02/03/2006 23:32 (GMT+7)

Bệnh sốt đái đỏ ở bò

Cách lây lan và cơ chế gây bệnh

Ve Boophilus microplus là ký chủ trung gian đóng vai trò chủ yếu truyền bệnh lê dạng trùng cho bò ở nước ta. Lê dạng trùng có vòng đời gồm hai giai đoạn.

Giai đoạn ký sinh trong vật chủ: Sinh sản theo phương thức vô tính, từ một lê dạng trùng trưởng thành mọc nhánh thành hai lê dạng trùng và sinh sản liên tục như vậy trong hồng cầu của bò.

Giai đoạn sinh sản hữu tính: Phát triển trong ký chủ trung gian là ve. Ve hút máu bò mắc bệnh lê dạng trùng, le dạng trùng vào dạ dày, ruột của ve phát triển thành tế bào cái và tế bào đực, sau đó hai tế bào này hợp với nhau thành hợp tử. Hợp tử phát triển đến một giai đoạn nhất định sẽ lên tuyến nước bọt của ve và truyền mầm bệnh sang bò khoẻ khi chúng hút máu. Mặt khác, trứng ve nở thành ấu trùng, ấu trùng phát triển, bào tử lên tuyến nước bọt và truyền mầm bệnh sang bò khoẻ.

Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích

Triệu chứng

Các giống bò ngoại mới nhập nội thường mắc bệnh ở thể cấp tính. Đầu tiên, bò ăn ít, dáng vẻ mệt mỏi khoảng trên 10 ngày. Sau đó, sốt cao 41 - 42°C, sốt liên tục hàng tuần. Phân táo, có chất nhầy lẫn máu, giai đoạn sau có thể ỉa chảy lẫn máu. Bò nhai lại kém, chảy nhiều nước dãi. Các niêm mạc tụ máu thành màu đỏ. Khi bệnh phát được 2 - 3 ngày, bò đái ra huyết sắc tố, ban đầu màu vàng, sau vàng thẫm và đỏ dần cuối cùng đỏ thẫm. Niêm mạc mắt, da, miệng, âm đạo… hoàng đản, nhợt nhạt. Đến giai đoạn này, tim đập nhanh, mạnh, bò thở gấp do thiếu hồng cầu để tiếp nhận oxy, máu loãng làm con vật bần huyết nặng, ngạt thở và chết.

Thể mạn tính: Các triệu trứng lâm sàng giống thể cấp tính nhưng nhẹ hơn. Bò thường biểu hiện thiếu máu, gầy yếu, giảm sản lượng sữa. Một số bò chửa có thể sảy thai.

Bệnh tích

Niêm mạc nhợt nhạt, lớp mỡ dưới da vàng, cơ tái nhạt, ứ nước. Xoang bụng, ngực chứa nước vàng nhạt. Máu loãng khó đông. Bao tim xuất huyết, tim sưng to, chín nhũn. Gan tụ máu sưng to, túi mật sưng rất to, mật đặc dính. Lách sưng to nhũn như bò. Bọng đái thường chứa đầy nước tiểu vàng thẫm hay đỏ thẫm.

Điều trị: Phải kết hợp cả ba phương pháp

Có nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị Babesia, nhưng hiện nay ũng có nhiều loại không được sản xuất nữa. Trong các loại thuốc hiện có thì Diminazene aceturate được dùng rộng rãi hơn cả để điều trị bệnh lê dạng trùng. Việc điều trị bệnh lê dạng trùng phải kết hợp với thuốc chữa triệu chứng, trợ tim, hô hấp, giảm sốt và thải độc mới đạt hiệu quả như mong muốn. Mặt khác, phải diệt ve ngăn không cho ve truyền thêm bào tử lê dạng trùng vào máu bò bệnh.

Thuốc Diminazene aceturate: 3,5 - 5 mg/kg thể trọng, pha với nước theo tỷ lệ 10%, tiêm tĩnh mạch. Dùng liều thứ 2 sau liều thứ nhất 5 ngày. Sau 20 ngày nếu vẫn còn dấu hiệu lâm sàng thì tiêm liều 3 như liều ban đầu.

Phòng bệnh

- Định kỳ kiểm tra máu đàn bò sữa ở nơi có bệnh lưu hành để phát hiện và điều trị kịp thời.

- Dùng thuốc Diminazene aceturate tiêm phòng nhiễm cho đàn bò ở nơi thường xảy ra bệnh lê dạng trùng.

- Định kỳ diệt ký chủ trung gian là ve bằng một trong các loại thuốc như: Amitraz, Cypermethrin, Spinosad…

- Nuôi dưỡng chăm sóc tốt đàn bò sữa để nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật.

Nguồn: Khoa học và Đời sống, số 99 (1817) 12/ 12/2005, tr 10

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.