Bệnh Liên cầu khuẩn lợn (Streptococcus suis)
1. Tình hình trên thế giới
- Streptococcus suis được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới, những nơi chăn nuôi lợn.
- Người nhiễm đầu tiên được phát hiện vào năm 1960 và số lượng bệnh nhân nhiễm ngày càng tăng. Điều này phản ánh sự tăng lên phạm vi gây bệnh của Liên cầu khuẩn lợn hoặc tăng sự chẩn đoán đúng của các bác sĩ.
- Các trường hợp người mắc bệnh đã được thông báo ở các nước trên thế giới (17 nước): Hà Lan, Đan Mạch, Đức, Bỉ, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Úc, Hungari, Hồng Kông, Croatia, Nhật, Singapore, Đài Loan, New Zealand, Argentina, Trung Quốc.
- Trên thế giới đã phát hiện khoảng 490 ca bệnh Liên cầu khuẩn lợn ở người, trong đó tỷ lệ tử vong là 17,5%.
- Dịch bệnh Liên cầu khuẩn lợn đã xảy ra ở Trung Quốc từ 22/7/2005, đến ngày 5/8/2005 Bộ y tế Trung Quốc cho biết không có thêm ca bệnh mới nào đựơc báo cáo. Trong vụ dịch này có 215 ca ở người, trong đó có 39 ca tử vong (chiếm tỷ lệ 18,1%). Theo thống kê có 80% những người bị bệnh là nam giới, là những người giết mổ lợn bị bệnh hoặc chế biến và bán thịt. Hơn 40% các trường hợp tuổi từ 5060 (những người có sức đề kháng kém).
2. Tình hình tại Việt Nam
-Theo ông Nguyễn Đức Hiền, Viện trưởng Viện các bệnh nhiệt đới và truyền nhiễm quốc gia cho biết “Từ đầu năm 2007 đến nay có 22 bệnh nhân mắc bệnh Liên cầu khuẩn lợn điều trị tại viện này, 2 người trong số này đã tử vong. Đây là một loại bệnh mới xác định được ở Việt Nam từ năm 2003, trong vài năm qua chỉ có khoảng 10 bệnh nhân vào viện chúng tôi. Kể từ đầu năm 2007 đến nay số người mắc bệnh có dấu hiệu tăng mạnh. Ở phía Nam cũng có khoảng 20 bệnh nhân mắc Liên cầu khuẩn lợn”.
-Hiện tại Viện các bệnh nhiệt đới và truyền nhiễm trung ương, các tỉnh có người mắc bệnh Liên cầu khuẩn lợn chủ yếu đến từ các tỉnh phía Bắc (10 tỉnh): Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây, Bắc Ninh, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Ninh Bình, NamĐịnh, Sơn La.
-Chính vì số lượng bệnh nhân có dấu hiệu tăng mạnh, 22 bệnh nhân và 2 trong số đó đã tử vong. Ngày 18/7/2007 các phương tiện truyền thông đã bắt đầu đưa tin về bệnh Liên cầu khuẩn lợn, cụ thể trên báo điện tử Việt Nam Net có tiêu đề “Đề phòng bệnh nhiễm trùng huyết do nhiễm Liên cầu khuẩn lợn”.Ngày 23/7/2007 2 bệnh nhân nghi nhiễm Liên cầu khuẩn lợn ở Huế, ngày 24/7/2007 bệnh nhân nhiễm Liên cầu khuẩn lợn đầu tiên ở Quảng Ninh đăng báo.
3. Streptococcus suis
![]() |
Streptococcus suis |
Liên cầu khuẩn lợn chủ yếu sống ở các loài lợn đã thuần hoá, nhưng đôi khi cũng tìm thấy ở các loài lợn rừng, ngựa, chó, mèo và chim.
Vị trí cư trú của Liên cầu khuẩn lợn là ở đường hô hấp trên đặc biệt là ở mũi, ở đường tiêu hoá và sinh dục của lợn. Hiện có 2 týp Liên cầu khuẩn lợn, týp 1 hay gây dịch bệnh lẻ tẻ ở các đàn lợn dưới 8 tuần tuổi, týp 2 gây bệnh ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Cả 2 týp này đều cư trú ở amidal. Lợn trưởng thành có nguy cơ nhiễm cao nhất.
Các điều kiện để liên cầu khuẩn phát triển ở lợn: điều kiện chuồng trại kém, nhiễm phân, rác ở chuồng trại, không có thông khí, lợn được chăn nuôi tập trung, điều kiện chăm sóc kém.
Khả năng gây dịch: Bệnh này sẽ khó lây lan mạnh như các bệnh do vi rút vì tác nhân gây bệnh là vi khuẩn. Vi khuẩn dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát khuẩn và tẩy rửa nên sẽ dễ dập dịch hơn và bệnh có thể điều trị hiệu quả bằng kháng sinh.
Khả năng gây bệnh: liên cầu khuẩn luôn có mặt trong môi trường nhưng không gây bệnh, hoặc chỉ gây các bệnh viêm nhiễm không thành dịch như viêm họng, nhiễm trùng mủ, nhiễm trùng phổi. Nếu đi vào máu, vi khuẩn này có thể gây nhiễm trùng huyết nặng và tử vong. Tỷ lệ mang S.suis không triệu chứng trong một đàn lợn khoảng 60%100%. Có nghĩa là cứ 100 con lợn mang S.suis thì chỉ có 40 con biểu hiện bệnh. Những người bị suy giảm
Thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ vài giờ đến 3 ngày.
Lý giải dịch hiện nay: Theo TS. Nguyễn Tiến Dũng trưởng bộ môn siêu vi trùng, Viện Thú y – cho biết lợn bị PRRS (Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản, dân gian gọi là bệnh tai xanh)không khác gì người bị nhiễm HIV, virus PRRS “đánh” thẳng vào tế bào “đại thực bào”, khiến con vật không thể chống lại các loại bệnh. Kết hợp với thông tin từ Cục Thú y, theo TS. Tô Long Thành – Phó Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương cho biết: “rõ ràng có sự liên quan giữa dịch ‘tai xanh’ và bệnh Liên cầu khuẩn lợn, hầu hết các địa phương có lợn bị nhiễm bệnh tai xanh đều có bệnh nhân nhiễm bệnh”.Điều này có thể nghĩ rằng “60% số lợn đã bị nhiễm liên cầu khuẩn nhưng không biểu hiện bệnh, đến khi bị bệnh tai xanh thì liên cầu khuẩn có cơ hội phát triển và gây bệnh Liên cầu khuẩn lợn”
Phát hiện Liên cầu khuẩn lợn: Lợn và người bị nhiễm liên cầu khuẩn thường chỉ được phát hiện bằng các phương pháp xét nghiệm khá phức tạp.
4. Đường lây
-
![]() |
Bệnh nhân của Liên cầu khuẩn lợn |
-Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do lợn khoẻ hít thở không khí có mầm bệnh, do tiếp xúc giữa lợn ốm và lợn khoẻ, do lợn ăn phải thức ăn và nước uống có mầm bệnh.
-Điều cần đặc biệt quan tâm là bệnh liên cầu khuẩn có thể lây truyền từ lợn ốm sang người và ngược lại. Hiện nay chưa có bằng chứng nào về việc bệnh liên cầu khuẩn có thể lây trực tiếp từ người sang người.
-Vi khuẩn xâm nhập cơ thể người nếu có sự tiếp xúc với lợn, thịt lợn nhiễm bệnh chưa nấu chín kỹ. Khuẩn liên cầu đi vào người qua các vết thương hở trên da hoặc niêm mạc mũi, miệng.
-Một con đường lây lan khác cũng rất hay gặp là thông qua ruồi, ruồi có thể bay từ trang trại nọ sang trang trại kia và mang theo các tác nhân gây bệnh khác nhau bao gồm cả S.suis.
5. Triệu chứng
-Trên lợn có thể có các biểu hiện sau: da lợn có thể có các màng đỏ, sần, các hạch lympho bị sưng, sung huyết, bao khớp dày lên, khớp bị sưng và có dịch, màng não và não có thể bị tổn thương dạng phù nề, dịch não tuỷ đục, phổi bị tổn thương với nhiều dạng khác nhau như đông đặc, có mủ, viêm phế quản, viêm phổi. Như vậy người dân có thể nhận biết lợn bị bệnh liên cầu qua triệu chứng: da đỏ, khi mổ lợn nội tạng cũng rất đỏ.
-Người mắc Liên cầu khuẩn lợn nếu nhẹ là viêm màng não đơn thuần, còn nặng thì nhiễm khuẩn huyết cấp tính, suy đa phủ tạng, suy hô hấp…
-Các triệu chứng thường gặp là: sốt cao, đau nhức bắp thịt, đau họng, xuất huyết toàn thân, trụy mạch, suy nội tạng, có thể rối loạn đông máu nặng và hôn mê.
-Hội chứng sốc nhiễm độc có thể xảy ra đối với bệnh nhân nhiễm Liên cầu khuẩn lợn, gây tổn thương nghiêm trọng các cơ quan nội tạng trong cơ thể như gan, thận, hệ tuần hoàn, ảnh hưởng rất xấu tới việc cứu sống bệnh nhân. Hội chứng sốc nhiễm độc chỉ có thể điều trị được với kháng sinh và trong điều kiện chăm sóc đặc biệt.
6. Phòng tránh lây nhiễm Liên cầu khuẩn lợn
Chủ trại chăn nuôi:
![]() |
Tiêm ngừa cho lợn |
-Khi có dịch liên cầu khuẩn xảy ra thì phải xử lý đúng như xử lý một ổ dịch truyền nhiễm: Cách ly lợn ốm để điều trị, lợn ốm chết phải chôn, đổ thuốc sát trùng hoặc tiêu huỷ, chuồng trại và môi trường chăn nuôi phải phun thuôc sát trùng, để trống chuồng 2 tuần mới nuôi lợn trở lại.
Người tiêu dùng:
-Nên tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề vì đó chắc chắn là lợn bệnh.
-Nấu chín thịt lợn là điều rất quan trọng, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo thịt lợn phải được nấu chín và đun ở nhiệt độ 70 0C trở lên hoặc đến khi nước thịt trong không còn màu hồng.
-Nên chọn mua thịt đã qua kiểm định của cơ quan thú y.
-Không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn trong thời gian có dịch.
-Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn sống hoặc tái
-Phải rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc với thịt lợn.
-Dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín.
-Giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ và rửa tay sau khi chế biến thịt lợn
Người giết mổ, vận chuyển
-Không giết mổ, vận chuyển lợn bệnh.
-Lợn chết không dùng để ăn hoặc làm thức ăn cho loài khác, phải tiêu huỷ đúng cách.
-Đeo các phương tiện bảo hộ khi giết mổ, đảm bảo rằng tất cả các vết xây xước ở da được bịt kín.
-Giữ nơi giết mổ được sạch sẽ và phải cách ly với nơi chế biến.
-Bỏ trang bị bảo hộ và rửa sạch những nơi tiếp xúc sau khi giết mổ.
Các cơ quan chức năng
-Trong tình hình dịch nghiêm trọng, nên cấm hoàn toàn việc di chuyển và giết mổ lợn.
-Tập trung, tăng cường bảo vệ và phòng bệnh cho những đối tượng có nguy cơ cao nhất như người giết mổ, vận chuyển, buôn bán, cán bộ thú y, chủ trang trại.
-Đối với vùng có lợn bệnh cần theo dõi, phát hiện sớm lợn bệnh, cách ly và điều trị kịp thời cho đến khi khỏi hẳn bệnh mới cho nhập đàn.
-Cần nghiên cứu sản xuất vaccine phòng chống bệnh Liên cầu khuẩn lợn
-Khi xuất nhập lợn qua biên giới phải thực hiện nghiêm ngặt công tác kiểm dịch để không đưa mầm bệnh từ nước ngoài vào và ngược lại.
-Tăng cường giám sát các trường hợp bị bệnh nghi nhiễm Liên cầu khuẩn lợn, đặc biệt là những đối tượng có tiếp xúc gần với lợn bị bệnh như người chăn nuôi, giết mổ và buôn bán lợn.
-Các bệnh viện, phòng khám đa khoa và cơ sở khám chữa bệnh cần lưu ý phát hiện sớm các trường hợp có biểu hiện lâm sàng nhiễm trùng và có tiếp xúc gần với lợn bị bệnh, chẩn đoán và điều trị kịp thời nhằm giảm tỷ lệ tử vong do biến chứng gây ra.
-Tăng cường giám sát bệnh trên lợn, có biện pháp xử lý triệt để nguồn lợn bị bệnh, tránh lây lan sang người.
-Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin truyền thông để người dân biết cách phòng tránh lây nhiễm Liên cầu khuẩn lợn.
7. Thách thức phòng tránh lây nhiễm Liên cầu khuẩn lợn
-Việc phòng ngừa và kiểm soát các đàn lợn bị viêm màng não do S.suis týp 2 có ý nghĩa rất quan trọng. Việc ngăn ngừa sự lây lan từ cá thể khoẻ mạnh mang S.suis sang cho đàn lợn là không khả thi vì các cá thể có thể mang vi khuẩn thể không triệu chứng. Cho tới nay chưa có một phương pháp xét nghiệm nào đủ độ nhạy và độ đặc hiệu để phát hiện các cá thể mang S.suis.
-Việc kiểm soát và ngăn chặn lây nhiễm qua ruồi là rất khó khăn.
-Khả năng đột biến của các chủng không hoặc ít độc lực thành các chủng có độc lực hoặc độc lực cao là có thể xảy ra. Một khi đàn lợn bị nhiễm các chủng S.suis có độc lực thì nguy cơ bùng phát dịch là rất lớn.
-Cho tới nay, đã có vaccine sản xuất từ vi khuẩn bị làm chết, vi khuẩn còn sống giảm độc lực, vaccine điều chế từ protein của vi khuẩn. Tuy nhiên hiệu quả của vaccine này không ổn định và vẫn chưa được chứng minh cụ thể.
-Hiện tại lợn bệnh và người bệnh không thể phát hiện bằng mắt thường, tất cả ca bệnh đều phải qua các xét nghiệm phức tạp nên dự đoán số người mắc bệnh Liên cầu khuẩn lợn sẽ còn gia tăng.
-Bên cạnh những khó khăn trong phòng tránh bệnh Liên cầu khuẩn lợn, còn có một số yếu tố thuận lợi của bệnh Liên cầu khuẩn lợn đó là: bệnh này sẽ khó lây lan mạnh như các bệnh do virus vì tác nhân gây bệnh là vi khuẩn nên sẽ dễ dập dịch hơn và điều trị hiệu quả bằng kháng sinh. Môi trường đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền bệnh của vi khuẩn, và vi khuẩn này dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát khuẩn và tẩy rửa.
8. Điều trị
Hiện nay việc điều trị ở bệnh nhân được áp dụng liên tục các biện pháp hồi sức tích cực nên chi phí điều trị khá cao, riêng tiền thuốc để điều trị cho bệnh nhân nhiễm Liên cầu khuẩn lợn có thể tới 1 triệu đồng/ngày, tiền lọc máu khoảng chục triệu/ngày.
Khả năng cứu chữa căn bệnh này phụ thuộc nhiều vào thời gian vào viện điều trị sớm hay muộn.
Các triệu chứng khi mắc bệnh rất giống với các bệnh nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ … Do vậy tại các tuyến cơ sở, bệnh này khó được phát hiện và điều trị không đúng cách dẫn đến tử vong. Hiện nay các bệnh nhân được chuyển đến viện thường rất muộn, sau 810 ngày mắc bệnh, nên việc chữa trị rất khó khăn.