Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 03/07/2007 22:34 (GMT+7)

Bay bổng và thực tiễn

Nhà chọn tạo giống và nhà thơ

Tôi nhớ vào khoảng năm 1978, ngày ấy Vũ Tuyên Hoàng sau khi bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ khoa học Nông nghiệp ở Liên Xô về nước, nhậm chức Viện trưởng Viện cây lương thực và cây thực phẩm, thay thế cố Bác sỹ nông học Lương Định Của. Tôi cùng một số nhà văn, nhà thơ, họa sĩ vốn là “bạn văn” của Vũ Tuyên Hoàng xuống thăm Viện; thực ra là đi dự “Hội nghị đầu bờ” do Viện tổ chức để các cán bộ KHKT và nông dân trao đổi về kinh nghiệm xây dựng cánh đồng lúa cao sản 5-10 tấn/ha. Nhìn Vũ Tuyên Hoàng lội ruộng dẻo dai như nông dân và cách ông quan sát ruộng lúa chín, đếm bông, xem dảnh, có thể ước lượng khá chính xác năng suất của ruộng lúa, mấy anh em thật sự khâm phục. Nếu bạn là “dân” di truyền, chọn giống hẳn bạn biết rõ quá trình tổ hợp gen và phân ly của các dòng lúa lai tạo qua các thế hệ biến hóa tinh tế, phong phú biết dường nào. Vậy mà chỉ cần quan sát các tính trạng thể hiện trên những cá thể ở các ô ruộng thí nghiệm, bằng cách nắm vững các quy luật biến đổi trong chuỗi ngẫu nhiên, ông có khả năng cảm nhận, nắm bắt một cách nhạy bén, để chớp được những dòng có triển vọng theo những mẫu hình đã đặt ra. Vũ Tuyên Hoàng là nhà chọn tạo giống đầy tài năng. Tôi đã có dịp được xem cuốn sổ tay ghi chép kết quả thực nghiệm của ông - rất tỉ mỷ, chính xác, những con số biết nói khác với những vần thơ, bức họa mà ông thường sáng tác trong những lúc cảm hứng.

Xóm nhỏ. Tranh: Vũ Tuyên Hoàng
Xóm nhỏ. Tranh: Vũ Tuyên Hoàng
Có lần tôi hỏi ý kiến ông về cách dịch một bài thơ ngũ ngôn - bài “Xuân hiểu” (Buổi sớm mùa xuân) của Mạnh Hạo Nhiên, một nhà thơ nổi tiếng thời Thịnh Đường. Bài thơ ngũ ngôn gồm 20 từ ấy vừanhiều tầng ý nghĩa, vừa diễn tả tinh tế sự vận động của ý thức, đã khiến một học giả người Pháp - ông Gil Delannoi bối rối khi dịch mặc dù ông đã dành hàng chục năm nghiên cứu Hán ngữ và thơ Đường.Không ngờ vừa nghe xong nguyên bản, Vũ Tuyên Hoàng ứng tác dịch ngay ra thơ Việt, và sau đó đã có dịp đăng bản dịch này trên tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống. Vũ Tuyên Hoàng đã dùng óc tưởng tượng trongvăn học nghệ thuật làm đôi cánh cho tư duy khoa học sáng tạo của mình.

Từ công trình chuyển vụ lúa đến giả thuyết về hai hệ thống gen trong cây lúa

Sau khi tối nghiệp Đại học Nông nghiệp từ nước Ngoài năm 1960 trở về nước, Vũ Tuyên Hoàng giảng dạy tại Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Ngày ấy ông còn chưa phân biệt được các giống lúa chiêm, lúa mùa. Vậy mà sau khi thâm nhập thực tế, Vũ Tuyên Hoàng đã sớm đặt ra câu hỏi: Vì sao các giống lúa mùa thường cho năng suất cao hơn lúa chiêm? Có thể chuyển được một số giống lúa mùa năng suất cao sang vụ chiêm để tăng năng suất vụ chiêm ?

Trong khi nghiên cứu tìm câu trả lời, Vũ Tuyên Hoàng đụng đến một vấn đề rất khó nhưng đầy thú vị, đó là phản ứng đối với độ dài ngày (phản ứng quang chu kỳ) của các giống lúa là khác nhau. “Chiêm cập cợi, mùa đợi nhau” - trong vụ chiêm, tuỳ theo thời gian gieo cấy, các trà lúa làm đòng và chín rải rác; song trong vụ mùa các giống lúa thường tập trung chín vào tháng 10 âm lịch ngày ngắn - “tháng mười chưa cười đã tối”.

Công trình nghiên cứu do Vũ Tuyên Hoàng tiến hành từ 1961 đến 1965 đã sử dụng 120 giống lúa khác nhau về phản ứng đối với quang chu kỳ và nhiệt độ. Kết quả cho thấy, chỉ có những giống ngắn ngày nhạy cảm với nhiệt độ mới có thể trồng được vào vụ chiêm, gieo hạt khoảng từ 15/11 đến 01/12. Công trình này đã góp phần đặt cơ sở khoa học cho việc lần đầu tiên hình thành vụ lúa đông xuân ở phía Bắc nước ta. Sau khi giống IR.8 và một số giống khác nhạy cảm với nhiệt độ được nhập nội từ Viện Lúa quốc tế (IRRI) cùng với các cơ quan nghiên cứu nông nghiệp Việt Nam (trong đó có Viện cây lương thực và cây thực phẩm) chọn tạo ra, miền Bắc đã nổi lên phong trào làm lúa vụ đông xuân cao sản, áp dụng thời vụ gieo và kỹ thuật trồng trọt như Vũ Tuyên Hoàng đã nghiên cứu.

Trong dư luận cũng như trên báo chí lâu nay người ta thường chỉ nói đến vai trò của Khoán 10 dẫn đến sự kiện Việt Nam từ một nước thiếu lương thực trở thành một quốc gia bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai thế giới. Tuy nhiên, thực tế là Khoán 10 kết hợp với việc thực hiện Chương trình Khoa học kỹ thuật Nhà nước về cây lương thực đã tiến hành 10 năm trước đó, đưa vào sản xuất các giống lúa năng suất cao và kỹ thuật thâm canh, mới có thể đạt kết quả. Qua thành công này, dư luận thế giới đã đánh giá rất cao khoa học kỹ thuật Việt Nam về trồng lúa. Được biết, Chương trình Khoa học Kỹ thuật Nhà nước về cây lương thực do GS.Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng làm chủ nhiệm 18 năm, đã tập hợp 43 cơ quan trong cả nước với sự tham gia của mấy ngàn cán bộ khoa học.

Biển Sầm Sơn. Tranh: Vũ Tuyên Hoàng
Biển Sầm Sơn. Tranh: Vũ Tuyên Hoàng
Các công trình nghiên cứu khoa học của Vũ Tuyên Hoàng đã tiến hành gây tạo các dòng lúa đột biến bằng tia gamma và các tác nhân hóa lý khác để xem xét sự biến đổi của các dòng lúa đối vớiquang chu kỳ và nhiệt độ. Qua đó tác giả đã xây dựng Giả thuyết về 2 hệ thống gen trong sinh trưởng, phát dục của cây lúa trên quan điểm sinh học phân tử, được đánh giá cao trong bảo vệ luận án tiếnsĩ, đồng thời được báo cáo tại Hội nghị thực vật học quốc tế, Lêningrad, Liên Xô - 1977, sau này công trình được báo cáo tại Hội nghị di truyền học quốc tế lần thứ 15 - New Delhi, Ấn Độ, tháng12/1983; tại Hội nghị quốc tế ở Viện lúa quốc tế. Đặc biệt, từ năm 1986 Viện nghiên cứu Lúa Liên Xô đã dùng giả thuyết này làm một cơ sở khoa học cho quy trình thâm canh tăng năng suất lúa vùngKrasnodar trên diện tích 200.000ha, đạt kết quả tốt.

Các công trình khoa học kỹ thuật của ông trải rộng trên nhiều đề tài, lĩnh vực trong sinh học - nông nghiệp, từ nghiên cứu di truyền sinh học phân tử đến gây tạo giống, từ các giống cây lương thực thực phẩm đến các giống cây rau quả, từ các giống lúa thâm canh cao sản đến các giống lúa gạo chất lượng cao, giàu protein, từ các giống chịu hạn đến các giống chịu úng … thậm chí ngoài giống cây trồng ông còn có công trình lai tạo giống vịt mới. Công trình nào cũng đầy sáng tạo và mang lại hiệu quả kinh tế.

Khả năng tập hợp và sức hút đối với tri thức

GS.Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng có sự hiểu biết sâu rộng trong cả các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội nhân văn, lại mang chất nghệ sĩ mà coi trọng những sáng tạo và các phẩm giá tinh thần. Dưới cái vẻ bề ngoài thư sinh bình dị (có phần hơi xềnh xoàng) là một con người tư duy bay bổng sắc sảo, giàu trí tưởng tượng nhưng lại hướng tới thực tiễn một cách kiên trì, dẻo dai. Có lẽ vì tin tưởng vào chân lý và năng lực thực chất của mỗi người nên ông ít chú ý tô điểm hình thức, thường giải quyết công việc một cách có tình có lý. Đó là bản lĩnh của một vị lãnh đạo Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, người tập hợp và phát huy đội ngũ trí thức khoa học công nghệ trong và ngoài nước của Việt Nam trên bước đường đổi mới và hội nhập.

Nay tuy bận công tác của Liên hiệp hội Việt Nam , ông vẫn tiếp tục nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng và là cố vấn khoa học của Viện cây lương thực và cây thực phẩm.

Chúc mừng Giáo sư Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng về những thành tựu đáng tự hào, lần này lại vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì.

GIÁO SƯ VIỆN SĨ VŨ TUYÊN HOÀNG

Các mốc thời gian trong hoạt động khoa học và xã hội


Tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp Hoa Nam , Trung Quốc: 1960.

Tiến sĩ Sinh học Liên Xô: 1973.

Tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp Liên Xô: 1977.

Giáo sư : 1983.

Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô: 1988 – 1991.

Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Liên bang Nga: 1991.

Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học thế giới đang phát triển TWAS: 1993.

Viện sĩ, Người sáng lập Viện Hàn lâm Khoa học các nước Đông Nam Á: 2005.

Cán bộ giảng dạy Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội: 1961 – 1968.

Viện trưởng Viện cây lương thực và cây thực phẩm: 1978 – 1999.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp kiêm Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp: 1989 – 1993.

Uỷ Viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng: 1982 – 2001 các khoá V, VI, VII, VIII.

Đại biểu Quốc Hội khoá VIII, khoá XI, khóa XII.

Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam từ 1986.

Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam khoá IV (1999 - 2004), khoá V (2004 - 2009).

Phó chủ tịch Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam; Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản: Từ 1988 tới nay.

Chủ nhiệm Chương trình Khoa học kỹ thuật Nhà nước về Cây lương thực: 1978 - 1995.

Giải thưởng Lúa Thế giới: 1998.

Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ: 2000.

CÔNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TIÊU BIỂU

Chuyển một số giống lúa mùa trồng vụ chiêm sang vụ Đông Xuân, tạo ra cơ sở khoa học kỹ thuật cho vụ lúa Đông Xuân mới ở phía Bắc Việt Nam (1961 – 1966).

Từ 1978 tới nay đã có hơn 50 công trình được công nhận cấp Quốc gia, bao gồm: các giống lúa mới thâm canh (Xuân số 2, NN 75 – 6, …); các giống lúa chịu hạn (CH5, CH133, …); các giống lúa chịu ngập úng đầu tiên trên thế giới (U14, U17,…); các giống lúa thâm canh có hàm lượng protein trong gạo cao (10,5 – 11%) đầu tiên trên thế giới, như P4, P6…; các giống khoai lang mới (Số 8, KB1, …); quy trình kỹ thuật trồng khoai tây bằng hạt được xây dựng lần đầu tiên trên thế giới; chọn tạo các giống rau quả mới bằng phương pháp sử dụng ưu thế lai: dưa chuột, cà chua, các giống táo mới như H12, H32, Má hồng, Đào vàng, Đào muộn, … mở ra mùa vụ táo mới ở nước ta; tạo giống Ổi trắng Số 1; lai tạo giống vịt mới Bạch tuyết. Ngoài ra còn xây dựng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, gieo thẳng lúa ở phía Bắc Việt Nam ; thâm canh lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Đã cho xuất bản 200 Công trình Khoa học Kỹ thuật trên các báo chí; xuất bản nhiều tuyển tập, sách về Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp.

Cùng với hoạt động sáng tạo khoa học kỹ thuật, ông còn có những sáng tác văn học nghệ thuật mang bản sắc riêng.

Các tác phẩm văn học nghệ thuật:20 tập thơ in chung; in riêng tập thơ Thời gian(2001). Sáng tác khoảng 400 bài tản văn đăng trên tạp chí Thế giới mớitừ 1996 - 2004. Đã xuất bản tập 1 Tản mạn đường dài(2003) và sẽ in tiếp 3 tập tản văn nữa.

Vẽ tranh chân dung, phong cảnh đăng tải trên một số tạp chí, tham gia một số triển lãm Mỹ thuật.

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã có bức thư viết tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.