Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 27/09/2005 14:23 (GMT+7)

Bão: Không thể chống...?

Các nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu khí quyển quốc gia Hoa Kỳ cho rằng con người sẽ không thể cải biến được các cơn bão và đó mãi chỉ là mơ ước. Nhà khí tượng thuỷ văn Matthew Kelsch cho rằng cải biến các cơn bão cũng giống như di chuyển xe hơi bằng một sợi rơm. Mọi phương tiện chúng ta sử dụng để tác động vào bão chẳng thấm gì so với năng lượng của chúng.


Khi Tổng thống Eisenhower còn cầm quyền, chương trình cải biến bão mang tên Dự án Stormfury được đưa ra sau khi một số bão lớn tàn phá vùng bờ biển phía Đông nước Mỹ vào giữa thập kỷ 50, khiến gần 800 người chết và gây thiệt hại nhiều tỷ đôla. Bắt đầu từ năm 1961, các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành thử nghiệm đối với bão Esther: dùng máy bay rải tinh thể bạc iodua


Các chuyên gia cũng đã thử tạo thêm mây đối với các cơn bão vào năm 1963, 1969 và 1971, ngoài khơi Đại Tây Dương, rất xa đất liền. Tinh thể bạc iodua hoạt động như lõi băng. Khi được thả vào các đám mây ngay bên ngoài thành mắt bão, một quầng mây mới có thể hình thành quanh lõi băng nhân tạo này, làm thay đổi hình thái mưa, tạo ra một thành mắt bão mới. Thành mắt bão mới sẽ phá vỡ thành mắt bão cũ, làm cơn bão quay chậm hơn và ít nguy hiểm hơn. Dường như một số thí nghiệm đã thành công, chẳng hạn cơn bão  Debbie năm 1969 được rắc tinh thể bạc iodua trong 4 ngày và kết quả cho thấy cường độ bão giảm 30%.


Tuy nhiên, các nhà khoa học biết rằng việc rải các tinh thể bạc iodua là không đáng tin cậy. Theo họ, các cơn bão tự phát triển và tan rã, hoặc hình thành những bức tường mây mới gọi là ""vòng tròn thành mắt bão đồng tâm"". Do vậy, không thể biết chính xác cường độ bão giảm có phải là do sự can thiệp của con người hay không. Dự án Stormfury bị dừng lại vào những năm 1980 sau khi đã được đầu tư hàng trăm triệu đôla.

Một số phương pháp khác để cải biến bão bao gồm làm mát các vùng biển nhiệt đới bằng nhiều tảng băng, rải hoá chất hoặc màng mỏng lên mặt đại dương để hạn chế bão làm biển bốc hơi nhiệt. Một đề xuất khác là dùng vũ khí hạt nhân để phá huỷ bão. Theo các nhà nghiên cứu, các cơn bão sẽ vô hiệu hoá những biện pháp như vậy bởi chúng khổng lồ và cực mạnh, chẳng hạn bão Rita có chu vi khoảng 5.600km và đường kính 560km. Theo Trung tâm nghiên cứu khí quyển quốc gia Mỹ, năng lượng nhiệt mà một cơn bão giải phóng tương đương với 50-200 nghìn tỷ watt hoặc tương đương năng lượng mà một quả bom hạt nhân 10mega tấn phát nổ 20 phút/lần.


Nguồn: vnn.vn   23/9/2005

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Tiền Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Trọng tham dự hội nghị.
Gia Lai: Liên hiệp hội tổng kết năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Ayun H’But, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể của tỉnh.