Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 17/07/2006 13:47 (GMT+7)

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý – Công cụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn

Nước mắm “Phú Quốc”, chè shan tuyết “Mộc Châu”, cà phê “Ban Mê Thuật”, bưởi “Đoan Hùng”, rượu “Bourdeux”, xì gà “La Havana”... là những ví dụ về tên gọi nổi tiếng thường làm chúng ta liên tưởng đến những sản phẩm tự nhiên, có chất lượng cao ở Việt Nam và trên thế giới. Một đặc điểm chung của tất cả các tên gọi này là ý nghĩa về mặt địa lý của chúng, tức là chức năng chỉ dẫn một khu vực, thành phố, huyện, tỉnh… Những ví dụ trên cho chúng ta thấy rằng, chỉ dẫn địa lý có thể nổi tiếng và vì thế có thể là tài sản thương mại có giá trị. Chính vì vậy các chỉ dẫn địa lý này thường bị giả mạo, dẫn tới nhu cầu cần phải được bảo hộ.

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý có hiệu quả tạo lợi ích kinh tế cho tất cả các mắt xích tham gia vào quy trình sản xuất, lưu thông, tiêu dùng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Đặc biệt, việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Ý nghĩa của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý tạo công cụ pháp lý để nhà sản xuất chống lại các hành vi giả mạo chỉ dẫn địa lý. Từ đó, nhà sản xuất có thể gia tăng giá trị cho sản phẩm của mình. Một khi người tiêu dùng biết chắc chắn hàng hoá mình định mua là đặc sản thực sự được bảo đảm về nguồn gốc, họ sẵn sàng trả giá cao cho sản phẩm đó. Tuy nhiên, để có được điều đó cũng đòi hỏi bản thân các nhà sản xuất phải tự hoàn thiện và bảo đảm quy trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm để có thể đưa ra thị trường các sản phẩm có chất lượng ổn định, có nguồn gốc rõ ràng.

Việc bảo hộ có hiệu quả đối với chỉ dẫn địa lý mang lại lợi ích lớn cho người tiêu dùng. Họ sẽ mua được những sản phẩm có nguồn gốc đáng tin cậy và có chất lượng bảo đảm. Những yêu cầu đối với việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý làm cho thông tin về xuất xứ và chất lượng của sản phẩm được bảo đảm, người tiêu dùng có thể truy ra nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Một yếu tố nữa không kém phần quan trọng, đó là văn hoá gắn liền với chỉ dẫn địa lý. Khi người tiêu dùng sử dụng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, có thể coi đó là một trong những hành vi hưởng thụ văn hoá truyền thống, bởi những tinh hoa về kỹ nghệ của con người, các yếu tố địa lý tự nhiên của một vùng đất nào đó đã được tích tụ vào sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.

Một vấn đề lớn đối với các vùng nông thôn là di dân. Kinh tế nông thôn không phát triển tất yếu dẫn đến sự di dân tới các vùng thành thị, nơi có nhiều cơ hội phát triển hơn. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý có thể góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn gắn liền với chỉ dẫn địa lý đó. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý tạo cơ hội gia tăng giá trị cho sản phẩm, tạo công ăn việc làm cho nhiều người ở vùng có chỉ dẫn địa lý. Những hoạt động kinh tế gián tiếp liên quan đến chỉ dẫn địa lý cũng có thể mang lại những lợi ích lớn cho khu vực. Ngành du lịch tại các khu vực sản xuất chè mang chỉ dẫn địa lý ở Ấn Độ hoặc Xri Lanka, các vùng sản xuất rượu ở Pháp hay giăm bông ở Italia là những ví dụ điển hình.

Tại sao việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý của chúng ta còn hạn chế?

Như vậy có thể thấy rằng, có nhiều động lực thúc đẩy việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Thế nhưng, tại sao số lượng chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được đăng ký bảo hộ lại khiêm tốn như vậy và hơn nữa, đối với những chỉ dẫn địa lý đã đăng ký bảo hộ thì hiệu quả của việc bảo hộ cũng chưa cao. Nguyên nhân là do: Thứ nhất, nhận thức về vai trò, ý nghĩa của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý của các chủ thể có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cũng như các cơ quan quản lý nhà nước, nơi có chỉ dẫn địa lý, chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, niềm tin vào hiệu quả mà việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý mang lại cũng chưa cao do trên thực tế, các hành vi giả mạo chỉ dẫn địa lý chưa bị ngăn chặn một cách có hiệu quả. Thứ hai, khó khăn trong việc hoàn thiện hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý và cơ chế quản lý chỉ dẫn địa lý. Một trong những yêu cầu của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý là phải tìm ra mối liên hệ giữa điều kiện địa lý tự nhiên với tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng, uy tín của sản phẩm. Công việc này đòi hỏi chi phí tốn kém về thời gian và tài chính, đặc biệt một số yếu tố của sản phẩm phải được đánh giá bằng kết quả phân tích ở các phòng thí nghiệm. Cơ chế quản lý chỉ dẫn địa lý cũng là một vấn đề lớn khó giải quyết. Làm sao để hài hoà được lợi ích của các chủ thể cùng tham gia sản xuất, kinh doanh sản phẩm là bài toán không dễ giải trong bối cảnh hầu hết các chủ thể này là các hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp nhỏ.

Giải pháp tăng cường bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Để tạo bước đột phá trong bảo hộ chỉ dẫn địa lý, cần phải có sự nỗ lực của cả các cơ quan nhà nước cũng như của các chủ thể có quyền và lợi ích gắn liền với chỉ dẫn địa lý.

Nhà nước phải tạo cơ chế hỗ trợ việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Điều đó không có nghĩa là Nhà nước sẽ làm thay cho doanh nghiệp hoặc người dân trong các công việc về lập hồ sơ đăng ký hay quản lý việc khai thác, bảo vệ chỉ dẫn địa lý. Thay vì làm như vậy, Nhà nước sẽ đầu tư nghiên cứu để xây dựng những mô hình chuẩn cho việc thiết lập hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý cũng như mô hình quản lý sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Ngay cả các chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký, việc hoàn thiện cơ chế quản lý sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tương ứng cũng là yếu tố then chốt để bảo đảm việc bảo hộ thực sự có hiệu quả.

Nhà nước cũng cần có cơ chế thông thoáng để tạo điều kiện và khuyến khích thành lập các hiệp hội ngành nghề sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Kinh nghiệm cho thấy, quản lý chỉ dẫn địa lý thông qua các hiệp hội là phương thức có hiệu quả nhất, bởi đó chính là tổ chức đại diện cho quyền lợi của những người sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý do chính họ thành lập ra và quản lý.

Nhà nước cũng phải bảo đảm việc bảo vệ có hiệu quả quyền đối với chỉ dẫn địa lý bằng các công cụ pháp luật. Các hành vi giả mạo chỉ dẫn địa lý phải được ngăn chặn và xử lý kịp thời. Chỉ khi làm được như vậy thì những hoạt động trên của Nhà nước mới có ý nghĩa.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước các cấp cần phải tiến hành tuyên truyền, phổ biến cho người dân về những lợi ích của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý, quyền lợi và trách nhiệm của họ trong việc bảo vệ một loại tài sản thuộc sở hữu nhà nước mà họ là người được uỷ quyền khai thác và quản lý.

Các hiệp hội ngành nghề phải thể hiện đầy đủ vai trò là người đại diện cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh để họ có thể khai thác chỉ dẫn địa lý một cách hiệu quả nhất. Cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của hiệp hội phải bảo đảm mục tiêu quản lý có hiệu quả chỉ dẫn địa lý thay vì việc tạo ra một thể chế là gánh nặng cho những người có quyền sử dụng đối tượng này. Các nước châu Âu đã rất thành công trong mô hình hiệp hội ngành nghề và chúng ta có thể học tập những kinh nghiệm quý báu đó, nhưng cần phải phù hợp. Các hiệp hội cũng phải có những động thái chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo vệ chống lại các hành vi giả mạo chỉ dẫn địa lý.

Các chủ thể có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý phải hiểu rõ được những lợi ích và tham gia tích cực, đầy đủ vào việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý có mang lại hiệu quả thực sự hay không phụ thuộc chủ yếu vào những người trực tiếp sử dụng chỉ dẫn địa lý đó. Hiện nay, các chủ thể sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý hoạt động theo kiểu “mạnh ai nấy chạy”, không quan tâm tới sự phát triển chung, không có sự đồng thuận của tất cả những cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, dẫn đến việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý không có được hiệu quả như mong muốn. Tất nhiên, sự đồng thuận đó cần phải được thông qua một cơ chế tập thể, đó chính là các hiệp hội. Điều cốt yếu nhất mà các chủ thể có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cần phải hiểu là: Đây là tài sản có giá trị, phải được quản lý và khai thác có hiệu quả để phục vụ trước hết cho lợi ích của chính mình.

Nguồn: tchdkh.org.vn, 06/2006

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.