Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 19/08/2005 14:16 (GMT+7)

Bản lĩnh Việt Nam

Nếu các vị ấy tìm hiểu thêm tại sao là Việt Nam chớ không phải nước nào khác bị xâm lược nhiều lần, bị đô hộ dài ngày như thế, thì khó trả lời đấy. Câu trả lời ít bị tranh cãi nhất là, phải chăng vì tạo hoá vô trị đặt để Việt Nam nhỏ yếu mà trù phú bên cạnh ông Khổng lồ và ở trên ngã ba đường thông thương quốc tế bắc, nam, đông, tây. Ởvị thế địa lý ấy, Việt Nam khác nào miếng thịt ngon phới trước mồm hổ đói, tránh đâu khỏi bị xâu xé, bị dẫm đạp. Trong cảnh ngộ đó, Việt Nam hoặc phải bị nghiền nát như tương, hoặc phải trở nên rắn như thép.

Quyết không chịu nghiền nát như tương, mà quyết làm tất cả để trở nên rắn như thép, đó là bản lĩnh Việt Nam . Bản lĩnh này không phải dân tộc Việt Nam sinh ra đã có, mà được hình thành trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Lâu nay, khách thập phương đến Việt Nam, trò chuyện và đọc sách đều nghe thấy hết sức phổ biến những châm ngôn nói lên đặc điểm chính của bản lĩnh Việt Nam : "Tự lực tự cường", "lấy yếu đánh mạnh", "lấy ít địch nhiều", "lấy chí nhân thay cường bạo".

Chúng ta hãy chịu khó trở về với một ít đoạn lịch sử Việt Namđể xem bản lĩnh Việt Nam hình thành và phát huy tác dụng như thế nào.

Nhắc lại danh xưng xưa nhất của Việt Nam là Văn Lang; nước Văn Lang hình thành độ thế kỷ XVII (tr.CN) từ sự thống nhất 15 bộ Lạc Việt dưới quyền vua Hùng. Cạnh Văn Lang có bộ lạc Âu Việt. Do phải chung sức chống quân Tần uy hiếp, Âu Lạc và Lạc Việt hợp nhất thành nước Âu Lạc. Âu Lạc tồn tại 50 năm từ 257 (tr.CN) đến 208 (tr.CN) thì bị quân Triều Đà nước Nam Việt đánh chiếm. Triệu Đà là người Hán, NamViệt là thần thuộc của Bắc quốc Tần, Há. Âu Lạc bị Bắc quốc đô hộ mãi cho đến năm 938 mới giành được độc lập. Như vậy Âu Lạc bị đô hộ suốt 1.200 năm.

Bây giờ người Việt Nam hoặc có đọc, hoặc không đọc "Tây du ký" đều biết chuyện Tôn Ngộ Không bị Phật Bà Quan Âm bắt nạt, dằn đè dưới Ngũ Hành Sơn 500 năm mới được Phật Bà mở Ngũ Hành Sơn, cho theo phò Đường Tăng Tam Tạng đi thỉnh kinh ở Đông Đô. Nhưng Việt Nam ngày nay ít ai biết dân tộc mình làm sao chịu nổi 1.200 năm đô hộ của Bắc quốc Hán, Đường, không diệt mất, chẳng những không diệt mất mà còn tự mình vùng lên lật đổ "Ngũ Hành Sơn", lật đổ Bắc quốc, đạt một chiến thắng hiếm có ở bất kỳ nơi nào trong thời cổ đại. Trong thời gian hơn ngàn năm đó, Âu Lạc có thể bị chia cắt thành nhiều châu, quận, và Bắc quốc có thể chuyển tay qua nhiều triều đại, song tất cả các triều đại đều thực thi ở Âu Lạc một chính sách lớn như nhau, ấy là chinh phục và đồng hoá.

Đông Á là vùng địa cầu có cư dân sớm. Ở trung tâm, trên lưu vực sông Hoàng Hà, dân tộc Hán sớm lập nghiệp, văn hoá cao hơn các dân tộc nhỏ bốn chúng quanh. Các dân tộc nhỏ, văn hoá thấp hơn, bị người Hán khinh miệt là "Nam Man", "Đông Di", "Bắc Địch", "Tây Nhung". Có một số lần Di, Địch, Nhung cả gan xâm nhập nước Hán, nhưng thường nhất là Hán bung ra đánh chiếm bốn chung quanh. Trong khi đô hộ, thực dân phong kiến Hán để nhiều công sức đồng hoá, Hán hoá các dân tộc bị trị. Đồng hoá là đặc sắc nổi bật của thực dân phong kiến Hán; ở đó họ đã thành công về cơ bản. Thất bại của họ ở Âu Lạc là một trong vài ngoại lệ. Sách giáo khoa Trung Quốc " Trung Quốc lịch sử giản biên"của Phạm Văn Lan ca ngợi sự thành công của chính sách Hán, như sau:

"Dân tộc Hoa và các dân tộc khác nhau trong nội bộ Trung Quốc và ở bốn chung quanh có văn hoá khác nhau nên thường xảy ra chiến tranh. Kết quả cuộc đấu tranh, văn hoá Hán được mở rộng, Trung Quốc cũng được mở rộng. Đến cuối đời Đông Chu, phàm các dân tộc tiếp thu văn hoá Hoa Hán và đại thể đã hoà hợp thành một dân tộc Hoa".

"Đã hoà hợp thành một dân tộc Hoa?". Nếu vậy thì không có Man, Di, Địch, Nhung nữa hay sao ? Đúng là phần lớn không còn. Nhưng ít ra cũng còn một, ấy là Lạc Việt Nam Man. Lạc Việt, đứng trước tai hoạ "đồng hoá", không chịu di dời đi xứ lạ mà cứ "bám đất, bám làng". Ở "Nam Man", Bắc quốc thực thi chính sách đồng hoá thuận lợi hơn "Bắc Địch", "Tây Nhung", vì miền Bắc, miền Tây là những đồng cỏ sa mạc, còn Âu Lạc, Giao Châu là đồng ruộng phì nhiêu. Cho nên đông đảo người Hán xuống Nam hơn là lên Bắc, sang Tây. Người Hán di cư xuống Nam sống thoải mái chung chạ với người Việt, đời này đến đời kia, thế kỷ này đến thế kỷ nọ, trời tha đất dung, suốt bao năm như thế thì tự nhiên dòng máu Hán - Việt sao khỏi pha trộn. Nhưng lạ thay, mà cũng là tự nhiên thôi, rốt cuộc rồi lịch sử không chứng kiến sự đồng hoá, sự Hán hoá mà ghi nhận thực tế ngược lại: Việt hoá mạnh hơn Hán hoá. Hán hoá yếu hơn Việt hoá hoàn toàn không phải vì chính quyền đô hộ thờ ơ mà vì xóm làng Việt, cộng đồng Việt tỏ ra ưu điểm trong đối nhân xử thế làm cho người nước ngoài cảm phục, thuận tình. Điển hình Việt hoá được cả Nam sứ và Bắc sứ nhắc nhở nhiều hơn hết là anh hùng Lý Bí đã lập nên nước Vạn Xuân độc lập. Lý Bí là cháu bảy đời của một người Tây Hán lánh nạn sang Giao Châu. Dân tộc Việt được bảo toàn. Quê ông cha, tổ tiên vẫn do dân tộc Việt cấy cày !

Để thực thi chính sách đồng hoá, Bắc quốc nắm cả hai ưu thế lớn, một là dân số đông, hai là văn hoá cao. Văn hoá Hao Hạ cao hơn nhiều văn hoá Việt. Dạy Nho giáo, dạy chữ Hán, dạy văn hoá Hán thì chắc ăn một cách êm ái, một cách "ban ân". Người Việt lại là một dân tộc chưa có chữ của mình. Các nhà cầm quyền đô hộ sớm lập nhiều trường học. Người Hán di cư mà học thức cao cũng kiếm sống bằng trường học. Dân Việt chẳng những học ở Giao Châu mà còn sang học tận kinh đô Bắc quốc. Bằng cách đó, Bắc quốc đã đào tạo không ít người Việt làm viên chức, nhưng làm sao tránh khỏi nhiều người Việt học giỏi, đỗ cao; mà về nước tham gia đấu tranh giải phóng là Tinh Thiều, cánh tay phải của Lý Nam Đế nước Vạn Xuân. Người đời sau nhận xét:

"Dù với động cơ mục đích như thế nào, sự ra đời trường lớp dạy Nho ở Giao Châu, đã dần hình thành một tầng lớp trí thức người Việt"

Người Việt học chữ Hán mà đọc bằng tiếng Hán Việt. Người Việt học chữ Hán mà dựa vào chữ Hán để sáng tạo ra chữ Nôm của riêng mình. Nhờ chữ Hán, nhờ học Nho, tiếng Việt được phong phú thêm nhiều, rất nhiều, mà bản sắc dân tộc Việt thì không mất.

Trong hơn ngàn năm dưới ách đô hộ, người Việt của nước Văn Lang, Âu Lạc không quên rằng mình nói tiếng Việt, mình không phải là người Hán; người Việt có quá đủ thời giờ để thấy rằng muốn được thoát khỏi ách ngựa trâu, phải cần đánh đổ ngoại bang. Ý thức đó sớm đến, cho nên trong suốt thời Bắc thuộc, ở Âu Lạc, Giao Châu, đã nổ ra không biết bao nhiêu cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ, thành hay bại, xem như không bao giờ dứt; khởi nghĩa như một lò lửa sưởi ấm mãi ý chí quật cường. Cuộc khởi nghĩa lớn đầu tiên là khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) thắng lợi , dựng triều đình Trưng Vương. Cuộc khởi nghĩa lớn nhất, thành công, là khởi nghĩa Lý Bí (năm 542) lập nước Vạn Xuân; Lý Nam Đế băng hà thì Triệu Quang Phục tiếp nối (năm 548). Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 728) cũng là một cuộc khởi nghĩa lớn. Mai dấy binh ở Âu Lạc, biết liên kết với Lâm ấp, Chân Lạp. Mai được quân dân Việt tôn phong Hoàng đế. Nhà Đường phải đem 10 vạn quân mới thắng nổi Mai Hắc Đế. Cuộc khởi nghĩa cuối cùng là Dương Đình Nghệ nổi lên tự chủ ở Hồng Châu, chấm dứt ngàn năm Bắc quốc đô hộ bằng trận toàn thắng của Ngô Quyền tiêu diệt quân Nam Hán trên sông Bạch Đăng (năm 938), Văn Lang, Âu Lạc khôi phục, từ đây là nước Đại Việt.

Vào thế kỷ thứ XIII, mới được giải phóng chưa được bao lâu, thì dân tộc Việt phải đương đầu với Nguyên, nước lớn mạnh nhất thế giới khi ấy. Rồi, vào thế kỷ XX, dân tộc Việt Nam lại phải đương đầu với Mỹ, cũng là nước lớn mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Mà, kỳ diệu thay cả hai lần, dân tộc Việt Nam đều thắng ! Nơi nào, thời nào cũng có như thế ? Khó cắt nghĩa vì sao lịch sử nhân loại trút đổ lên lưng một nước nhỏ muôn trùng tai hoạ chiến tranh như thế ? "May" mà tai hoạ ấy cũng là những vòng nguyệt quế được lịch sử nhân loại trao tặng cho một dân tộc không khi nào háo chiến mà luôn có bản lĩnh cao cường, dám đánh dám thắng cả hai đại quốc mạnh nhất toàn cầu.

Nhà nước Mông hình thành vào thế kỷ XIII, đứng đầu là Thiết Mộc Chân. Năm 1211, Thiết Mộc Chân đánh chiếm Trung Đô (Bắc Kinh) của nhà Tống, năm 1216 đánh chiếm Tân Cương; năm 1211 đánh chiếm Capcadơ và vào nước Nga; năm 1228, đánh chiếm Bắc Tống, đồng thời đánh chiếm Đông Nga rồi ào sang Trung Âu, đến tận thành Vơnidơ (Ý) làm cho Giáo hoàng La Mã kinh hồn; năm 1258, tràn vào Lưỡng Hà chiếm kinh đô Bát Đa thiên cổ; cũng năm ấy, quân Mông Cổ đánh chiếm Nam Tống. Toàn bộ nhà Tống sụp đổ, vua tôi Tống chạy ra biển, rồi ôm nhau nhảy xuống biển. Nước nguyên thành lập.

Nguyên buộc triều đình Trần phải để họ vào Đại Việt để sang chiếm Nam Á. Thì Đại Việt phải tính sao bây giờ ? Kháng cự ? Tống kia còn thua, hà huống chi Việt ? Để họ vào là mất nước, không cho họ vào, họ cũng cứ vào! Vua Trần Nhân Tông thăm dò ý kiến quần thần. Hỏi tướng lĩnh, Trần Hưng Đạo tâu: "Đâu tôi chưa rơi, hoàng thượng đừng lo". Hỏi các bô lão thì Hội nghị Diên Hồng nhất trí: Đánh! Hỏi quân đội thì Hội nghị Bình Than một lòng: Đánh ! Quân và dân sắp ra trận đều xâm chữ "Sát Thát" trên vai. Đại Việt dám đánh ! Đại Việt cũng biết thắng. Can đảm đi song đôi với tài trí. Quân Nguyên tiến đánh Đại Việt đến ba lần, cả ba đều thất bại. Cả ba đều thất bại thì còn đổ thừa cho "may rủi" sao được nữa ? Thất bại lần thứ nhất năm 1257, lần thứ hai năm 1285, lần thứ ba năm 1286. Bão táp sa mạc từ đồng cỏ tràn tới mé sông Hồng, sông Thái Bình thì vô hiệu.

Ai dè 700 năm sau bão cát Nguyên - Mông, lại nổi lên bão biển Mỹ, dữ dội gấp mấy lần nhưng rồi cũng phải tan biến dưới chân dải Trường Sơn. Không phải tan biến sau mấy tháng mà sau 20 năm bom đạn (1954-1975). Vài con số, nếu cần: Mỹ huy động ra chiến trường Việt Nam 1.500.000 quân Mỹ và chư hầu; huy động 50% không quân chiến lược, 32% không quân chiến thuật; Mỹ ném xuống Việt Nam 47 triệu tấn bom, gấp ba lần số bom Mỹ ném trong chiến tranh Triều Tiên; mà cứ phải chịu thất bại, chịu rút hết quân, chịu công nhận nước Việt Nam độc lập thống nhất.

Do đâu Mỹ thất bại ? Hẳn không phải chịu thiếu tiền, thiếu súng, thiếu quân. Chắc rồi ngày nào đó sẽ có một hội thảo quốc tế về "Chiến tranh Việt Nam" của Mỹ. Riêng Việt Nam thì mong rằng không có một cuộc chống xâm lăng nào nữa để chứng minh thêm bản lĩnh dân tộc mình "Tự lực, tự cường", dám đánh, quyết thắng; lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều, lấy chí nhân thay cường bạo.

Nguồn:Văn hiến Việt Nam , số 8 (40), năm 2004, tr 5-7

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Tiền Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Trọng tham dự hội nghị.
Gia Lai: Liên hiệp hội tổng kết năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Ayun H’But, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể của tỉnh.
Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam
Ca khúc: “Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam”. Nhạc: Doãn Nguyên. Lời thơ Lê Cảnh Nhạc. Tập thể cán bộ, phóng viên Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển cùng Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển biểu diễn tại Hội thảo khoa học: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn”, ngày 26/12/2024, tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Phó Chủ tịch VUSTA được trao tặng danh hiệu Huân chương Lao động hạng 3
Chiều ngày 22/12/2024, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của cơ quan, Đảng bộ và các đoàn thể cơ quan. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
An Giang: Tổng kết nhiệm vụ năm 2024
Chiều ngày 30/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 6, khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027. Hội nghị tập trung đánh giá hoạt động năm 2024, thống nhất bổ sung hội viên mới và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.