Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 30/05/2007 00:30 (GMT+7)

Bác sĩ Nguyễn Văn Luyện và ngôi nhà lịch sử 65 Lý Thường Kiệt Hà Nội

Bác sĩ Nguyễn Văn Luyện được sinh ra trong gia đình nho giáo trung lưu tại Bắc Ninh ngày 30 tháng 4 năm 1898. Năm 1922, hai tư tuổi ông vào học trường Y Đông Dương Hà Nội, sau 4 năm học, với kết quả xuất sắc, ông được cấp học bổng sang học tiếp ở Pháp, hai năm sau ông hoàn thành luận án bác sĩ với đề tài: “ Nghiên cứu y học xã hội về tử vong của trẻ em tuổi đầu ” ( Etude médico-sociale de la mortalité des enfants du primiers age). Hiện nay luận văn này vẫn được lưu trữ tại Thư viện Khoa học Paris và Thư viện Quốc gia Hà Nội. Bản luận văn của vị bác sĩ đầu thế kỷ XX đã toát lên nỗi đau dân tộc cùng khổ, nơi rất nhiều trẻ em sinh ra đã không được chăm sóc đầy đủ, đúng cách nên bị tử vong. Trong luận văn, ngay những trang đầu có những dòng : “ cuộc đấu tranh để bảo vệ trẻ thơ đang diễn ra trên toàn thế giới là rất cam go gian khổ. Cứu những sinh mạng thực tế không chỉ là sự nghiệp cứu nước mà trước tiên còn là sự nghiệp liên kết nhân loại. Tại khắp nơi trên trái đất trẻ em chết quá nhiều và cái tang làm đau đớn một gia đình cũng là một tai hoạ cho Tổ quốc. Cuộc đấu tranh tiến hành bởi công luận sáng suốt và chính quyền chống lại cái hoạ tử vong cao sẽ không thể triển khai toàn diện nếu không có sự tham gia đầy đủ của quần chúng và tình thương tích cực của những tấm lòng từ thiện, Chính sự thúc đẩy của họ đã tạo nên động lực kỳ diệu cho những sự nghiệp vì trẻ em.

...ý nghĩ của tôi hướng về Tổ quốc, về đất nước An Nam*nơi mà tỷ lệ tử vong trẻ em cao khủng khiếp, nơi mà cuộc đấu tranh chống thảm hoạ này mới chỉ manh nha...ước vọng của chúng tôi là sau này sẽ được hiến dâng tất cả sức lực của mình để chống lại tai hoạ cướp đi sinh mạng và làm đau khổ các gia đình”.

Khi mới từ Paris hoa lệ về nước, bác sĩ Nguyễn Văn Luyện đã về những vùng miền xa xôi hẻo lánh như Lào Cai, Yên Bái, ...những nơi thiếu thốn, nghèo khổ và còn cả mê tín dị đoan mỗi khi có người bệnh, người mất. Đồng cảm với nỗi đau của bệnh nhân và người nhà, ông là bác sĩ tận tuỵ hiếm thấy, luôn làm yên tâm cho những bệnh nhân nghèo khổ, thiếu hiểu biết...

Sau thời gian làm việc nơi vùng sâu, vùng xa, ông hiểu rằng nếu chỉ chữa bệnh thôi chưa đủ, cần tuyên truyền rộng rãi cho từng người dân biết cách phòng tránh bệnh, cách tự chữa bệnh khi bệnh mới ở thời kỳ đơn giản để không gây hậu quả xấu khi chưa đến được bác sĩ...do vậy ông đã viết nhiều, rất nhiều bài báo để tuyên truyền khoa học cho nhân dân. Cuốn sách “ Sản dục Nam ” hướng dẫn cách chăm sóc bà mẹ và nuôi trẻ em. Đây là cuốn sách quốc ngữ đầu tiên dạy cho người dân những kiến thức khoa học cho bà mẹ và trẻ em. Cuốn sách ngay lập tức được đón nhận nồng nhiệt và thành cuốn sách nổi tiếng, được tái bản nhiều lần hàng chục năm sau. Về Hà Nội, mở bệnh viện tư và viết sách báo hướng dẫn nhân dân với nền dân trí thấp kém thêm phần hiểu biết về khoa học và ông đã tham gia kháng chiến ngay trước khi Cách mạng Tháng Tám thành công, tham gia Đảng Dân chủ Việt Nam và là Uỷ viên Ban chấp hành Đảng Dân chủ Việt Nam.

Cách mạng Tháng Tám thành công, ngay kỳ bầu cử Quốc hội khoá I ngày 6 tháng 1 năm 1946, ông trở thành một trong sáu vị đại biểu Quốc hội khoá I của Hà Nội. Sáu vị Đại biểu Quốc hội đầu tiên của Hà Nội là: Hồ Chí Minh, Trần Duy Hưng, Vũ Đình Hoè, Nguyễn Văn Luyện, Hoàng Văn Đức và Nguyễn Thị Thục Viên. Tại Quốc hội khoá I, ông là Uỷ viên Ban thường trực Quốc hội ( Ban thường trực Quốc hội gồm mười lăm thành viên, do cụ Bùi Bằng Đoàn làm trưởng ban).

Với tài năng và nhiệt huyết, ông được tín nhiệm cử làm thành viên phái đoàn tham gia hội nghị trù bị Đà Lạt từ tháng 12/4/1946 đến ngày 12/5/1946. Sau đó ông lại là thành viên của phái đoàn Chính phủ do ông Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn đi đàm phán tại Hội nghị Fontainebleu từ ngày 6 tháng 7 đến ngày 10 tháng 9 năm 1946. Cuộc đàm phán không thành, ông cùng phái đoàn về đến Cảng Hải Phòng ngày 20 tháng 10 năm 1946.

Vào những ngày cuối năm 1946, không khí chuẩn bị cho kháng chiến chống Pháp đã rất khẩn trương, ông cùng hai người con trai tham gia tự vệ thành Hà Nội. Trong không khí căng thẳng trước cuộc chiến, nhiều ý kiến góp ý với Bác sĩ nên đi sơ tán, nhưng bác sĩ đã quyết định ở lại chiến đấu bảo vệ Thủ đô.**

Trong hồi ký của mình, ông Nguyễn Xiển đã viết về đêm 19/12/1946: “... Đêm ấy giặc cũng cho quân đến vây bắt tôi tại nhà riêng ở phố Lý Thái Tổ bây giờ. Đồng chí bảo vệ nhà tôi đã bị chúng bắn chết. Bác sĩ Nguyễn Văn Luyện cũng bị giặc đến nhà vây bắt. Cha con ông đã kiên quyết chiến đấu và hy sinh anh dũng”.***

Những người bạn của bác sĩ Nguyễn Văn Luyện cũng có những người mất trong kháng chiến như hoạ sĩ Tô Ngọc Vân, cũng có những người nổi tiếng thành danh như kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện, nhà điêu khắc Vũ Văn Cẩn...thì ngày nay cũng đã không còn nữa. Những kỷ niệm về ông chỉ còn lưu ở ký ức của những người đã được nghe qua lời kể của bà Phùng Thị Thược ( vợ bác sĩ, liệt sĩ Nguyễn Văn Luyện): gia đình bác sĩ Luyện là cơ sở Cách mạng, chính bà đã nhiều lần sử dụng tiền của gia đình mua súng ủng hộ Việt Minh đánh Tây, đuổi Nhật. Gia đình bà đã từng được Bác Hồ đến thăm hỏi... Bác sĩ Nguyễn Tấn Gi Trọng cũng nói về ngôi nhà 65 phố Lý Thường Kiệt Hà Nội ( bây giờ là Đại sứ quán Cu Ba) được Bác sĩ Nguyễn Văn Luyện cho sử dụng là nơi làm việc của Ban soạn thảo Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, và cũng chính là nơi ông và hai người con trai của mình đã chiến đấu và hy sinh anh dũng trong đêm 19, rạng sáng ngày 20 tháng 12 năm 1946.

Vì độc lập tự do của Tổ quốc, ông cùng hai con trai đã hy sinh, trong chiến tranh, sự khó khăn của thời cuộc đã làm cho phần mộ của ông cùng hai con trai đến nay lưu lạc nơi đâu không ai biết. Khi mất ông mới 48 tuổi, đang độ chín của tài năng, từ bỏ vinh hoa phú quý, ông cùng con trai đã hiến dâng sinh mạng của mình cho Tổ quốc quyết sinh, Tổ quốc đã ghi công ơn Liệt sĩ ba cha con ông.

Tháng 12 năm 1953, Quốc hội họp tại chiến khu Việt Bắc. Các đại biểu đã dành thời gian để tưởng niệm các Đại biểu Quốc hội đã vì nước hy sinh: Thái Văn Lung (Gia Định), Huỳnh Bá Nhung ( Rạch Giá), Lê Thế Hiếu ( Quảng Trị), Nguyễn Văn Luyện ( Hà Nội), Nguyễn Văn Tố ( Nam Định).

Để ghi nhớ công lao của các đại biểu Quốc hội là liệt sĩ, nhiều địa phương đã đặt tên đường phố để vinh danh. Nên chăng Hà Nội cần dành một đường phố mang tên Nguyễn Văn Luyện, một trong sáu vị đại biểu Quốc hội khoá đầu tiên, là đại diện của Thủ đô. Chúng tôi, những người viết bài này gửi nguyện ước đến các cấp chính quyền Hà Nội, mong mỏi Hà Nội sớm có đường phố mang tên người bác sĩ, liệt sĩ Nguyễn Văn Luyện, một trong sáu đại biểu Quốc hội đầu tiên của Thủ đô.
----
*Theo cách gọi tên nước ta thời kỳ Pháp thuộc
**Theo bác sĩ Nguyễn Tấn Gi Trọng
*** Theo hồi ký của ông Nguyễn Xiển - đăng trên báo Sài Gòn giải phóng tháng 12/1946

Nguồn: Tạp chí Khoa học và Tổ quốc, số 03/2007

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.