Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 05/10/2007 23:24 (GMT+7)

Anh kỹ sư giàu sáng tạo đóng góp cho quê hương

Nguyên nhân nào khiến anh quyết định lập nghiệp nơi vùng sâu biên giới này ? - tôi hỏi. Anh cười thật rạng rỡ và nói:"Quảng Trị là một tỉnh nghèo, đặc biệt là vùng miền núi - nơi có phần đông bà con là người dân tộc Pa Cô và Vân Kiều sinh sống. Trong chiến tranh, đồng bào nơi đây tuyệt đối một lòng đi theo Đảng, theo Bác, đã lấy họ của mình là họ hồ - họ cuả Bác Hồ nên mình muốn đóng góp một cái gì đó cho bà con để họ bớt khổ. Suốt 5 năm qua mình đã cố gắng hết sức, sống chung cùng đồng bào, hướng dẫn bà con trồng sắn, liên tục nghiên cứu công nghệ, thiết bị trong dây chuyền sản xuất tinh bột sắn nhằm giảm tối đa chi phí sản xuất, từ đó mới có điều kiện để thu mua sắn cho bà con với giá cao hơn. Đến nay thì ước nguyện của mình đã dần hiện thực. Cứ mỗi lần nhìn nụ cười rạng rỡ của bà con khi nhận tiền bán sắn mà lòng mình cũng được vui lây. Năm 2006 - riêng 7 xã vùng lìa này đã bán cho Nhà máy hơn 35.000 tấn sắn củ tươi, bà con thu về được hơn 18 tỷ đồng,...”

Năm 2004, Công ty TNHH 1 thành viên thương mại Quảng Trịquyết định xây dựng Nhà máychế biến tinh bột sắn đầu tiên của tỉnh Quảng Trị. Nhà máy thuộc Công ty thương mại tổng hợp Quảng Trị, trên địa bàn xã Thuận, huyện Hướng Hoá, vốn làvùng 3C (vùng đặc biệt khó khăn) của đồng bào dân tộc ít người. Anh Hồ Xuân Hiếu được cử làm Quyền giám đốc Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá. Chiến lược sản xuất mà anh chọn là sản xuất gắn liền với phát triển vùng nguyên liệu, vừa tạo nhiều điều kiện cho bà con bán sắn tươi của các vụ trước cho nhà máy, vừa giúp vốn để bà con mua và trồng hom giống sắn cao sản mới KM94 cho vụ tiếp theo. Nhà máy đã phối hợp với 2 huyện miền núi để qui hoạch vùng đất cho phát triển nguyên liệu sắn. Riêng tại huyện Hướng Hoá đã phát triển diện tích lên được 3.200 ha sắn, trong đó có 80% diện tích là giống sắn cao sản KM94. Giá cả thu mua sắn cho bà con ở đây rất ổn định 740 đồng/kg (cao hơn năm trước 240 đồng/ kg) nên đã khuyến khích họ thu hoạch sớm và chuẩn bị giống cho mùa vụ sau theo nhu cầu thu mua của nhà máy.Nhờ đó, nhà máy đảm bảo công suất hoạt động thường xuyên, làm việc 3 ca mỗi ngày/8 tiếng, với 80 công nhân thay nhau làm việc.

Đầu ra củaNhà máy hiện nay có rất nhiều bạn hàng lớn cả trong nước lẫn nước ngoài, sản phẩm tinh bột sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó, thị trường chủ yếu là Trung Quốc chỉ trong năm 2006 đã bán hơn 11.000 tấn tinh bột sắn, thu về hơn 40 tỷ đồng .

Để có những thành quả ấy, hằng năm Nhà máy thường có những chính sách khuyến khích cán bộ, công nhân nghiên cứu khoa học, cải tiến kỹ thuật, phục vụ sản xuất – kinh doanh. Năm qua, đã có 37 sáng kiến cải tiến kỹ thuật, làm lợi cho doanh nghiệp hàng tỷ đồng. Riêng Anh Hồ Xuân Hiếu, năm 2006, đã được Công ty tặng nhiều loại bằng khen vì những công trình nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật. Anh được Công ty đề xuất với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng bằng “ Lao động sáng tạo”do đã có những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hay làm lợi cho nhà máy hàng trăm triệu đồng. Cụ thể như các nhiều đề tài:

- Cải tạo lại đường đi của khí nóng qua buồng đốt trước khi sấy bột để làm giảm tiêu hao dầu từ 55 xuống còn 52 lít/tấn SP.

- Bảo ôn các xiclon nóng, làm kín tháp sấy, chỉnh lại thông số kỹ thuật dầu đốt để làm giảm tiêu hao dầu từ 52 xuống còn 45 lít/tấn SP

- Cải tạo máy tách nước làm tăng năng suất tiết kiệm chi phí, hiện đại hoá công nghệ và thiết bị tách nước. Giảm dầu FO từ 45 xuống còn 39,2 lít /tấn SP. Đây là đề tài mà anh đã mạnh dạn vay 60 triệu đồng của công ty để nghiên cứu với điều kiện do Công ty đặt ra: Sau khi cải tiến, lượng dầu phải nhỏ hơn 40 lít/ tấn SP, nếu thành công thì công ty sẽ thanh toán, còn không thành công thì cá nhân anh phải hoàn tiền lại cho Công ty và chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Năm 2006 và năm 2007, anh bắt tay nghiên cứu và ứng dụng thành công đề tài “Cải tiếnmáy ly tâm tách nước do Việt Nam sản xuất trong dây chuyền sản sản xuất tinh bột sắn”tại Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá. Bắt nguồn từ ý tưởng, thấy rõ những hạn chế của máy chế biến tinh bột do Việt Nam sản xuất với công suất bằng 80 % máy nhập ngoại song giá mỗi máy chỉ khoảng 20.000 USD, trong khi đó mỗi máy nhập ngoại là 70.000 USD/máy cho công suất 50 tấn bột/ngày. Máy do Việt Nam sản xuất có những nhược điểm là cho sản phẩm có độ ẩm còn cao do vòng quay thấp (khoảng 39%), vận hành hệ thống bằng tay, … nên năng suất đem lại không cao, chi phí sản xuất còn lớn, công nhân vận hành vất vả,... Đặc biệt là vào ban đêm công nhân vận hành máy không chuẩn nên cắt bột độ ẩm cao dẫn đến nghẽn nạp liệu sấy, phải dừng chuyền để khắc phục, gây mất an toàn cho công nhân đứng máy. Mục đích của đề tài nhằm hiện đại hoá dây chuyền thiết bị sản xuất tinh bột nói chung và tinh bột sắn nói riêng, nâng năng suất của nhà máy, giảm chi phí sản xuất, tránh lãng phí đầu tư, tận dụng lại các thiết bị hiện đang lỗi thời lạc hậu, và nâng chất lượng, hiệu quả và an toàn lao động cho người công nhân khi đứng máy thì máy cần phải được cải tiến.

Tại Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá, anh đã bắt đầu nghiên cứu cải tiến thành công, khắc phục những nhược điểm nêu trên với chi phí chỉ khoảng 85 triệu đồng/máy và cho ra kết quả rất khả quan vì đã giải quyết được 3 nội dung lớn:

- Cải tiến kết cấu cơ khí máy, đáp ứng được vận hành bằng tự động, kết cấu đủ bền, cho tải tăng gấp 3 lần so với hiện tại, đảm bảo vận hành máy ở vận tốc 1.000 vòng/phút,

- Dùng hệ thuỷ lực để nạp liệu và cắt bột thay cho kết cấu bằng cơ khí như trước đây, kết cấu đơn giản, gọn nhẹ hơn.

- Dùng phần mềm STEP 7 của hãng SIEMEMS, chọn CPU loại S7-200, thiết kế hệ thống điều khiển tự động (lập trình bằng PLC) thay cho điều khiển bằng tay như trước.

Hiệu quả kinh tế mang lại từ máy ly tâm tách nước do anh Hiếu nghiên cứu sản xuất là cứ 1 tấn tinh bột tiết kiệm được 54.700 đồng (32.500 đồng tiền dầu FO, 21.300 đồng tiền điện, 900 đồng chi trả cho công nhân vận hành) tương đương 750 triệu đồng/ năm. Máy cũng góp phần tăng công suất toàn dây chuyền từ 80 lên 93 tấn thành phẩm/ngày, từ đó giải quyết tình trạng thừa nguyên liệu của nhà máy, khắc phục tình trạng giá cả bấp bênh, tạo tâm lý ổn định, yên tâm cho người trồng sắn.

Hiện nay, với mong muốn góp phần hiện đại hoá ngành sản xuất tinh bột nói chung và tinh bột sắn nói riêng, Anh Hiếu đang tư vấn miễn phí cho các nhà máy trong nước như giúp Nhà máy sắn Thừa thiên Huế khắc phục sự cố rung khi vận hành 02 máy tách nước do Thái Lan sản xuất năm 2003, giúp Nhà máy sắn Thanh Chương - Nghệ An thiết kế hệ thống điều khiển tự động cho 02 máy tách nước do Trung Quốc sản suất năm 2004, giúp Nhà máy sắn Ninh Bình cải tạo lại 02 máy tách nước do Thái Lan sản xuất năm 2005,...

Giải pháp của anh đã đoạt giải Nhì Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ 2 và được Ban Tổ chức Hội thi chọn đi tham dự Hội thi toàn quốc năm 2007.

Hy vọng trong tương lai không xa, đề tài này sẽ được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn như anh Hiếu từng mong ước.

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.