Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 21/08/2008 15:26 (GMT+7)

Anh Ba “khoai lang” lập web

Chân đất vào giảng đường

Sinh ra trong một gia đình nghèo, nhiều anh chị em nên anh Đỗ Quý Hạo chỉ được học đến lớp 7, sau đó phải đi làm công làm mướn cho bà con xung quanh. Sau nhiều năm dành dụm nhờ nghề giữ ruộng khoai lang, anh mua được 1 hécta đất nằm sát trong một con kênh đào ở xã Mỹ Hiệp Sơn (Hòn Đất, Kiên Giang). Khi có đất và vốn anh Hạo bắt đầu “nghiệp” trồng khoai. Nhờ có kinh nghiệm, vụ khoai nào anh cũng trúng lớn. Đến năm 1993, bất ngờ mầm bệnh, dịch hại trên khoai lang bùng phát dữ dỗi. Hàng trăm hộ trắng tay bị sâu bệnh, đành phải bỏ rẫy ngậm ngùi. Anh Hạo chịu chung số phận, gia đình lúc đó khổ sở vì túng quẫn. “Lúc đó làm thì cũng chết, mà không làm thì cũng chết. Nghe radio thấy kỹ sư nông nghiệp tài lắm, cái gì làm cũng được chắc sẽ chữa được bệnh khoai. Thế là mình quyết tâm đi học cách trừ bệnh cho khoai”, anh Hạo kể.

Khổ nỗi, muốn học Đại học phải có kiến thức ít nhất phải là phổ thông. Anh Hạo ôm mớ sách của tụi nhỏ học lại, cái nào hiểu thì thôi, cái nào không hiểu anh kêu mấy đứa con hướng dẫn. Anh nông dân “miệt vườn’ lại lặn lội lên tận các nhà sách lớn thêm các sách chuyên ngành về kỹ thuật nông nghiệp đọc tiếp. “Những vấn đề gì khó hiểu (vì trình độ mình thấp), tôi tìm tác giả hỏi cho ra lẽ” anh Ba nói.

Đã nhiều năm nay, anh Hạo đã biết sử dụng email để liên hệ bán hàng, dù ở chỗ anh đang ở rất ít người biết email là gì

Đã nhiều năm nay, anh Hạo đã biết sử dụng email để liên hệ bán hàng, dù ở chỗ anh đang ở rất ít người biết email là gì

Càng đọc càng mê, biết là mình đủ sức học anh Hạo khăn gói lên các trường Đại học, các viện nghiên cứu xin học tiếp kiến thức về nông nghiệp. Từ năm 1996 – 2005 anh trở thành sinh viên dựthính của các trường ở Cần Thơ, An Giang, Nông Lâm TP. HCM. Anh tặc lưỡi “Hồi đó đến các trường cũng ngại, nghĩ mình là nông dân xin học chắc nhiều người cười. Nhưng muốn học thì làm liều. Tôi đếncác trường gặp thầy cô xin học đại. Cũng may sau khi tìm hiểu rõ hoàn cảnh của tôi, họ không cười mà còn mời tôi vào lớp cho học”.

Sau khi đi học về nhờ kỹ thuật mới, vườn khoai của anh xanh tốt nhất vùng, không những thế mùa vụ nào cũng đứng nhất nhì trong vùng về thu nhập. Nhưng anh vẫn không thấy hài lòng lắm. “Có khoai tốt, nhưng sản phẩm mình bán ra chỉ bán được cho các đầu mới trong nước, họ mua đi bán lại lời chục lần chỉ nhờ mẫu mã”, anh Hạo tâm sự.

Xông pha vào thế giới số

Nghe đồn công nghệ thông tin phát triển, việc làm web có thể giới thiệu sản phẩm ra quốc tế. Anh Ba Hạo quyết chí lập một cái trang web để giới thiệu sản phẩm ra nước ngoài coi chơi. Anh gom hết vốn liếng gần cả chục triệu đồng tậu đại một chiếc máy vi tính mới, sau đó nối mạng. Mặc dù vùng của anh điện thì chập chờn, Internet thì chỉ đi bằng đường điện thoại yếu xìu. Cái tin anh Ba nối mạng làm chấn động cả vùng.

Có máy, anh lại đỏ mồ hôi hột trên bàn phím như từng đổ trên ruộng khoai, nhưng thấy không thấm vào đâu anh lặn lội lên thành phố trong những lần thăm thằng út đang học ở đây, để tìm cách học Internet. Những lúc đầu anh đến tiệm Net, hỏi mấy ông chủ tiệm nhờ chỉ “chiêu”. Khi biết sử dụng anh bắt đầu nghiên cứu thêm sách vở, và rồi anh biết sử dụng email, cho các phần mềm ứng dụng Internet chạy vi vu lúc nào không hay.

Trang Web của anh Ba

Trang Web của anh Ba

Taynghề lướt web, xài Internet của anh Ba tiến bộ vượt bậc. Anh bắt đầu tập hợp thông tin về vườn khoai, về sản phẩm của mình chuyển hết vào vi tính. Sau đó anh thuê tên miền, nhờ thêm mấyanh kỹ thuật thành lập trang web www.khoailangbahao.com.vn. Trang web khá đầy đủ về tâm tư, nguyện vọng của anh Ba như những thông tin giới thiệu về kỹthuật trồng khoai, tin tức nông nghiệp và tiểu sử của anh. Trong đó có mục mua bán, đặt hàng trực tuyến và giới thiệu sản phẩm, cái mà anh Ba ấp ủ bấy lâu nay.

“Hy vọng, những sản phẩm khoai lang của mình thông qua trang web có thể đến với các khách hàng nước ngoài, mình có thể bán hàng trực tuyến cho khách hàng. Đồng thời giới thiệu kỹ thuật mới cho bà con nông dân” anh Ba hí hửng lắm. Trong tình hình giao dịch trực tuyến đang ở mức lần khân như ở Việt Nam , có thể niềm hy vọng của anh bấp bênh. Nhưng “có sao đâu, không làm sao biết thành hay không, cứ xắn tay lên đã chứ, hết lòng với công việc của mình là được rồi”, anh nói. Trời đất, “tay chơi” cỡ anh Ba thì không chỉ cần cho ruộng đâu mà CNTT cũng cần kẻ “chịu chơi tới bến” thế lắm chứ.

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.