Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 11/03/2011 21:31 (GMT+7)

Ai là chủ nhân của thơ lục bát?

Trên đại thể, đồng ý với ông, nhưng theo tôi, thực ra vấn đề này rộng lớn hơn, phức tạp và thú vị hơn.

Muốn khẳng định “ai có trước, ai có sau” là điều không đơn giản vì phải trả lời những câu hỏi vỡ đầu: Chăm là ai? Việt là ai? Thơ lục bát được hình thành ở đâu, từ lúc nào? Ở thế kỷ trước, đó là điều không thể. Nay, trong điều kiện mới của tri thức nhất loại, tôi xin minh định chuyện này.

Khoảng 40.000 năm trước, người Việt cổ gồm bốn chủng: “Indonesia, Melanesian, Vedoid và Negritoid từ Việt Nam đi lên khai phá đất Trung Hoa, sau này được gọi là người Bách Việt. Khoảng 8.000 năm trước, tại vùng hoàng thổ nam Hoàng Hà xảy ra những cuộc tiếp xúc giữa người Mông Cổ du mục và người Bách Việt nông nghiệp, sinh ra chủng mới trong cộng đồng Bách Việt: người Môngloid phương Nam, là chủ nhân văn hóa trồng kê Ngưỡng Thiều. Cho tới 4.000 năm TCN, người Đông Á, chiếm khoảng 60% dân số thế giới, do tộc Lạc việt nói ngôn ngữ Môn - khơme lãnh đạo, xây dựng nền văn minh nông nghiệp phát triển nhất hành tinh. Khoảng 2.600 năm TCN, người du mục Mông Cổ vượt Hoàng Hà xâm chiếm đất Bách Việt. Người Bách Việt thua trận, thành phần tinh túy theo Lạc Long Quân dùng thuyền vượt biển trở lại Việt Nam xây dựng nước Văn Lang. Người Việt chủng Mongoloid phương Nam trong dòng di tản hòa huyết với dân cư Việt tại chỗ, chủ yếu là Indonesia, sinh ra lớp người Mongoloid phương Nam mới, đó là tổ tiên người Việt hiện đại (Hà Văn Thùy - Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt,Nxb Văn học 2007 và Hành trình tìm lại cội nguồn,Nxb Văn học 2008). Cho tới khoảng 2000 năm TCN, đại bộ phận dân cư Việt chuyển từ Indonesida sang Mongoloid phương Nam. Cùng là người Việt hiện đại nhưng tùy theo tỷ lệ máu Mongoloid nhiều hay ít mà phân chia thành những sắc tộc khác nhau. Một số ít nhóm dân vẫn giữ gen Indonesian gốc, lập thành những nhóm sắc tộc riêng.

Từ sự hình thành dân cư Việt Nam cho thấy, về mặt di truyền, người Chăm cũng là người Việt hiện đại, chủng Mongoloid phương Nam, ngôn ngữ Môn - khơme. Như vậy, Việt và Chăm cùng chủng tộc và ngôn ngữ gốc Môn - khơme. Suốt thời Hùng Vương, từ vùng Lĩnh Nam tới miền Trung Việt Nam là quốc gia Văn Lang của các vua Hùng. Từ đầu Công nguyên, do người Hán chiếm đóng từ vùng Hoan Diễn trở ra, phần phía nam trở thành vô quản, nhiều thủ lĩnh khu vực thành lập những quốc gia riêng, dân cư theo văn hóa Ấn Độ, du nhập chữ Sankrit. Do sống tách biệt nên về di truyền, văn hóa và ngôn ngữ giữa người Chăm và người Việt trở nên khác biệt.

Người Hán được sinh ra do hòa huyết giữa người Bách Việt và người Mông Cổ trong cuộc xâm lăng của người Mông Cổ. Là con cháu của người Việt nông nghiệp, người Hán học nghề nông cùng văn hóa tổ tiên Việt. Tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Hán.

Do sự hình thành dân cư và văn hóa Đông Á như vậy cho nên, theo tôi, thuật ngữ thuần Việt là khái niệm không có cơ sở cả về di truyền lẫn văn hóa. Ngày nay không thể có ai là người mang gen “thuần Việt” cũng như không có từ ngữ nào là thuần Việt mà chỉ có những từ ngữ, phong tục tập quán… gốc Việt. Trong một công trình của mình, giáo sư Lê Trọng Khánh thống kê hàng loạt từ Việt cổ như pù (núi), pnom (núi), klong (sông)… từ lưu vực Dương Tử tới tận Mã Lai.

Với suy nghĩ như vậy, cũng như nhà thơ Inrasara, tôi cho rằng thơ lục bát là của chung tộc Việt. Khi phân ly trong lịch sử, người Việt chia nhau và tùy theo năng lực của mình, mỗi nhánh Việt nâng cao nghệ thuật của thể thơ dân gian này…

Mới đây, khi đọc bài Phát hiện lại Việt nhân cacủa tác giả Đỗ Thanh (http://www.canchuongviet.org/vietnamese/tulieu_tacpham.asp?TPID=11738&LOAIID=15&LOAIREF=5&TGID=2079) thì sự thể trở nên rõ ràng. Trong bài viết, tác giả chứng minh một cách thuyết phục rằng bài Việt nhân caxuất hiện trong 2800 năm trước, được ghi lại trong sách Thuyết uyểncủa Lưu Hướng là bài thơ lục bát của người Việt. Bà ca vốn là chữ Việt, được dịch sang chữ Sở (một nhánh Việt khác) sau đó được chuyển sang chữ Hán.

Từ bản văn chữ Hán, bài hát được phiên âm như sau:

Lạm hề biện - thảo lạm dư

Xương hoàng trạch - dư xương châu châu thực

Thẩm châu yên hô - tần tư tư

Mạn dư hô - chiêu thìn tần du sâm đề - tùy.

Hà Hồ.

Ở đây đáng chú ý là các chữ có gạch nối: biện - thảo là chữ đa âm, nghĩa là bảo; trạch - dư nghĩa là tử; hô - tần nghĩa là hận; hô - chiên là hiểu; đề - tùy là “đùy” hay “đầy” đơn âm. Như vậy, Việt nhân calà bài thơ lục bát với chữ Việt đa âm.

Bài thơ được chuyển trở lại nguyên văn tiếng Việt hiện đại là:

Hò…. …. Hớ….

Năm bầy bảo với năm xưa

Thương chàng hoàng tử thương chiều chiều xưa

Sớm chiều em hận tương tư

Mà ai hiểu đặng tình yêu sâu dầy.

Phát hiện quý giá của tác giả Đỗ Thanh cho thấy, gần 3000 năm trước, người Việt miền Kinh Sở đã có thơ lục bát. Việt nhân calà bài hát sớm nhất từ thơ lục bát được ghi lại. Điều này có nghĩa là từ xa xưa nữa, người Việt Đông Á đã làm thơ lục bát!

Trở lại ý kiến của nhà thơ Irasara, ta thấy, lục bát Chăm chính là hậu duệ gần gũi hơn của lục bát Việt đa âm cổ xưa. Điều này do tiếng Chăm được ký âm theo chữ Sankrit nên duy trì tình trạng đa âm. Trong khi đó, tiếng của người Kinh được phiên âm bằng chữ cái Latinh nên quá trình đơn âm hóa diễn ra triệt để hơn. Tiếng Việt Quốc ngữ đơn âm trở thành ngôn ngữ nghệ thuật và thơ lục bát Kinh uyển chuyển hơn thơ lục bát Chăm. Có lẽ cũng vì vậy nhiều người phán đoán một cách sai lầm rằng lục bát là thể thơ “thuần Việt” tức là của riêng người Kinh!

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.