Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 29/08/2014 15:18 (GMT+7)

5 loại virus còn đáng sợ hơn virus Ebola

  Nhưng bất chấp những con số ảm đạm này, các chuyên gia y tế tại Mỹ không đặc biệt lo lắng về mối đe dọa của virus Ebola tại nước này hay ở các nước phát triển khác. Theo Cecilia Rokusek, thuộc Viện Ứng phó với thiên tai và tình trạng khẩn cấp, Đại học Nova Southeastern ở Florida cho rằng, mặc dù virus Ebola là một mối đe dọa nghiêm trọng tại các khu vực Trung và Tây Phi, tuy nhiên đó vẫn chưa thực sự là một mối đe dọa đáng sợ. Thật vậy, còn có các loại virus khác gây ra một mối đe dọa lớn hơn cho các công dân Mỹ.

Mặc dù một số loại virus có tỷ lệ tử vong thấp hơn so với Ebola, nhưng chúng lại phổ biến hơn ở các nước phát triển, và mỗi năm gây tử vong nhiều người hơn so với virus Ebola. Dưới đây là năm loại virus mà nếu so với virus Ebola có mức độ nguy hiểm tương đương, thậm chí còn có thể hơn, đó là :

Virus bệnh dại

Trong 100 năm qua, bệnh dại đã giảm đáng kể nếu xem xét nó như là một mối đe dọa sức khỏe cộng đồng tại Hoa Kỳ, theo thống kê của Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (CDC). Hiện nay, tính trung bình mỗi năm có khoảng hai người ở Mỹ tử vong do loại virus này. Đây là loại virus lây nhiễm sang người thông qua nước bọt khi bị các động vật nhiễm bệnh cắn, chẳng hạn như chó hoặc dơi.

Những người biết rằng mình bị các con vật cắn nên được chủng ngừa bệnh dại, nhằm ngăn ngừa bị nhiễm loại virus này, theo khuyến cáo của CDC. Tuy nhiên, đặc biệt trong trường hợp bị dơi cắn, mọi người có thể không nhận ra là mình đã bị cắn.

Bệnh dại có tỷ lệ tử vong cao nhất so với bất kỳ loại virus nào khác; chỉ có ba người ở Mỹ được biết là đã qua khỏi được căn bệnh này mà không cần tiêm vắc-xin sau khi đã bị nhiễm virus. Tuy nhiên, tại các khu vực khác trên thế giới căn bệnh này vẫn còn là một mối đe dọa lớn hơn so với ở Mỹ. Khoảng 55.000 người chết vì bệnh dại mỗi năm ở châu Phi và châu Á, theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO).

HIV

Mặc dù số người chết hàng năm liên quan đến vi-rút gây suy giảm hệ miễn dịch ở người (HIV) đã giảm trong những năm gần đây, ước tính đã có khoảng 1,6 triệu người trên thế giới chết vì HIV và hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) trong năm 2012, theo báo cáo của WHO. Loại virus này tấn công vào các tế bào miễn dịch ở người và làm suy yếu hệ miễn dịch theo thời gian, làm cho những người bị nhiễm bệnh khó có thể chống lại các căn bệnh khác.

Có khoảng 15.500 người bị chẩn đoán AIDS đã tử vong vào năm 2010 tại Mỹ, theo CDC. Tổng cộng, có khoảng 650.000 người đã chết vì bệnh AIDS tại Mỹ kể từ khi bệnh được phát hiện vào năm 1981.Ước tính có khoảng 36 triệu người đã tử vong trên toàn thế giới từ đại dịch này.

Hiện nay, những người nhiễm HIV đã có thể kéo dài được tuổi thọ hơn trước đây, xu thế này cũng trùng hợp với hiệu lực gia tăng trong điều trị kháng virus, cũng như sự suy giảm số ca nhiễm bệnh mới kể từ đỉnh điểm của đại dịch AIDS vào năm 1997. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có thuốc chữa HIV.

Cúm

Bệnh cúm nghe có vẻ không đáng sợ, nhưng mỗi năm nó gây ra số ca tử vong cao hơn nhiều so với virus Ebola. Con số chính xác số người tử vong mỗi năm vì virus cúm theo mùa hiện vẫn là chủ đề của nhiều cuộc tranh cãi, nhưng CDC đưa ra con số trung bình các ca tử vong hàng năm ở Mỹ là vào khoảng 3.000 đến 49.000 người.

Sự chênh lệch lớn về số trường hợp tử vong hàng năm là do nhiều trường hợp tử vong do cúm không được thông báo, do đó CDC đã dựa vào phương pháp thống kê để ước tính số lượng. Một nguyên nhân khác giải thích cho biến thiên lớn này là do những đợt bùng phát bệnh cúm hàng năm cũng rất khác nhau về mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài, phụ thuộc vào loại virus cúm nào nổi trội nhất. Trong những năm phổ biến virus cúm A (H3N2), tỷ lệ tử vong thường cao hơn gấp đôi so với những năm có các đợt bùng phát bệnh cúm do virus cúm A (H1N1) hoặc cúm B chiếm ưu thế, theo CDC.

Là loại virus rất dễ lây, số người mắc bệnh cúm nặng cao hơn rất nhiều so với số ca tử vong, theo ước tính có khoảng từ 3 đến 5 triệu người bị bệnh nặng do virus cúm mỗi năm. Trên phạm vi thế giới, ước tính dịch cúm gây ra khoảng 250.000 đến 500.000 ca tử vong mỗi năm, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Mặc dù loại virus này có tỷ lệ tử vong tương đối thấp, nhưng các chuyên gia y tế công cộng và các bác sĩ khuyên bạn nên tiêm phòng cúm mỗi năm để đề phòng nguy cơ biến chứng do cúm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vắc-xin cúm là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Tuy nhiên, vắc-xin cúm, tạo khả năng miễn dịch đối với virus cúm A và B, không có tác dụng bảo vệ đối với các dạng bệnh cúm khác có thể phát sinh khi virus trải qua đột biến di truyền. Các chủng virus mới dẫn đến tỷ lệ tử vong trung bình toàn cầu cao hơn. Đại dịch cúm gần đây nhất là "cúm lợn" hay đại dịch H1N1, với số người tử vong trên toàn cầu trong khoảng từ 151.700 đến 575.400 vào các năm 2009 và 2010, theo CDC.

Virus truyền nhiễm qua muỗi

Lây nhiễm qua vết đốt của muỗi bị nhiễm bệnh, các loại virus như sốt xuất huyết, West Nile và sốt vàng gây tử vong cho hơn 50.000 người trên toàn thế giới mỗi năm, theo ước tính của WHO và CDC. Bệnh sốt rét cũng lan truyền qua muỗi, nhưng nguyên nhân là do một ký sinh trùng chứ không phải là một loại virus cũng làm chết hơn 60.000 người hàng năm. Ít nhất 40% dân số thế giới, tương đương khoảng 2,5 tỷ người, có nguy cơ bị bệnh nặng và tử vong do các bệnh phát sinh từ virus do muỗi truyền, theo CDC.

Bệnh sốt xuất huyết, lan tràn tại các vùng Nam Mỹ, Mexico, châu Phi và châu Á, được cho là cướp đi sinh mạng của khoảng 22.000 người mỗi năm, theo CDC. Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây sốt cao và có thể dẫn đến sốc do nhiễm trùng. Người mắc bệnh sốt xuất huyết trong khi đi du lịch nước ngoài có thể lây bệnh khi về nhà do muỗi cắn họ, và sau đó lại cắn sang người khác, theo các chuyên gia cho biết.

Bệnh sốt vàng còn gây tử vong cao hơn so với bệnh sốt xuất huyết, chủ yếu lây nhiễm ở khu vực Mỹ Latinh và châu Phi. Căn bệnh này gây ra khoảng 30.000 ca tử vong trên toàn thế giới, theo báo cáo của WHO.

Ít gây chết người, nhưng vẫn rất nguy hiểm đó là virus West Nile, một căn bệnh thần kinh do virus lan truyền do muỗi đốt người sau khi con muỗi đó đã đốt những con chim bị nhiễm virus. Đa số những người bị nhiễm vi-rút này không tỏ ra có những triệu chứng của virus West Nile, căn bệnh này đã làm chết khoảng 1.200 người tại Mỹ kể từ khi nó lần đầu tiên được phát hiện thấy vào năm 1999.

Virus Rota

Không phải ai cũng có nguy cơ cao bị nhiễm virus Rota, nhưng đối với trẻ em trên toàn thế giới, loại virus đường tiêu hóa này là một vấn đề rất nghiêm trọng. Khoảng 111 triệu trường hợp bị viêm dạ dày ruột do virus Rota được thông báo mỗi năm trên toàn cầu. Đa số những người bị ảnh hưởng bởi virus này là trẻ em dưới 5 tuổi, và khoảng 82% các ca tử vong liên quan đến virus này xảy ra ở trẻ em tại các quốc gia đang phát triển.

Trên toàn cầu, ước tính có khoảng 440.000 trẻ em nhiễm loại virus này bị tử vong mỗi năm do biến chứng, cụ thể là tình trạng mất nước. Tại Mỹ, một loại vắc xin chủng ngừa virus Rota đã được phát triển vào năm 1998, nhưng sau đó bị thu hồi do vấn đề an toàn. Một loại vắcxin mới, được phát triển năm 2006, hiện giờ đã có và được khuyến khích cho trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên. Mặc dù việc tiêm chủng phòng ngừa virus Rota được thực hiện thường xuyên ở Mỹ, nhưng CDC ước tính có khoảng từ 20 đến 60 trẻ em dưới 5 tuổi chết mỗi năm vì bị mất nước không được điều trị kịp thời gây ra bởi virus.

Trong khi một số bậc cha mẹ ở Mỹ bày tỏ sự lo ngại về những biến chứng có thể phát sinh do tiêm vắc xin virus Rota, các nhà khoa học khuyến cáo rằng, tiêm chủng phòng ngừa lây nhiễm loại virus này cũng như các căn bệnh truyền nhiễm có thể ngăn ngừa được khác là cách bảo vệ tốt nhất, bởi nếu không được điều trị rất có thể dẫn đến tử vong.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.