Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 28/02/2007 00:57 (GMT+7)

30 năm sống với bệnh nhân phong

Rồi những ngày thực tập ở Bệnh viện Bạch Mai, khu bệnh hủi biệt lập ở nơi vốn là chuồng ngựa, các giảng viên, bác sĩ đi bốt, mặt nạ, găng tay vẫn không giấu nổi cảm giác sợ hãi. Những người đến khám bệnh lăn lộn gào khóc, họ bị người thân bỏ rơi, có người tự tử ngay sau khi biết mình mắc bệnh... Những thực tế ấy xoáy vào lòng Trần Hữu Ngoạn. “Người bệnh phong có tội gì mà bị hắt hủi! Suốt đời mang tên thằng hủi, chết chôn rồi vẫn đeo tiếng mả hủi!”.

Tốt nghiệp trường y, anh xin vào trại phong Quỳnh Lập (Nghệ An). Một thanh niên “đất thành thủ đô” tình nguyện vào khu bốn! Bạn bè nói đùa: “Chúng tao phải theo dõi xem mày có mưu đồ gì!”.

Ở trại Quỳnh Lập, điều làm bác sĩ trẻ bứt rứt nhất vẫn là nỗi sợ vô lý của chính những nhân viên có trách nhiệm chăm sóc người bệnh. Khu làm việc ở cách bệnh nhân 2,5km. Đi thăm bệnh phải mặc quần áo hấp. Thư từ của bệnh nhân gửi ra ngoài phải đóng dấu “đã hấp chín”! Những thành kiến như thế về bản chất có khác gì câu chuyện truyền miệng trong các chốn làng quê lạc hậu tăm tối ở gần nơi có người hủi đừng rán mỡ ban đêm, kẻo bao nhiêu vi trùng hủi bay hết vào chảo!

Thế mà sách vở ngành y thì từ lâu đã khẳng định: bệnh phong (hủi) rất khó lây tỉ lệ lây do tiếp xúc vợ chồng suốt đời cũng chỉ là 2-3%. Các thứ thuốc đặc trị cho bệnh phong cũng đã chứng tỏ hiệu nghiệm từ lâu rồi.

Lấy lý do vì yếu mệt không đi xa được, anh đã vào khu bệnh nhân. Ở đó, bác sĩ Ngoạn không mặc quần áo cách ly không đi găng tay, anh còn mời một người bệnh có nghiệp vụ y tá lên giúp việc.

Lòng tận tuỵ và tính tình giản dị hoà nhã của Trần Hữu Ngoạn khiến anh trở thành giám đốc trại. Giám đốc mới quyết định làm một cuộc cách mạng trong trại, cũng là cuộc đột phá trong toàn ngành: rời khu làm việc vào sát khu bệnh, sử dụng tất cả những bệnh nhân đã điều trị tốt ở lại làm việc, trong đó một cựu sĩ quan quân đội được mời làm phó giám đốc trại. Có cuộc cách mạng nào mà không gặp sự chống đối. Người ta khiếu tố lên Bộ và lên huyện uỷ rằng anh “làm sai đường lối của Đảng”, người ta lập hồ sơ giả để truy tố anh về tội ức hiếp bệnh nhân khiến 7 người tự tử! Ban đêm người ta lấy vôi kẻ lên vách núi “Đả đảo Trần Hữu Ngoạn!...”. Cũng may, anh được Bộ y tế và tất cả bệnh nhân bênh vực. Đại diện của Bộ công khai tuyên bố “Ngành y tế Việt Nam rất kiêu hãnh có một bác sĩ như đồng chí Trần Hữu Ngoạn”.

Cũng tại Quỳnh Lập, bác sĩ Ngoạn đã cùng người bệnh của mình chịu đựng một sự độc ác kiểu Mỹ: dùng máy bay bắn phá trại khiến hàng ngàn người bệnh chạy thất tán khắp nơi, dụng tâm biến họ thành một thứ chiến tranh vi trùng gieo rắc kinh hoàng lên chính quê hương họ. Sự việc ấy càng khiến anh quyết chí hiến thân cho người bệnh, để bù đắp lại những bất công mà họ phải gánh chịu. Sau 1975, bác sĩ Trần Hữu Ngoạn được cử vào tiếp quản trại phong Tuy Hoà (Quy Nhơn), trại lớn nhất miền Nam do các xơ thuộc dòng tu Franciscain lập nên từ năm 1929. Để tạo không khí vui tươi và hoà nhập vào đời sống xã hội, ông đã xây trong trại Quy Hoà những công trình văn hoá với sự giúp đỡ thiện tâm của các văn nghệ sĩ ở địa phương và từ Hà Nội nào. Một sàn nhảy thiết kế hình cây đàn lyre, một vườn tượng danh nhân khoa học... khác đến thăm không nghĩ là mình đang ở trong một trại phong, mà ngược lại ở nơi đây đã trở thành một điểm du lịch nghỉ mát nổi tiếng trong, ngoài nước.

Uy tín của bác sĩ Ngoạn có ảnh hưởng lớn đến tất cả các trại phong trong toàn quốc. Tháng 10-1984, khi đến thăm trại phong Phú Khánh, thấy một số không ít nhân viên y tế ở đây vẫn ngại tiếp xúc với bệnh nhân, ông đã quyết định biến mình thành một bằng chứng sống để khẳng định bệnh phong rất khó lây. Ngày 23-10-1984, tại bệnh viện da liễu Phú Khánh, trước sự chứng kiến của GS.TS vi trùng học Nguyễn Thị Thế Trâm giám đốc viện Pasteur Nha Trang và nhiều nhà chuyên môn khác. Bác sĩ Trần Hữu Ngoạn đã lấy 200 mg u phong ở dái tai của bệnh nhân mắc bệnh phong ác tính, đem nghiền nát và trộn thêm với nước muối sinh lý. Dung dịch chứa khoảng 1 tỷ trực khuẩn phong này được đưa vào cơ thể ông bằng 3 đường: uống, nhỏ mũi và tiêm vào 4 điểm (hai khuỷu tay, hai dái tai - những vùng rất thuận lợi cho sự phát triển của trực khuẩn phong).

Trước ông hơn 100 năm, người thầy thuốc Na Uy Danielsen đã làm việc ấy. Nhưng trăm nghe không bằng một thấy. Hành động của bác sĩ Ngoạn có sức thuyết phục rất lớn không chỉ trong ngành y tế mà với cả xã hội.

Bây giờ với trách nhiệm mới của Bộ Y tế, bác sĩ Trần Hữu Ngoạn gần 60 tuổi vẫn đi cùng khắp 21 trại, 58 làng phong trong nước để đem đến sự giúp đỡ cho người bệnh về mọi mặt. Đã nhiều năm ông dành cái tết của mình cho người bệnh. Các tổ chức từ thiện trong, ngoài nước nhờ đích danh bác sĩ Trần Hữu Ngoạn phân phối các khoản trợ giúp cho bệnh nhân phong.

Tôi đến thăm ông hai chủ nhật tại căn nhà nhỏ đầu làng Nghĩa Đô, ngoại thành Hà Nội. Lần nào chúng tôi cũng có khách đến góp chuyện: người từ trại Quy Hoà ra, người từ làng phong Tuyên Quang xuống. Họ báo cáo với ông về những hộ đã mua được trâu từ số tiền ông đem lên, về con đường mới mở, về chiếc cống mới xây...

Tôi hỏi vì sao mới đây ông từ chối làm hồ sơ để nhận giải thưởng Gandhi - giải quốc tế cho những người có công với việc tiêu diệt bệnh phong. Ông chậm rãi kể: “Ở Quy Hoà, có lần tôi được dự lễ cầu hồn cho người tiền nhiệm của mình. Bà được tất cả nhân viên và người bệnh quý trọng vô cùng. Nghe tin bà mất, ai cũng xôn xao. Nhưng hỏi thăm về công đức của bà, thì các xơ đều lắc đầu không nói. Cuối cùng, tôi hiểu ra khi nghe ông linh mục chủ tế xúc động nói: “Hôm nay, tôi xin nhận lỗi với toàn dòng vì sẽ phạm vào giới quy của dòng ta là không được phép nói về việc làm của người trong dòng. Tôi chỉ xin một câu: xơ L.A đã hết lòng hy sinh vì người bệnh”. Và bác sĩ Ngoạn bỗng chuyển sang câu chuyện khác: “Anh biết không, Tết vừa rồi tôi về Hải Phòng, được nghe báo cáo một chuyện rất đau lòng: có bệnh nhân phong vừa chết, mà chôn 7 lần không xong, vì đưa đến chỗ nào cũng bị xua đuổi. Cuộc đấu tranh xoá bỏ định kiến này còn gian khổ lắm anh ạ”.

Nguồn: Tài trí Việt Nam , trang 128

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.