Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 22/02/2010 15:45 (GMT+7)

Phải chăng bản đồ Alexandre de Rhodes 1650 vẽ theo bản đồ Hồng Đức 1490

Phương hướng đặt bản đồ

Bđ ĐL bắt chức bđ HĐ đặc phương Tây lên trên, phương Đông bên dưới, phương Bắc bên phải và phương Nam bên trái. Tôi chưa từng thấy một bản đồ nào do Âu hay Á vẽ nước ta xưa kia lại có định hướng như vậy. Tất cả đều để phương Bắc lên trên.

Hai bản đồ đều dùng quốc hiệu An Nam

Trong lời giải thích “An An đồ thuyết” kèm theo bđ HĐ nói rõ An Nam chi địa.Trên góc tây bắc bđ ĐL có ghi trong khung chữ Regnũ Annam(vương quốc An Nam). Cho tới thời điểm 1650, tất cả các bản đồ Tây phương vẽ nước ta đều ghi quốc hiệu là Cochi, Gauchi, Cauchychina… Cochinchina… tức Giao Chỉ rồi Giao Chỉ Chi Na hay đúng hơn là Giao chỉ gần Tần(tôi đã bàn về địa danh này ở một bài khác).

Những đường nét và bố cục chính

Hầu như giống nhau, chỉ khác là bđ HĐ vẽ bằng bút lông chú thích chữ Hán, bđ ĐL vẽ bằng bút sắt chú thích chữ Quốc ngữ cổ. Phía trên bản đồ là núi non, ở giữa là bình nguyên, phía dưới là biển cả. Bđ HĐ ghi Tây giáp Ai Lao giưóithì bđ ĐL ghi Laorums pars,bên phải một trường thành bđ HĐ ghi Vân Nam thì bản đồ ĐL ghi Cinae pars. Bđ HĐ ghi Bắc giáp Quế Quản, Quảng Tây (bách Việt địa), Quảng Đông (Việt địa Triệu Vũ đế đô), thì bđ ĐL chỉ ghi Provincia Canton, Macao và Sepul S. Xaverij(mộ thánh Savie). Bđ HĐ ghi Tây giáp Lung Lang giớithì bđ ĐL ghi Cambogiae pars(có lẽ Lung Lang phiên âm tên Panduranga, một xứ của Chăm Pa ). Bđ HĐ ghi Chiêm Thànhthì bđ ĐL ghi Ciampa.Bđ HĐ ghi Thạch Bithì bđ ĐL ghi Ponta da Varallavà thêm dinh Phó An(Phú Yên).

Hai bản đồ thể hiện đứng nền hành chính của hai thời kỳ khác nhau

Dưới thời Lê Thánh Tông, cả nước chia ra 13 thừa tuyên và Trung Đô (Thăng Long). Bđ HĐ ghi đầy đủ (có đóng khung): Trung Đô, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, An Quảng, Hưng Hoá, Kinh Bắc, Sơn Tây, Sơn Nam, Hải Dương, Thanh Hoá, Nghệ An, Thuận Hoá, Quảng Nam.

Từ năm 1600, Nguyễn Hoàng vào Nam vai trị biệt lập 2 thừa tuyên Thuận Hoá - Quảng Nam thành Đàng Trong đối đầu với Đàng Ngoài của chúa Trịnh. Bđ ĐL ghi rõ ranh giới từ Cua Say(Cửa Thầy) đến giữa xứ Bố Chínhđể phân biệt hai bên. Ở Đàng Ngoài, bđ ĐL chỉ ghi rõ địa phận 2 thừa tuyên Nghệ An và Thanh Hoa.Còn các xứ khác thì không rõ ràng: trên địa điểm Trung bộ, bđ ĐL ghi Kecio(Kẻ Chợ) và các thừa tuyên chung quanh là Ke Dom (Kẻ Đông), Kẻ tay (Kẻ Tây),Ke Nam(Kẻ Nam ), Ke Bac (Kẻ Bắc).

Ở Đàng Trong, chúa Nguyễn bãi bỏ đơn vị hành chính thừa tuyên, mà chia ra nhiều dinh. Bđ ĐL ghi: Dinh cũu (Cựu)ở Ái Tứ - Quảng Trị, Dinh ca (Cả)Thoan Hoa (Thuận Hoá), Dinh ciam (Chiêm) ở xứ Ciam (Quảng Nam), Dinh pho an (Phú Yên)của xứ Ran Ran(Đà Rằn) và Quinhin(Qui Nhơn), Quanghia(Quảng Nghĩa). Tất nhiên, bđ ĐH không có những địa danh vừa kể.

Bđ HĐ còn ghi những địa danh mà bđ ĐL không ghi lại như: Tây Kinh, Na Sơn, Hy Mã Sơn, An Hoạch Sơn, Hồ Lĩnh Sơn, Tượng Sơn, Phổ Minh Tự, Thiên Cầm Sơn, Thập Châu, Ngải Sơn, Bạch Thành, Tản Viên Sơn, Ngưu Dương Động, Phật Tích Sơn, Câu Lậu Sơn, Hùng Vương Sơn, Lũng Sơn, Tây Hồ, Lý Ông Trọng Miếu, Lịch Sơn, Phụng Dực Sơn, Bồng Sơn, Nam Xương Châu, Thiên Đức Giang, Kim Ngưu Sơn, Tiên Du Sơn, Lục Đầu Giang, Phả Lại Tự, An Tử Sơn, An Thù Sơn, Quỳnh Lâm Tự, Mẫu Sơn, Côn Sơn, Ải Quan, An Kỳ Sinh đắc đạo xứ, Hồng Đàm, Vân Đồn Sơn, Đại Viên Sơn, Nam Cương, Đồng Trụ giới, Bắc Cương, Phân Mao Lãnh. Cộng là 38 địa danh mà đa số là tên núi non, chùa chiền và danh lam thắng cảnh. Bđ HĐ ghi trên biển Đông là Đại Hảicó đảo Khai Lanthì bđ ĐL ghi là Pulo Sisi (?) ngay trên địa điểm Hoàng Sa ở ngoài khơi cù lao Ré.

Tuy nhiên, bđ ĐL có ghi những địa danh mà bđ HĐ không ghi (kể từ trên xuống dưới và từ nam ra bắc): Solitudo (hoang địa), Rumoi(xứ mọi hay Rú mọi), Ran Ran(phủ Phú Yên có sông Đà Rằn), Nuoc Ngot(Nước Ngọt), nuoc man(nước Mặn) Ben da(Bến Đá), Pullucambi(Cù Lao Xanh) , Cuadai(Cửa Đại), Pulocatãcolaura(Cù Lao Ré), Bá Linh, Ciam(xứ Quảng Nam), Dinh Ciam(Dinh Chiêm), Hai fo(Hoài Phố, Hội An nay), Pulociampello(Cù Lao Đại Chiêm), Cuahan(Cử Hàn, Đà Nẵng nay), Dinh Ca(Dinh Cả), Hoa(Huế), Cua Say(Cửa Thầy), Dinh cũu(Dinh Cựu), Ke dai (?), Ke Hoa(Huế), Cua Sot(Cửa Rùm), ha huinh (?), Rum(thị trấn Rùm), Cua Ciua(Cửa Chúa), Ke len(Kẻ (đò) Lèn), Ke cu (?), Vang nai(Hoàng Mai), Cua bang(cửa Bang), van no(Văn Nho), An nuc(An Vực), Dien pho(Diễn Phố), Cua bic(Cửa Bích), Cua dai(Cửa Đáy), Ke bo(Kẻ Vó), Non khe(kẻ Non), Ke voy (Kẻ Vồi), Ha hoy(Hà Hồi), Kemaoc(Kẻ Mác, Ô Đống mác), Ke tru(Kẻ Trừ), Ke cou(?), Ke Coc(Kẻ Cốc), Cham ha(Chầm Hạ), Dangon(?), Longuam (?), Kemua(Kẻ mụa), Dai tiền (?), Chin tan (?), Caubang(Cao Bằng), Trang tay (?), Thich (?), Phoi Ke (?), Den ho (?), Tam dang (?), Ke ga (?), Ke fau(kẻ Sau), Ke fuoc(Kẻ Trước)… Công là 58 địa danh gồm toàn tên Nôm các thị trấn, làng mạc, địa điểm có liên quan đến sứ vụ truyền giáo.

Nói chung, 2 bản đồ này giống nhau về cơ bản địa lý tự nhiên và địa lý chính trị (quốc hiệu). Tuy nhiên bđ HĐ thể hiện địa lý lịch sử nước Đại Việt thời Lê Thánh Tông với cách phân ranh hành chính theo từng thừa tuyên (sau đổi ra xứ rồi trấn) cùng tên sông núi và danh lam thắng cảnh đương thời. Còn bđ ĐL thì thể hiện tình hình đất nước đã chia ra Đàng Trong và Đàng Ngoài. Bđ ĐL ghi tên các thừa tuyên Đàng Ngoài theo tục danh (ngoại trừ Thanh Hoá và Nghệ An) lại cũng không ghi khá đầy đủ các dinhở Đàng Trong tuy vẫn theo tục danh. Bđ ĐL thiên về tiếng Nôm và tục danh, không như bđ HĐ chỉ dùng chữ Hán.

Trước bđ ĐL 1650, Tây phương chỉ biết nước ta ở ngoài bờ biển và các hải đảo. Họ vẽ bờ biển Đàng Trong đúng hơn ở Đàng Ngoài vì ít lui tới Đàng Ngoài. Do đó, bđ ĐL cũng theo họ mà vẽ sai vịnh Bắc Việt, nhưng đã thêm được khá nhiều địa danh bên trong từ bờ biển lên tới cao nguyên. Ngoài ra, bđ ĐL đã ghi khá chính xác là ranh giới “Cua Say” chia nước ta thành 2 phần Tun Kinhtức Đàng Ngoài vài Cocincinatức Đàng Trong thật rõ ràng.

Bđ ĐL đặc biệt chú ý đến biển Đông nên đã ghi rõ Cù lao Ré(nay ta gọi là đảo Lý Sơn) và ngoài khơi khoảng hải phận Hoàng Sa ghi thêm Pulo Sisi(?) hầu như chú giải hải đảo Khai Lancủa bđ HĐ. Đến đây có nghi vấn tại sao Đắc Lộ không ghi là đảo Pracel hay Paracel? Nếu quan sát kỹ 2 bản đồ đang bàn ta sẽ thấy ngay từ thời Lý Trần hoặc ít ra từ thời Lê, dân ta đã khai thác và làm chủ biển Đông rồi, nếu đàu thời chúa Nguyễn (1600 – 1630) thiết lập đội Hoàng Sa và đội Bắc Hảilà hành động theo truyền thống từ xưa và để tái khẳng định chủ quyền trên biển Đông mà thôi.

Bản đồ Alexandre De Rhodes 1650 là bản đồ duy nhất của Tây phương đã căn cứ vào bản đồ Hồng Đức 1490 giúp cho độc giả hiểu biết tương đối đúng đắn đất nước ta ở 4 thế kỷ XV, XVI, XVII, XVIII vậy.

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Huế: Hội nghị về Nội tiết và Đái tháo đường năm 2025
Ngày 29/3, Hội Nội tiết và Đái tháo đường thành phố Huế phối hợp với Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 8 về bệnh nội tiết, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa năm 2025.

Tin mới

Thúc đẩy hoạt động đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN tại Việt Nam
Sáng ngày 29/4/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS. Bùi Thanh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng đồng chủ trì.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.
Khởi động Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 năm 2025
Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Khai mạc Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III
Ngày 26/4, tại Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc và vòng loại Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025.
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.