Xơ cứng cơ tứ đầu đùi: Làm ngắn và nhỏ chân
Theo TS Nguyễn Tiến Bình, Phó Giám đốc Học viện Quân y, xơcứng cơtứ đầu đùi là bệnh lý rất thường gặp trong lâm sàng. Các khoa ngoại chấn thương chỉnh hình của hầu hết các bệnh viện vẫn thường xuyên phải xử lý các trường hợp bị nhưvậy. Cách đây hơn chục năm, tình trạng này thường gặp hơn bây giờ, chủ yếu ở trẻ tuổi đi học. Khác với teo cơdelta, bệnh này không phải được phát hiện một cách ồ ạt, bởi các triệu chứng dễ nhận biết hơn. Thường thì các bậc phụ huynh sớm phát hiện những triệu chứng bất thường ở con mình, điển hình là trẻ không thể ngồi xổm được; hoặc nếu ngồi được thì xương bánh chè ở khớp gối cũng sẽ bị trật ra ngoài.
Dị tật bẩm sinh (sai khớp bánh chè bẩm sinh), chấn thương do va đập chảy máu ở cơtứ đầu đùi và đặc biệt là do tiêm kháng sinh. TS Bình giải thích, ngoài kỹ thuật tiêm không đúng quy định, việc pha chế thuốc không theo đúng liều lượng, chất lượng thuốc kém và quá hạn sử dụng cũng là những nguyên nhân quan trọng dẫn đến xơcứng cơtứ đầu đùi. ở tuổi mẫu giáo, trẻ thường hay bị viêm phế quản hoặc cảm cúm thông thường, và bác sĩ thường kê đơn tiêm kháng sinh. Với những trẻ nhỏ, để dễ tiêm, y tá thường hay chọn vị trí tiêm ởđùi. Chỉ cần tiêm nhắc đi nhắc lại nhiều lần vào một chỗ, hoặc pha hàm lượng thuốc không đúng chỉ dẫn (ví dụ, tiêm một lọ penicilin 1g phải pha với 5ml nước cất, nhưng vì ẩu, cẩu thả, y tá pha ít nước hơn, làm cho độ đậm đặc thuốc tăng lên, khả năng khuếch tán chậm hơn) cũng có thể dẫn đến nhiễm độc cơ, gây chấn thương làm xơcứng búi cơở đó.
Theo GS Nguyễn Xuân Nghiên, chuyên gia phục hồi chức năng, những di chứng mà xơcứng cơtứ đầu đùi để lại thường nghiêm trọng hơn teo cơdelta rất nhiều, vì ngoài những ảnh hưởng về thẩm mỹ, hội chứng này gây khó khăn nhiều cho việc đi lại, sinh hoạt bình thường của trẻ. Nếu đến một độ tuổi nào đó, trẻ bị xơhóa cơtứ đầu đùi không được xử lý thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nhưhạn chế gấp khớp gối, nếu cố gấp thì sẽ bật bánh chè ra. Điều đặc biệt nguy hiểm là nếu không được can thiệp đúng cách thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của chân: có thể làm ngắn chân, hoặc nhỏ chân lại. Theo logic, khi cơthể phát triển, chân cũng sẽ dài ra theo thời gian, nhưng dải cơbị xơhóa, không phát triển sẽ trì néo sự phát triển đó, khiến cho chân bên bị bệnh phát triển hạn chế hơn chân bên kia về chiều dài và độ nở. Nếu trong sinh hoạt hằng ngày, trẻ cố gắng kéo cho chân hoạt động bình thường thì có thể sẽlàm căng cơ, khiến xương bánh chè bị trật ra ngoài, gây nên những dị tật xấu.
Hiện nay, với các trường hợp xơcứng cơtứ đầu đùi, các bác sĩ chấn thương chỉnh hình thường xử lý bằng phẫu thuật nới dài sợi cơra, phù hợp với tốc độ phát triển chiều dài đôi chân trẻ. Sau phẫu thuật, trẻ sẽ phải luyện tập phục hồi chức năng một thời gian để kích thích cho cơđó phát triển bình thường. Hiện nay, được biết nhiều gia đình thường ngộ nhận những triệu chứng của xơhóa cơtứ đầu đùi với những dị tật bẩm sinh nên đã không cho trẻ đi chữa trị kịp thời, dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc. Vì thế, nếu có những triệu chứng nêu trên (nhưtrẻ khó ngồi xổm, hoặc ngồi được thì xương bánh chè trật ra ngoài - đặc biệt hay gặp ở các trẻ bậc tiểu học), các bậc cha mẹnên cho con đi khám để tìm nguyên nhân chính xác và có cách điều trị kịp thời.