Xây dựng, phát triển chính sách công và pháp luật ở Việt Nam
Là một tổ chức khoa học phi lợi nhuận tập hợp các học giả có tâm huyết nhằm nghiên cứu, chuyển tải và đề xuất kiến nghị với các cơ quan nhà nước và xã hội Việt Nam trong việc xây dựng, phát triển chính sách công, pháp luật, qua đó thúc đẩy sự hình thành và phát triển nhà nước pháp quyền, sự quản trị tốt và phát triển bền vững của Việt Nam.
GS.TSKH Đào Tri Úc – Chủ tịch Hội đồng IPL cho biết, mục tiêu của IPL là tổ chức và triển khai việc thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học về những vấn đề chính sách công và pháp luật ở Việt Nam. Ngoài ra, còn tổ chức các cuộc hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế về chính sách công, pháp luật cho các cơ quan nhà nước, cơ sở học thuật, doanh nghiệp và các chủ đề khác. Xây dựng và tổ chức thực hiện các khóa đào tạo và đào tạo lại ngắn hạn về pháp luật về chính sách công, về quản trị cho mọi đối tượng là các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tầng lớp nhân dân.
GS.TSKH Đào Tri Úc – Chủ tịch Hội đồng Viện Chính sách công và pháp luật phát biểu tại Hội thảoQuyền sống trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Ảnh internet)
“Chúng tôi còn biên soạn, xuất bản và phổ biến các ấn phẩm về chính sách công, pháp luật phục vụ mục đích tham khảo, giáo dục, đào tạo của những chủ thể khác nhau. Hỗ trợ chia sẻ kiến thức, thông tin và kinh nghiệm thực tiễn về chinhs ách công và pháp luật ở Việt Nam, thế giới”, GS Úc nói.
GS Úc cũng cho biết thêm, Trong thời gian vừa qua, IPL đã tổ chức được nhiều hội thảo như Hội thảo Quyền sống trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam; Hội thảo Liêm chính tư pháp – Các tiêu chuẩn quốc tế và pháp luật Việt Nam; Xem xét báo cáo đánh giá tác động của các dự án luật trình Quốc hội.. và còn rất nhiều hội thảo có liên quan tới chính sách công và pháp luật.
Như tại Hội thảo Quyền được sống trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, IPL mong muốn quyền sống là một quyền con người cơ bản được ghi nhận trong luật nhân quyền quốc tế. Quyền này từ lâu cũng đã được bảo vệ theo pháp luật của Việt Nam nhưng lần đầu tiên được hiến định một cách cụ thể trong Hiến pháp năm 2013. Theo Điều 19 Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật”.
Việc hiến định quyền sống là một trong những sự phát triển tiến bộ lớn trong chế định về quyền con người, quyền công dân của Hiến pháp năm 2013. Và chứng tỏ rằng Nhà nước Việt Nam quan tâm sâu sắc đến việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, pháp luật Việt Nam ngày càng phù hợp với các điều ước quốc tế về nhân quyền.
Rất nhiều phóng viên báo chí có mặt tại các cuộc hội thảo do Viện Chính sách công và pháp luật tổ chức (Ảnh internet)
Đặc biệt, tại Hội thảo Liêm chính tư pháp – Các tiêu chuẩn quốc tế và pháp luật, chúng tôi muốn có một nền tư pháp trong sạch, đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, là ý thức trách nhiệm nghề nghiệp, danh dự và lương tâm nghề nghiệp tư pháp, đấu tranh chống tham nhũng, bảo đảm sự trong sạch của tư pháp. Để bảo đảm cho liêm chính tư pháp, cần bảo đảm sự độc lập của tư pháp; bảo đảm năng lực tiếp cận công lý cho người dân nhằm thúc đẩy trách nhiệm của cơ quan tư pháp; có cơ chế giám sát hoạt động cơ quan tư pháp và cải cách tố tụng hình sự để tăng cường tranh tụng bình đẳng, GS Úc cho biết.
Rất nhiều đại biểu đưa ra các ý kiến đóng góp tại các hội thảo (Ảnh internet)
Còn về ấn phẩm, hiện chúng tôi đã xuất bản được rất nhiều cuốn sách như cuốn “Dân chủ trực tiếp – Sổ tay của IDEA International”; Kỷ yếu hội thảo về dân chủ trực tiếp – dân chủ cơ sở; Sự tham gia của nhân dân vào quy trình lập hiến; Các thiết chế hiến định độc lập; Kỷ yếu hội thảo An Giang; Kỷ yếu hội thảo khoa học Tổ chức bộ máy nhà nước theo Hiến pháp năm 2013, GS Úc nói.
Trong năm 2015 này, chúng tôi sẽ tiếp tục tiến hành các hoạt động nghiên cứu, đào tạo và phổ biến tri thức, khơi gợi những sáng kiến pháp luật và chính sách, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam. Thúc đẩy hoạt động quản trị tốt vì mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam.