Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 14/08/2014 16:44 (GMT+7)

Virus Ebola: Vì sao chưa có thuốc chữa?

  Virus Ebola lần đầu tiên xuất hiện hơn ba thập kỷ trước, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có phương pháp chữa cũng như thuốc đặc trị cho căn bệnh này. Theo các chuyên gia cho biết, virus Ebola là một trong những loại virus nguy hiểm nhất hiện nay, không chỉ vì tỷ lệ tử vong do nó gây nên rất cao, mà còn vì tính chất đặc biệt của loại virus này khiến cho các bác sĩ rất khó khăn trong việc nghiên cứu và điều trị.

Hiện nay, những người bị nhiễm virus Ebola chỉ được điều trị theo các liệu pháp nói chung, có nghĩa là chỉ hỗ trợ người bệnh chống chọi lại căn bệnh. Những người nhiễm virus Ebola thường sẽ được chuyền dịch (vì cơ thể bị mất nước), cộng thêm các phương pháp điều trị nhằm duy trì huyết áp và nồng độ oxy, có thể điều trị nhiễm trùng nếu các mụn nước trên da bị loét.

Vậy tại sao chúng ta vẫn chưa có phương pháp điều trị cụ thể hơn với dịch bệnh Ebola?

Một phần lý do vì dịch Ebola gây ra bởi một loại virus, chứ không phải một loại vi khuẩn thông thường. Các nhà khoa học trước đây cũng rất khó khăn trong việc tìm ra những phương pháp điều trị cho các căn bệnh mà virus gây ra, so với các căn bệnh do vi khuẩn, Derek Gatherer – một nhà nghiên cứu sinh học tại đại học Lancaster tại Anh, chuyên nghiên cứu về di truyền học và virus đã cho biết.

“Liệu pháp đề kháng virus đã tụt lại rất nhiều so với các liệu pháp đề kháng vi khuẩn trong nhiều thập kỷ trở lại đây”, Gatherer cho biết thêm: “đó là bởi vì virus là một tế bào nhỏ, chỉ sản xuất một lượng rất nhỏ protein. Do đó có rất ít “mục tiêu” để các nhà khoa học nghiên cứu và điều trị".Chính vì thế mà chúng ta rất khó để tìm ra một loại vắc-xin có thể chống lại virus Ebola. Ngay cả khi có một loại vắc-xin được điều chế và đưa vào cơ thể, thì hệ thống miễn dịch của chúng ta cũng không thể nhận biết được sự tồn tại của chúng.

Virus Ebola cũng có tốc độ phát triển rất nhanh chóng, do đó không có loại vắc-xin nào có đủ khả năng ngăn chặn một dịch bệnh vùng phát và lây lan.Cũng bởi tính chất nguy hiểm của nó, với tỷ lệ tử vong cao tới 90%, nên các nhà nghiên cứu phải làm việc với virus Ebola tại các cơ sở đặc biệt, trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ mà không phải ở đâu cũng có, cộng thêm số lượng hạn chế các thử nghiệm có thể tiến hành. Khiến cho việc nghiên cứu và tìm ra phương pháp điều trị gặp nhiều khó khăn và kéo dài.

“Chỉ có rất ít nơi trên thế giới đủ cơ sở vật chất để tiến hành nghiên cứu virus Ebola. Virus Ebola yêu cầu phòng thí nghiệm với mức độ an toàn sinh học 4, mức độ bảo vệ cao nhất”,Gatherer cho biết.

Bên cạnh đó, có khá ít người đã từng nhiễm virus Ebola, hay thậm chí rất ít người bị nhiễm mà còn sống sót. Khiến cho việc nghiên cứu sự phát triển và biến chứng của loại virus này trên cơ thể người gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra  tỷ lệ tử vong rất cao khiến các nhà khoa học rất khó để xác định các yếu tố sinh học nào có thể giúp người bệnh chống lại sự tấn công của virus Ebola.

Khi nhiễm phải virus Ebola, nó sẽ tấn công hệ miễn dịch của người bệnh, làm cho các mạch máu nhỏ bị vỡ, nhiều tế bào bị viêm vì nhiễm khuẩn. Các tổn hại mạch máu có thể dẫn đến huyết áp giảm và chứng suy đa tạng, khiến các cơ quan bên trong cơ thể bị suy yếu. Những trường hợp bị nhiễm Ebola đa phần là do tiếp xúc với các loài động vật bị nhiễm bệnh, hoặc tiếp xúc với các chất dịch cơ thể của người đã mắc bệnh như máu, đờm. Các triệu chứng ban đầu là sốt, đau mỏi cơ bắp, đau đầu, nôn mửa, tiêu chảy và phát ban, theo WHO.

Một số phương pháp điều trị Ebola hứa hẹn sẽ có hiệu quả đã được thử nghiệm trên động vật trong phòng thí nghiệm, trong đó có biện pháp sử dụng hợp chất can thiệp vào quá trình sinh sản của virus. Một phương pháp điều trị thử nghiệm khác đó là ngăn chặn các virus tiếp xúc với tế bào trong cơ thể, bằng cách ngăn chặn các protein trên bề mặt tế bào mà virus liên kết. Trong một thử nghiệm cách đây không lâu, 4 con khỉ trong phòng thí nghiệm đã sống sót sau khi nhiễm virus Ebola. Nhờ được tiêm kháng thể virus lấy từ loài chuột, có khả năng ngăn chặn sự nhiễm trùng.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.