VỀ NHỮNG KẾT QUẢ GÂY CHẤN ĐỘNG TỪ CUỘC THÁM HIỂM KHOA HỌC Ở HYMALAYA: Chúng ta thoát thai từ đâu?
Qua cuộc thám hiểm ở Hymalaya, Ấn Độ, Nepal, tiếp xúc với các nhà hoạt động tôn giáo phương Đông - những con người “đặc biệt” được chăm sóc những người ép xác trong dãy Hymalaya qua những cuộc đàm thoại với những người nắm được nhiều bí mật của các hang động và, nghiên cứu các tài liệu văn học và sách kinh của các tôn giáo, tác giả đưa ra giả thuyết về quỹ gen nhân loại tại nhiều điểm trên thế giới do nền văn minh Lemuri vô cùng phát triển từ xa xưa (bị huỷ diệt phần lớn do sự đụng độ của một hành tinh khác vào trái đất làm lệch trục trái đất và gây nên đại hồng thuỷ) lập nên và được người của nền văn minh Atlant (bị huỷ diệt đa phần cách đây 850.000 năm do sao chổi rơi xuống nhấn chìm đại lục Atlantic), rồi thêm những người đầu tiên của nền văn minh thứ năm chúng ta bổ sung vào. Theo mức độ linh hồn trong sáng, cao thượng, những người ép xác có thể sống nhiều triều đến nhiều nghìn năm dưới dạng bất động như đá. Quỹ gen nhân loại này được Thế giới kia và đất nước Sambala ngầm dưới mặt đất của những người Limuri chuyển xuống sống trong lòng trái đất, bảo vệ bằng năng lượng tâm linh và bất khả xâm phạm, chỉ những người được lựa chọn mới có thể tiếp xúc.
Quỹ gen nhân loại là sự đảm bảo cho sự tồn tại của nhân loại, bởi lẽ những người ép xác dưới các hang động là những nhân vật ưu tú nhất với tâm hồn trong sáng nhất, biết đồng cảm và yêu thương được sự chỉ bảo của thế giới kia, vào thời điểm cần thiết của nhân loại (cần truyền bá lối sống vì cái thiện, chống cái ác, dạy tri thức cho con người nhằm điều chỉnh, hướng dẫn và thúc đẩy sự tiến bộ) đã hồi sinh và xuất hiện như các đấng Phật, Tiên tri (Chúa Giêxu, Đức Mahomed, Isaac…) hé mở phần nào tri thức của không gian thông tin vũ trụ; hay khi trên trái đất xảy ra thảm hoạ toàn cầu, mất đi nền văn minh, thì những người ép xác là nguồn để phục sinh nhân loại.
Tác giả đã đưa ra giả thuyết lý giải sự tồn tại của các Kinh tự tháp Ai Cập, Nam Mỹ, cánh đồng đá ở nước Anh… là sản phẩm của những nền văn minh trước đây cao hơn nền văn minh của chúng ta; lý giải sự thống nhất của những nguyên lý cơ bản trong các tôn giáo rất khac, sự đồng nhất trong tư duy của các tộc người rất khác nhau trên thế giới - đó là tiếng mạch ngầm của Thế giới kia, của Trí tuệ Tối thượng.
Tác giả chứng minh các khái niệm cái Thiện, cái Ác là trường tháo ra, xoá tri thức, nhưng cái Thiện bao giờ cũng thắng cái Ác nhờ Tình yêu - trường xoắn vào tăng cấp, tăng năng lượng tâm linh. Tất nhiên tác giả không khẳng định các luận cứ của mình, ông chỉ đưa ra những chứng cứ, trích dẫn văn học và kinh thánh, đối chiếu, so sánh các quan niệm và dành cho độc giả quyết định tính đúng hay sai của chúng.
Có lẽ điều quan trọng nhất từ những nghiên cứu này là tác giả đã giương cao ngọn cờ nhân ái, kêu gọi con người hãy làm việc để tích luỹ tri thức, sống yêu thương, đồng cảm lẫn nhau, trừng phạt tội ác, quên mình cho lý tưởng nhân bản. Và chỉ khi nào trên thế giới này cái thiện toàn thắng đối với cái ác thì nhân loại mới có cơ may được Thế giới kia cho phép tiếp xúc với Trí tuệ Tối thượng, và khoa học và công nghệ của nhân loại mới có khả năng đạt tới đỉnh cao như nền văn minh Limuri.
Tóm tắt lại giả thuyết khoa học của Muldashev
Tôi cho rằng cuốn sách và những cuốn khác là giả thuyết khoa học do nhà khoa học Ernst Muldashev (người trực tiếp tổ chức nhiều cuộc thám hiểm khoa học ở dãy Hymalaya) đưa ra. Đây là một hành động rất đáng trân trọng khi mà gần như chúng ta cho rằng mọi câu hỏi của nhân loại đều đã được khoa học trả lời rõ ràng.
Có thể tóm tắt giả thuyết này như sau:
Trong lịch sử trái đất 4,6 tỉ năm đến nay đã từng có 5 chủng tộc người có kĩ thuật phát triển rất cao nhưng lần lượt bị tuyệt chủng do chiến tranh tranh. Họ đã sử dụng những loại vũ khí tối tân và chính những thứ vũ khí đó đã phá hủy sự cân bằng của thế giới, gây nên thảm họa toàn cầu phá hủy tất cả. Chúng ta là những thành viên của nền văn minh thứ 5.
Qua tiếp xúc với các nhà hoạt động tôn giáo phương Đông (Ấn Độ, Nepal) - những con người “đặc biệt” được chăm sóc những người ép xác trong dãy Hymalaya, qua đàm thoại với những người nắm được nhiều bí mật của các hang động và nghiên cứu các tài liệu văn học và sách kinh của các tôn giáo, tác giả đưa ra giả thuyết rằng ở khu vực hang động Tây Tạng (có thể ở tại nhiều điểm trên thế giới) có những người khổng lồ ép xác, năng lượng tâm linh vô tận đóng vai trò quỹ gen nhân loại có lập nên từ những nền văn minh Lemuri xa xưa.
Theo mức độ linh hồn trong sáng, cao thượng, những người ép xác có thể sống nhiều triệu đến nhiều nghìn năm dưới dạng bất động như đá. Quỹ gen nhân loại này được Thế giới kia và đất nước Sambala ngầm dưới mặt đất của những người Limuri chuyển xuống sống trong lòng trái đất, bảo vệ bằng năng lượng tâm linh và bất khả xâm phạm, chỉ những người được lựa chọn mới có thể tiếp xúc.
Quỹ gen nhân loại là sự đảm bảo cho sự tồn tại của nhân loại - những người ép xác là những nhân vật ưu tú nhất, quỹ gen phục sinh nhân loại. Vào thời điểm nhân loại xảy ra thảm họa họ sẽ hồi sinh truyền bá lối sống vì cái thiện, chống cái ác, dạy tri thức cho con người nhằm điều chỉnh, hướng dẫn và thúc đẩy sự tiến bộ (giả thuyết về sự uất hiện như các đấng Phật, Tiên tri hé mở phần tri thức của không gian thông tin vũ trụ).
Tác giả lý giải sự thống nhất của những nguyên lý cơ bản trong các tôn giáo rất khác, sự đồng nhất trong tư duy của các tộc người rất khác nhau trên thế giới - đó là tiếng mạch ngầm của Thế giới kia, của Trí tuệ Tồi thượng. Và điều quan trọng nhất, xuyên suốt các tư tưởng Trí tuệ tối thượng với mọi nền văn minh là:
* giương cao ngọn cờ nhân ái
* kêu gọi con người hãy làm việc để tích luỹ tri thức
* sống yêu thương, đồng cảm lẫn nhau
* trừng phạt tội ác
* quên mình cho lý tưởng nhân bản