Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 10/08/2006 00:24 (GMT+7)

Vài điểm cần lưu ý khi sử dụng thuật ngữ pháp lí tiếng Anh

Khi nói thuật ngữ khoa học nói chung và thuật ngữ pháp lí nói riêng, người ta thường nhấn mạnh tính đơn nghĩa vì chính tính chất này đảm bảo sự chính xác của thuật ngữ. Tuy nhiên trên thực tế có nhiều thuật ngữ pháp lí mang tính đa nghĩa, đặc biệt là trong tiếng Anh. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập tới một số đặc điểm khác biệt của thuật ngữ pháp lí tiếng Anh có quan hệ tới việc dạy và học ngoại ngữ chuyên nghành.

Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng thuật ngữ pháp lí trong tiếng Anh

Khi nghiên cứu và giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành luật, chúng tôi nhận thấy một thuật ngữ pháp lí trong tiếng Anh có thể có nhiều nghĩa, hoặc một khái niệm pháp lí có thể được thể hiện bằng nhiều thuật ngữ khác nhau.

1. Một thuật ngữ có thể có nhiều nghĩa

Tính đa nghĩa của một từ hay một thuật ngữ gây không ít khó khăn cho người học, người dạy, người nghiên cứu hay người cán bộ biên, phiên dịch.

Ví dụ thuật ngữ authority trong bài “Các nguồn của luật Anh” (“The sources of English law”), của cuốn giáo trình dạy tiếng Anh chuyên nghành luật (English for Law do Alison Riley viết), có tới ba nghĩa là: quyền lực, chính quyền, án lệ hay tiền lệ pháp. Chẳng hạn câu A court which is inferior in authority to another court is obliged to follow a court of supeior court authority if called upon to decide upon facts similar to facts already tried by the supeior court có thể hiểu là một toà án thấp hơn về mặt quyền lực đối với một toà án khác thì buộc phải tuân theo một toà án khác có quyền lực cao hơn khi được yêu cầu xét xử bởi toà án cấp cao hơn về mặt chính quyền khi được yêu cầu xét xử những tình tiết tương tự như những tình tiết đã được xét xử bởi một toà án cấp cao đó.

Hoặc cụm từ books of authority thường bị hiểu nhầm là sách có quyền lực, sách củachính quyền... Tuy nhiên chúng ta cần phải hiểu đó là những quyển sách trích dẫn có hiệu lực về mặt pháp lí như các văn bản pháp luật.

Hay động từ considercó rất nhiều nghĩa nhưng nghĩ để đi đến quyết định, cân nhắcxem xét cho rằng...Trong câu A practitioner who is asked to consider a legal matter will therefore look to the reported decisions of the courts,chúng ta có thể hiểu là :

+/ Một luật sư hành nghề người được yêu cầu xem xét một vấn đề pháp lí sẽ phải lưu ý tới các án lệ.

+/ Một luật sư hành nghề người được yêu cầu cân nhăc kĩ một vấn đề pháp lí sẽ phải lưu ý tới các án lệ.

Một thuật ngữ khác cũng hay gây nhầm lẫn cho người đọc là danh từ jurisdiction. Các từ điển ghi nhận từ này có các nghĩa quyền lực thi hành công lí áp dụng các đạo luật, quyền thực thi pháp lý, thẩm quyền xét xử, phạm vi quyền lực pháp lý có thể được thực thi...,làm cho người đọc không biết chọn nghĩa nào cho chính xác.

Ví dụ trong những câu sau đây : No distinction between public and private law jurisdiction has existed since the Court or star Chamber was abolished by singlejudges,thì ở câu thứ nhất thuật ngữ jurisdiction được hiểu là phạm vi quyền lực hayquyền lực thi hành công lí, còn ở câu thứ hai nó lại có nghĩa là thẩm quyền xét xử. Chúng ta có thể liệt kê rất nhiều thuật ngữ đa nghĩa như vậy ở các văn bản pháp luật trong tiếng Anh, nhưng khuôn khổ bài viết chỉ có hạn nên chúng tôi không thể nêu hết ra ở đây.

2. Một khái niệm có thể thể hiện bằng nhiều thuật ngữ.

Điều này còn gây khó khăn cho người đọc nhiều hơn, vì nếu như một thuật ngữ có nhiều nghĩa, chúng ta có thể tr cứu từ điển và cân nhắc nghĩa của thuật ngữ đó trong những ngữ cảnh cụ thể để chọn ra nghĩa thích hợp nhất, khi một khái niệm được thể hiện bằng nhiều thuật ngữ thì đòi hỏi người đọc không chỉ giỏi tiếng Anh, mà kiến thức còn phải vững vang về luật pháp của Anh.

Ví dụ khái niệm văn bản pháp luật được ban hành được thể hiện bằng nhiều thuật ngữ trong tiếng Anh như: legislation, statute, enacted law, legislative enactment, Act of Parliament, enacment, written law.

Hoặc như khái niệm án lệhay tiền lệ phápcũng không thể hiện bằng nhiều thuật ngữ như : Authority, precendent, law report, case law, binding case. Hay như tội giết người được biểu thụ bằng những thuật ngữ như: homocide, manslaughter, man killing...

Động từ ban hành cũng được thể hiện bằng nhiều thuật ngữ như : enact, promulgate...

Nhận xét

Do hệ thống luật pháp của hai nhà nước xuất phát từ những nguồn cơ bản khác nhau, luật Việt Nam thuộc hệ thống luật pháp xã hội chủ nghĩa, còn luật Anh thuộc hệ thống Common Law - thống luật, hay còn gọi là hệ thống pháp luật Anh - Mĩ, vì vậy hai hệ thống luật pháp này có những điểm khác biệt khá hơn. Chính vì vậy, ta không chỉ hiểu đúng và nắm chắc thuật ngữ, mà còn phải tìm hiểu tính đa nghĩa và sử dụng của chúng khi dạy - học tiếng chuyên nghành luật, hay khi sử dụng ngôn ngữ chuyên nghành này trong dịch thuật, nghiên cứu.

_______________________

Tài liệu tham khảo

1. Lê Hùng Tiến - Một số đặc điểm của ngôn ngữ pháp luật tiêng Việt. Luận án tiến sĩ, 1999.

2. Nguyễn Thị Bích Hà - So sánh các cấu tạo thuật ngữ kinh tế, thương mại trong tiếng Việt và tiếng Nhật, Luận án tiến sĩ 2000.

3. Hoàng Văn Hành - Về sự hình thành và phát triển tiếng Việt. Ngôn ngữ số 2/83.1983.

4. Bryon. A. Gerner. 2001 . Black’s Law Dictionnary of Law.

5.OxfordUniversityPress, 2002.

6. Từ điển pháp luật Anh - Việt. Nhà xuất bản khoa học xã hôi., 1994.

7. Dictionary of Law, Peter Collin Publishing. Third Edition, 2000.

8. Từ điển giải thích thuật ngữ luật học.Đại học Luật Hà Nội. Nxb Công an nhân dân, 1999.

Nguồn: Ngôn ngữ & Đời sống, số 4 (126), 2006

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.

Tin mới

Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Sơn La: Góp ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 6/5, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
CT Phan Xuân Dũng: LHH Bình Định góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển bền vững của tỉnh nhà
Trải qua 30 năm hình thành và phát triển (06/5/1995 - 06/5/2025), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định (LHH) đã khẳng định vai trò là tổ chức hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, là nơi quy tụ trí tuệ, lan tỏa tri thức, lực lượng nòng cốt phát triển KH&CN, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững của tỉnh nhà.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 05/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hội, các chuyên gia TVPB ở trung ương và tỉnh.
Thúc đẩy hoạt động đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN tại Việt Nam
Sáng ngày 29/4/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS. Bùi Thanh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng đồng chủ trì.