Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 17/10/2005 14:41 (GMT+7)

Ung thư qua lăng kính dinh dưỡng

Ý KIẾN NHÀ KHOA HỌC

GS.BS. Nguyễn Chấn Hùng , Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM:

Phòng ngừa bệnh ung thư bằng cách nào?


Muốn phòng chống ung thư thì phải biết bệnh ung thư là gì. Có thể “hiểu” bệnh ung thư một cách nôm na như sau: “Ung thư là một nhóm bệnh gồm hơn 100 loại có chung vài đặc tính cơ bản quan trọng. Mọi loại ung thư đều ảnh hưởng đến các tế bào của cơ thể- đơn vị cơ bản của sự sống. Ung thư nào cũng có sư tăng trưởng quá đà và sự tràn lan củacác tế bào không bình thường”. Có thể phòng ngừa được bệnh ung thư ở hai hình thức. Ngừa bệnh tập thể bằng cách “ Tránh cho tập thể khỏi tiếp xúc với những yếu tố nguy hiểm có thể gây ra hoặc tạo thuận lợi cho ung thư. Phát hiện và điều trị các thương tổn vốn lành tính (gọi là tổn thương tiền ung) nhưng về lâu dài có khả năng trở thành ung thư”. Mỗi người có thể tự ngừa bệnh bằng cách “Đừng hút thuốc. Lưu ý hút thuốc thụ động cũng có hại cho sức khỏe. Hạn chế uống rượu. Giữ vệ sinh thân thể, săn sóc kỹ răng miệng, vệ sinh sinh dục và sinh lý. ăn uống hợp lý, vận động thường xuyên, tập luyện thể dục thể thao, thể dục dưỡng sinh”.

7 triệu chứng báo động bị ung thư!


Đó là :

   - Có sự thay đổi thói quen của ruột và bọng đái;

    - Một chỗ lở loét không chịu lành;

    - Chảy máu hoặc tiết dịch (ứa nước, ứa chất nhờn hoặc máu) một cách bất thường;

    - Một chỗ dày lên hoặc một cục u ở vú hoặc một nơi nào đó trong cơ thể;

    - ăn không tiêu hoặc khó nuốt; Có thay đổi rõ ràng tính chất của một “mụn ruồi duyên”;

   - Ho dai dẳng hoặc khàn tiếng.


“Khi thấy một sự thay đổi sức khỏe trong người mà không thấy rõ nguyên nhân hoặc thấy một triệu chứng rất thông thường nhưng dai dẳng và lắm khi không đau đớn gì, tốt nhất là nên đi khám bệnh. Thầy thuốc sẽ hướng dẫn nên làm gì. Đừng “phát hoảng” lên, vì phần lớn không phải là ung thư, mà ngay cả khi bị ung thư nhưng được phát hiện sớm thì cơ may khỏi bệnh rất cao”.

Làm sao phát hiện sớm bệnh ung thư?


Trong khoảng từ 20 đến 40 tuổi, khoảng 3 năm/lần, nếu từ 40 tuổi trở lên thì mỗi năm/lần, nên đi “kiểm tra sức khỏe toàn diện có lưu ý về ung thư”; Phụ nữ đã lập gia đình hoặc đã có quan hệ tình dục nên đi thử tế bào (xét nghiệm Pap) và khám phụ khoa hàng năm để có thể phát hiện sớm ung thư cổ tử cung; Để phát hiện sớm bệnh ung thư vú, phụ nữ từ 20-39 tuổi cần đi khám kiểm tra (siêu âm) bộ ngực ít nhất 3 năm/lần, từ 40 tuổi trở lên thì 1-2 năm/lần; Từ 50 tuổi trở đi cả nam và nữ nên làm các xét nghiệm: tìm máu trong phân hàng năm, nội soi đại tràng mỗi 3 năm, nội soi ruột già mỗi 10 năm… để có thể phát hiện sớm bệnh ung thư đại tràng và trực tràng (ruột già và ruột cùng); Để phát hiện s?m ung thư gan, từ 40 tuổi trở đi ( nhất là người có nguy cơ cao - đã bị viêm gan siêu vi) nên đi khám và siêu âm bụng 2, 3 năm/lần; Để phát hiện sớm ung thư dạ dày từ 40 tuổi trở lên (nếu có bệnh sử viêm loét dạ dày) nên được nội soi bao tử 3,5 năm/lần, tùy trường hợp có thể làm thêm chụp bao tử có cản quang, thử tìm vi khuẩn Helicobacter pylori; Đàn ông từ 60 tuổi trở lên nên được thử dấu hiệu sinh học PSA khoảng 3năm/lần để phát hiện ung thư tuyến tiền liệt; Đàn ông trên 40 tuổi, (nhất là người có nguy cơ cao- nghiện thuốc lá nặng trên 10 năm) nên đi chụp phim phổi 1-2 năm/lần để phát hiện sớm bệnh “ung thư phổi”.

                                          

ThS. BS. Lê Ngọc Diện, Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM:


ĂN GÌ DỄ BỊ UNG THƯ?


Thực phẩm (gạo, bắp, đậu nành, đậu phộng…) bị nấm mốc có nguy cơ gây ung thư gan. Thịt nướng trên 250 độ C sẽ có nguy cơ ung thư đường tiêu hóa. Thực phẩm ướp muối hay ngâm muối là mối nguy cơ của ung thư dạ dày, vú. Rượu là nguy cơ gây ra ung thư hốc miệng, thanh quản, đại tràng, vú, gan, dạ dày. Chế độ ăn quá nhiều đường sẽ có nguy cơ bị ung thư tụy, vú, đại tràng. Bị thừa cân, béo phì cũng có nhiều nguy cơ bị ung thư dạ dày…


ĂN GÌ SẼ CÓ TÁC DỤNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ?


“Không chỉ có chế độ ăn mà cần phải có một chế độ vận động hợp lý. Có 3 nguyên tắc cơ bản để phòng ngừa ung thư là thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý (ăn đa dạng, ăn chừng mực, ăn thức ăn nguyên vẹn, gần với thiên nhiên…), chế độ vận động phù hợp , và giữ cơ thể cân đối. Có thể tăng cường hơn thực phẩm giàu chất xơ, có trong rau tươi, quả chín…(chất xơ sẽ có tác dụng thúc đẩy lưu thông ống tiêu hóa, lam giảm thời gian tiếp xúc các chất gây ung thư với niêm mạc ruột)…”.

                                                                                                           Nguồn :Khoa học phổ thông, Số tháng 9/2005

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Tiền Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Trọng tham dự hội nghị.
Gia Lai: Liên hiệp hội tổng kết năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Ayun H’But, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể của tỉnh.