Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 12/08/2005 14:16 (GMT+7)

Từ việc phát hiện ra 'hành tinh thứ 10': Cần định nghĩa lại Hệ Mặt trời?

Những hành tinh của Hệ Mặt trời

Từ thời cổ đại, bằng mắt thường loài người từ trái đất đã quan sát thấy năm hành tinh láng giềng của chúng ta. Người phương Đông gọi chúng theo hệ thống Ngũ Hành: Sao Thủy, Kim, Hỏa, Mộc và Thổ; còn người phương Tây gọi theo tên các vị thần: Mercury (thần Buôn bán), Venus (thần Ái tình), Mars (thần Chiến tranh), Jupiter (Chúa tể các vị thần) và Saturn (thần Nông).

Cùng với Trái đất, đây là những hành tinh bay quanh Mặt trời chúng ta, trong đó xa nhất là sao Mộc. Đặt khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời (150 triệu km) là 1 đơn vị thiên văn (Astronomical Unit, viết tắt: AU), thì sao Mộc cách Mặt trời 9,55 AU.

Nhờ có kính thiên văn, trong ba thế kỷ gần đây loài người phát hiện thêm ba hành tinh nữa nằm rất xa trong Hệ Mặt trời:

* Năm 1781, William Herschel (1738-1822, người Anh) phát hiện ra hành tinh thứ 7, cách Mặt trời 19,21 AU. Nó được gọi là Uranius, theo tên vị thần của bầu trời trong thần thoại Hy Lạp. Từ tiếng Hán, tên này được dịch nghĩa sang tiếng Việt thành Thiên Vương Tinh (Ngôi sao của vua trên trời).

* Năm 1846, Heinrich d"Arrest (1822 - 1875, người Phổ) phát hiện ra hành tinh thứ 8, cách Mặt trời 30,10 AU, được đặt tên là Neptune, theo tên thần cai trị biển cả trong thần thoại La Mã, hay còn gọi là Hải Vương Tinh (Ngôi sao của vua biển cả).

* Năm 1930, Clyde Tombaugh (1906-1997, người Mỹ) tìm ra hành tinh thứ 9. Nó được đặt tên là Pluto, tên vị thần cai quản địa ngục trong thần thoại La Mã, hay còn gọi là Diêm Vương Tinh (Ngôi sao của vua địa ngục). Tên Pluto được chọn còn vì nó bắt đầu bằng PL, hai ký tự viết tắt cho tên của Percival Lowell, nhà thiên văn đã đã tiên đoán về sự hiện diện của một hành tinh nằm ngoài Hải Vương Tinh.

Khi ấy không ít người cho rằng, sao Diêm Vương, cách Mặt trời tới 39,40 AU, đã nằm ở giới hạn tận cùng của Hệ Mặt trời rồi, sau sao này chỉ là vũ trụ bao la. Từ đó Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (Intemational Astronomical Union) định nghĩa Hệ Mặt trời của chúng ta có chín hành tinh như đã nêu ở trên, với sao Diêm Vương là hành tinh thứ 9 và cũng là hành tinh cuối cùng. Định nghĩa ấy tồn tại đến ngày nay.

Còn có "hành tinh thứ 10"?

Nhưng cũng có người cho rằng, bên ngoài sao Diêm Vương vẫn là một vùng thuộc "lãnh địa" của Hệ Mặt trời cần được tiếp tục tìm kiếm .

Và những cuộc tìm kiếm cuối cùng đã thu được kết quả: Trong ba năm trở lại đây, người ta đã tìm thấy một số thiên thể có kích thước gần tương đương với sao Diêm vương, như Quaoar, 2004 DW hay gần đây nhất là Sedna. Thiên thể băng giá này được phát hiện vào tháng 3 năm ngoái, cách mặt trời tới 86 AU, có đường kính khoảng 2.000 km.

Vậy là một cuộc tranh luận đã nổ ra xung quanh câu hỏi: Phải chăng Hệ Mặt trời còn có nhiều "hành tinh thứ 10", hay sao Diêm vương với đường kính 2.300 km (về thể tích chưa bằng 0,03 lần Trái Đất!) thật ra không phải là một hành tinh, mà chỉ là một trong rất nhiều tiểu hành tinh bay quanh Mặt trời, như Sedna, Quaoar, 2004 DW?

Cuộc tranh cãi ấy giờ lại bùng nổ, khi cuối tuần qua, báo chí Mỹ loan tin: Ba nhà thiên văn Michael Brown (Viện công nghệ California), Chan Truiillo (Đài quan sát Gemini ở Hawaii ) và David Rabinowitz (ĐHTH Yale) đã tìm ra "hành tinh thứ 10". Hiện vẫn được gọi theo ký hiệu là 2003 UB313, đây là thiên thể lớn nhất được tìm thấy trong Hệ Mặt trời kể từ sau phát hiện ra Hải vương tinh vào năm 1846. Được tạo nên bởi đá và băng, thiên thể này ước tính lớn gấp 1,5 lần so với sao Diêm vương, với đường kính trên 3000 km. 2003 UB313 nằm cách mặt trời tới 97 AU, tức là xa gấp gần 2,5 lần so với khoảng cách từ sao Diêm vương đến Mặt trời.

Nó bay trên một quỹ đạo lạ thường, không hề giống với quỹ đạo của các hành tinh khác. Các nhà thiên văn cho rằng có thể thiên thể này văng ra từ Hải vương tinh trong một quỹ đạo nghiêng chếch 44 độ. Nó được quan sát lần đầu tiên vào ngày 21-10-2003, nhưng giờ mới được khẳng định là một hành tinh.

Thứ 6 cuối tuần qua khi thông báo với hãng BBC (Anh) về phát hiện mới này, David Rabinowitz tuyên bố: "Hôm nay quả là một ngày đáng nhớ và năm nay cũng sẽ là một năm đáng nhớ". Tuy nhiên ông cũng phải thừa nhận: "Hôm nay thế giới đã biết rằng sao Diêm vương không phải là độc nhất vô nhị. Có cả những Diêm vương khác, chúng chỉ nằm xa hơn nên khó nhìn thấy hơn".

Tóm lại đã đến lúc các nhà thiên văn cần phải định nghĩa lại Hệ mặt trời. Nếu chúng ta chấp nhận Diêm vương là một hành tinh, thì chúng ta buộc phải coi thiên thể mới được tìm thấy là hành tinh thứ 10 của Hệ mặt trời, vì rõ ràng nó lớn hơn Diêm vương. Nếu không, chúng ta phải xác định lại Hệ mặt trời của chúng ta thật ra chỉ có tám hành tinh, và Diêm Vương chỉ là một trong những thiên thể lớn nhất trong số rất nhiều những tiểu hành tinh ở vùng ngoài (vành đai Kuiper) của hệ mặt trời. Từ 1992 đến nay có khoảng 800 tiểu hành tinh như vậy được phát hiện, trong đó ít nhất có bảy tiểu hành tinh có đường kính lớn hơn 1.000 km.

Bản thân Michael Brown cũng nói: "Nếu sao Diêm Vương được khám phá vào thời điểm hiện nay, chắc chắn không ai nghĩ tới việc gọi nó là một hành tinh, vì rõ ràng nó chỉ là một trong nhiều thiên thể ở vành đai Kuiper mà thôi".

Các hành tinh của Hệ Mặt trời
(khoảng cách từ gần nhất đến xa nhất so với Mặt trời/đường kính)

1. Sao Thủy (Mercury)
2. Sao Kim (Venus)
3. Trái đất
4. Sao Hỏa (Mars)
5. Sao Mộc (Jupiter)
6. Sao thổ (Sa tum)
7. Sao Thiên Vương (Uranus)
8. Sao Hải vương ( Neptune)

0,39 AU
0,72
1,00
1,52
5,20
9,55
19,21
30,10

4.878
12.104
12.756
6.787
14.2984
12.0536
51.118
49.528

 km

So sánh (ước tính):

Sedna
2003 UB313

86,0
97,0

2.000
3.000


                                     Nguồn: nhandan.com.vn  2/8/2005

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.