Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 31/07/2014 21:13 (GMT+7)

Tư lệnh Nguyễn Bình và ba văn kiện lịch sử trong những ngày đầu Nam bộ kháng chiến

  Nguyễn Bình tên thật là Nguyễn Phương Thảo, sinh năm 1909, hi sinh năm 1951, Anh hùng LLVTND, đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương (1946). Quê xã Yên Phú, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, Trung tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam (1948). Năm 1927, gia nhập Việt Nam quốc dân đảng. Năm 1930, bị địch bắt và đày đi Côn Đảo. Tại đây, Nguyễn Bình đã gặp và được các chiến sĩ cộng sản giác ngộ, ông ly khai Quốc dân Đảng, bị những kẻ cực hữu của đảng này đâm mù một bên mắt. Năm 1936, địch đưa ông về quản thúc tại quê nhưng Nguyễn Bình vẫn bí mật hoạt động. Tháng 6-1945, Nguyễn Bình thành lập Chiến khu Đông Triều. Trong cách mạng tháng Tám 1945, tham gia lãnh đạo, chỉ huy khởi nghĩa giành chính quyền ở Hải Phòng, Hải Dương.

Tháng 10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho Nguyễn Bình (lúc này đang là chỉ huy Chiến khu Trần Hưng Đạo ở vùng duyên hải Bắc bộ, thường gọi là Chiến khu Đông Triều) vào Nam với nhiệm vụ thống nhất các tổ chức vũ trang Nam bộ. Trước ngày Nguyễn Bình lên đường vào Nam, Bác Hồ đã ân cần căn dặn: “Tổ quốc trên hết! Tôi giao nhiệm vụ cho đồng chí Nguyễn Bình ái quốc, ái dân và bình thiên hạ cho an sinh hòa mục”.

Với tư cách là Phái viên của Bác Hồ và Trung ương, ngày 20-11-1945, Nguyễn Bình tổ chức “Hội nghị quân sự Nam Bộ” đầu tiên tại An Phú xã (Hóc Môn) với sự có mặt của đại diện các đơn vị Giải phóng quân liên quận, lực lượng võ trang Bình Xuyên, Cao Đai, Đệ tam Sư đoàn… Hội nghị đã thống nhất các lực lượng võ trang ở Nam bộ, lấy tên chung là Giải phóng quân Nam bộ, thống nhất biên chế hình thức chia đội (đối với lực lượng tập trung), phân chia khu vực hoạt động, đề ra những giải pháp tiến hành chiến tranh du kích. Hội nghị đã bầu Nguyễn Bình làm Tư lệnh Giải phóng quân Nam bộ, Vũ Đức (Hoàng Đình Giong) làm Chính ủy và Nguyễn Thành Phương (Cao Đài) làm Phó Tư lệnh. Nhân danh Tư lệnh Giải phóng quân Nam bộ, Nguyễn Bình công bố ba văn kiện sau đây.

1. Lời thề cứu nước

“Chưa thành công ta quyết chưa lui về.

Nam bộ mất, ta sẽ vì Nam bộ chết

Để vì dân tận diệt kẻ thù.

Đề vì nước hủy mình không sống nhục”

2. Thông báo số 2

“Hỡi đồng bào,

Pháp đã đầu hàng phát xít, nhân dân ta giành lại chánh quyền từ tay quân Nhật.

Nay Pháp núp sau quân Anh đồng minh trở lại xâm chiếm nước ta một lần nữa.

Hồ Chủ tịch đã thay đồng báo phát lời nguyền: “Thà chết chứ không chịu làm nô lệ lần nào nữa!”.

Như vậy là ta quyết chiến đấu đến cùng để giữ gìn chính quyền của ta.

Lịch sử từ ngàn xưa của ta Chiến là tất Thắng, Hòa là đầu hàng, là nô dịch. Hòa thì một Tô Định, một Liễu Thăng, một Sầm Nghi Đống cũng đè đầu, cưỡi cổ. Đánh thì Thoát Hoan dòng dõi Thành Cát Tư Hãn, Đông Điền, Hitsle, ta cũng đánh thắng.

Truyền thống của dân tộc ta được thể hiện qua cánh tay Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.

Một dân tộc kiêu hùng, một đánh hai mươi mà dám đánh và biết đánh thắng.

Một người con gái Việt Nam cũng mang trong mình cái hào khí đã ngang qua miếu thờ Sầm Nghi Đống trề môi cười khinh thị: “Ví thử tôi được làm nam tử thì sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu!”.

Trải qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn, thời nào cũng có người đánh thắng giặc, giữ được nước.

Bấy giờ đến lượt chúng ta phải đảm đương cái sứ mạng cao cả đó. Chúng ta quyết đánh và quyết thắng.

Tôi được lệnh vào Nam cùng đồng bào đánh giặc giữ nước. Với nhiệm vụ này tôi thề trước Tổ quốc, trước đồng bào rằng: Sẽ chiến đấu đến giọt máu cuối cùng, chưa thành công tôi không chạy trốn, chưa thành công tôi quyết không lui về. Nếu Nam bộ mất, tôi cùng chết với Nam bộ. Khẩu súng Wicker tôi mang theo người là vật kỷ niệm của đồng bào đồng chí thành Tô Hiệu (Hải Phòng) tặng tôi trông giờ đưa tiễn với ý thức dặn dò và gửi gắm niềm tin. Tôi đã lặng lẽ và xúc động nhận nó với lời tâm nguyện: “Vì dân, vì nước tận diệt quân thù và sẽ dùng nó tự sát khi phải cái nhục mất nước”.

Đây là cuộc toàn dân kháng chiến cứu nước, không phân biệt già, trẻ, gái, trai. Đồng bào hãy đồng tâm quyết đánh và quyết thắng.

Chống giặc tại nhà, tại làng, thôn, ấp, suối, rừng. Không cộng tác với giặc, không buôn bán, làm công cho giặc. Thực hiện triệt để vườn không nhà trống.

Đối với địch, thực hiện 3 không: không nghe, không thấy, không biết.

Đánh địch bằng mọi thứ vũ khí, không có súng thì dùng dao, bai, cuốc, xẻng, gậy gộc…

Chúng ta quyết đánh và quyết thắng”.

3. Thông báo số 2

“Hịch chống xâm lăng có 3 điều chống:

1. Chống hợp tác với giặc.

2. Chống tổ chức và hoạt động vô chánh phủ.

3. Chống khủng bố, ức hiếp nhân dân.

Từ ngày 20 tháng 11 năm 1945, các lực lượng võ trang sẽ thống nhất quân hiệu: giải phóng quân Nam bộ.

Ngoài lực lượng chánh quy, các tỉnh còn tổ chức các đơn vị trợ chiến gồm địa phương, gồm dân quân du kích, gọi là dân quân.

Các tổ chức võ trang nhiều hay ít, tập thể hay cá nhân không nằm trong hệ thống Quân giải phóng kể trên coi như hoạt động bất hợp pháp, phải giải tán để tránh tình trạng manh động, vô chánh phủ”.

Cùng với những lời căn dặn ân cần của Bác, những lời thế, lời hịch trên đã được Tư lệnh Nguyễn Bình thực hiện trọn vẹn cho đến ngày ngã xuống – ngày 29-9-1951 tại xã Srê pốc, huyện Sê Sai, tỉnh Stung Treng, Campuchia trong cuộc hành trình hết sức gian nan trên đường ra Bắc báo cáo với Bác Hồ, với Trung ương về tình hình kháng chiến ở Nam bộ.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.