Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 18/07/2006 20:56 (GMT+7)

Tự chủ trong hoạt động khoa học- công nghệ: Muốn chuyển sang doanh nghiệp, phải có thị trường

Khó xác định nhiệm vụ để chuyển đổi

Theo nghị định, các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tổ chức dịch vụ KH-CN mới thuộc đối tượng chuyển đổi thành tổ chức KH-CN tự trang trải kinh phí hoặc doanh nghiệp KH-CN. Còn những tổ chức nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược chính sách phục vụ quản lý nhà nước thì không phải chuyển đổi.

Trong khi đó, theo lãnh đạo Sở KH-CN các tỉnh, thành thì hiện nay còn nhiều trung tâm, viện nghiên cứu vừa thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản vừa nghiên cứu ứng dụng. “Trong một tổ chức KH-CN vừa nghiên cứu cơ bản vừa nghiên cứu ứng dụng thì phải xác định thế nào để chuyển đổi hay không chuyển đổi”, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Hoàng Văn Quân thắc mắc.

Ông Quân cho biết, hiện Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam có tới 30% hoạt động công ích như dự báo phòng chống lũ lụt, thiên tai… thì liệu 30% hoạt động công ích này có được tiếp tục cấp kinh phí hoạt động không hay ăn theo các hoạt động khác của viện khi chuyển sang cơ chế tự chủ?

Còn ông Nguyễn Hoàng Hạnh, Phó giám đốc Sở KH-CN tỉnh Tiền Giang cho rằng hiện mỗi sở KH-CN đều có một trung tâm thông tin- tư liệu có vai trò khá quan trọng. Trung tâm này không tạo ra nguồn thu mà phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách. Như vậy, sẽ chuyển đổi theo hình thức nào: sáp nhập hoặc giải thể?

Chuyển sang doanh nghiệp- khó trăm bề

Ông Huỳnh Phước, Phó Giám đốc Sở KH-CN Đà Nẵng, khẳng định: “Với thế mạnh là nghiên cứu khoa học, việc tạo ra nguồn thu là rất khó. Do đó, trước mắt chúng tôi chỉ dám lên đề án chuyển đổi sang cơ chế tự trang trải kinh phí hoạt động. Còn về lâu về dài mà chuyển sang cơ chế doanh nghiệp hiệu quả hơn thì chúng tôi xin đề xuất chuyển sang”.

Đồng thuận với ý kiến này, lãnh đạo Sở KH-CN các tỉnh, thành và các viện nghiên cứu cũng cho rằng thật khó để hoạt động hiệu quả nếu chuyển ngay sang loại hình doanh nghiệp. Bởi vì khi chuyển sang doanh nghiệp thì phải hoạt động theo luật doanh nghiệp, nghĩa là phải đăng ký kinh doanh, phải có vốn, phải có loại hình kinh doanh hoặc dịch vụ để tạo ra nguồn thu, trong khi những tổ chức KH-CN vốn lâu nay sống nhờ bao cấp, chỉ chuyên về nghiên cứu mà không quan tâm nhiều đến kinh doanh.

PGS-TS Nguyễn Xuân Mãn, Viện trưởng Viện Cơ học Ứng dụng thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, lo lắng: “Muốn chuyển đổi thành doanh nghiệp KH-CN đòi hỏi phải có thị trường KH-CN. Trong khi thị trường này ở nước ta chỉ mới manh nha. Vậy thì doanh nghiệp KH-CN nghiên cứu, sản xuất ra công nghệ, kỹ thuật khó bán được sản phẩm. Mà không bán được thì doanh nghiệp lấy gì mà sống?”.

PGS-TS Nguyễn Xuân Mãn đề nghị có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp KH-CN về vốn, thuế. Mặt khác, các tổ chức KH-CN lâu nay được đầu tư hoạt động bằng ngân sách, do vậy khi chuyển sang doanh nghiệp thì rất khó xoay xở trang thiết bị, cơ sở vật chất.

Thủ trưởng được trao quá nhiều quyền

Nghị định 115/2005/NĐ-CP cho phép thủ trưởng các tổ chức KH-CN được quyền quyết định việc sắp xếp, điều chỉnh tổ chức nhân sự của đơn vị... mà theo TS Bùi Văn Sáu, Giám đốc Sở KH-CN tỉnh Vĩnh Long, thủ trưởng tổ chức KH-CN đã nắm trong tay “quyền sinh quyền sát”. Nếu một thủ trưởng có tâm huyết, có đạo đức và trách nhiệm thì không nói làm gì nhưng nếu ngược lại thì thật khó cho đơn vị đó phát triển. Tuy nhiên, theo Vụ trưởng Vụ tổ chức- biên chế Bộ Nội vụ Nguyễn Đức Chiến, mặc dù thủ trưởng tổ chức KH-CN có thực quyền nhưng không phải dễ dàng lạm dụng được. Cụ thể là Nghị định nêu rõ trước khi quyết định về quy chế tiền lương, tuyển dụng, chi tiêu…, thủ trưởng đơn vị phải thông qua công đoàn để đảm bảo dân chủ, phải được 2/3 cán bộ - viên chức thông qua trước khi ban hành… 
Nguồn: SGGP, Số 10441, 18/7/2006

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

Tin mới

Phát triển kinh tế báo chí trong chuyển đổi số
Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, đặc biệt là sự thay đổi mạnh mẽ trong hệ sinh thái truyền thông, chuyển đổi số là một trong những giải pháp cấp thiết và quan trọng hàng đầu nhằm đạt mục tiêu “hiện đại hóa” hoạt động báo chí theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”.