TS Chu Hảo, Giám đốc Nhà Xuất bản Tri Thức: Gấp rút truyền bá tri thức nhân loại
“Bàn về tự do” của J.S. Mill, “Thế giới nhưtôi đã thấy” của Albert Einstein, “Tâm lý học đám đông” là những cuốn sách nổi tiếng đầu tiên nằm trong dự án “Tủ sách tinh hoa tri thức thế giới” vừađược Nhà xuất bản Tri thức (Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho ra mắt bạn đọc.
Báo Khoa học và Đời sống đã có cuộc trao đổi với TS Chu Hảo, Giám đốc NXB Tri Thức. Ông cho biết nhìn lại lịch sử, chúng ta kinh ngạc khi thấy nhiều tác phẩm lớn về tưtưởng, lịch sử của phương Tây với những tác giả nổi tiếng nhưMontesquieu, Russeau, Henry Buckle, J.S.Mill... đãđược dịch ra tiếng Nhật từ rất sớm, vào nửa đầu thời Minh Trị Thiên Hoàng (1870-1885). Trung Quốc cũng tiến hành những bước đi tương tự trong quá trình canh tân đất nước, từ năm 1902 đến 1907. Nhưvậy, chúng ta đã đi chậm sau Nhật Bản 120 năm, chậm sau Trung Quốc 100 năm.
- Chúng ta đã bị muộn nhưvậy, theo ông nên bắt đầu từ đâu?
Thà muộn còn hơn không. Điều quan trọng chúng ta nên làm hiện nay là gấp rút phổ biến các tưtưởng nền tảng của thế giới, để từ đó làm vườnươm cho giới trí thức sau này. Hầu hết các sáchđược dịch ra tiếng Việt đến nay đều chủ yếu là các tác gia Trung Quốc nhưKhổng Tử, Lão Tử, Trang Tử... và một số tác gia phương Tây nhưMarx, Nietzsche, Freud... Trong khi đó rất nhiều tác gia mà trước tác của họ có thể coi là nền tảng của hệ thống tưtưởng văn minh phương Tây và thế giới nhưPlaton, Aristote, Darwin, Newton, Kant, Hegel...hầu nhưchưa hềđược dịch ra tiếng Việt, ngoại trừ một số trích đoạn lẻ. Vì thế, chúng tôi cho rằng cần phải bắt đầu bằng việc dịch và truyền bá cho mọi người những cuốn sách quan trọng nhất, mang tính nền tảng của tri thức và tưtưởng nhân loại.
- Kho tàng trí tuệ thế giới mênh mông, chúng ta sẽ tiến hành “phổ cập” theo phương thức nào?
Riêng về khoa học xã hội và nhân văn, triết học đông tây kim cổ... có thể gói gọn trong 500 cuốn sách quan trọng nhất. Có thể tham khảo danh mục này theo nhiều cách nhưtừ đề xuất của các nhà khoa học cho từng chuyên ngành hoặc tham khảo tưliệu từ các học giả và nhà thưviện học thế giới như500 cuốn sách cần thiết để đọc suốt đời của Phillip Ward ... Trong đó có những trước tác lớn thuộc các nền văn hoá và thời kỳ hầu nhưcòn xa lạ với Việt Nam nhưẢ Rập-Hồi giáo, Ba Tư... Dự án sẽ sử dụng những phương pháp tốt nhất để đề ra danh mục này và sẽ sửa chữa bổ sung hàng năm trong quá trình triển khai dự án.
-Vấn đề thẩm định, dịch thuật cũng nhưkinh phí để thực hiện dự án...được chuẩn bị ra sao?
Các sách trong Dự án Tủ sách Tinh hoa Tri thức Thế giới sẽđược thẩm định và biên tập bởi các hội đồng thẩm định chuyên ngành. Danh mục sẽđược chia thành các môđun riêng biệt, theo từng nhóm ngành. Các ban chuyên ngành sẽ tuyển chọn các dịch giả có uy tín nhất ở trong và ngoài nước để mời dịch số đầu sách thuộc chuyên ngành của mình. Bản dịch sau khi hoàn tất sẽđược nghiệm thu chất lượng bởi các hội đồng thẩm định chuyên môn.
Chi phí dịch thuật khoảng 15-20 tỷ đồng cho 500 đầu sách. Dự kiến chi phí cho toàn bộ dự án thực hiện trong khoảng 10 năm là khoảng 33-38 tỷ đồng. Số sách bình quânđược dịch, biên tập và xuất bản mỗi năm là 50 cuốn. Kinh phí sẽđược huy động từ các nguồn vốn xã hội; các tổ chức phi chính phủ, đại sứ quán, quỹ quốc tế; các trường học, viện nghiên cứu; các cá nhân, công ty, xí nghiệp.
Xin cảmơn Tiến sĩ
GS Chu Hảo và các đồng nghiệp tại Nhà xuất bản Tri thức còn dự định trong năm 2007 sẽ công bố website “Bản đồ Tri thức Thế giới” nhằm mục đích cung cấp một chỉ dẫn cho mọi người về kho tri thức cơbản của nhân loại. Nhìn vào tấm bản đồ (xanh-đỏ), chúng ta có thể hình dung người Việt Nam đã cắm mốcđược những điểm nào và còn để trống những điểm nào.
Nguồn: KH&ĐS, Số 64 Thứ sáu 11/8/2006