Truyền tín hiệu Internet qua... đường ống dẫn ga
Nethercomm dùng các "đầu mối" truyền và nhận tín hiệu radio băng thông cực rộng để phát tín hiệu không dây thông qua đường ống dẫn gas cùng lúc hệ thống này chuyển khí đi. Nếu như gặt hái được thành công, ý tưởng này sẽ tạo nên tác động lớn đối với thị trường băng thông. Thường thì nhiều công ty đã vấp phải rào cản là danh mục phân loại DSL của Cơ quan truyền thông liên bang Mỹ, theo đó các nhà cung cấp dịch vụ độc lập bị hạn chế sử dụng đường cáp hay điện thoại sẵn có để tiếp cận với khách hàng dùng băng thông rộng.
Đường ống dẫn ga có thể là một giải pháp tốt vì hệ thống này phục vụ hơn 70% hộ gia đình và hơn 35% doanh nghiệp ở Mỹ. Chi phí truyền tải cũng có thể thấp hơn với khoảng 500 USD đầu tư lắp đặt cho một khách hàng. Trong khi đó, đầu tư cho DSL qua đường dây điện là 1.000 USD/ khách hàng và nối cáp đến từng nhà tốn đến 2.000 USD chi phí ban đầu.
Chuyên gia phân tích về công nghệ di động và không dây Craig Mathias nhận xét: "Về mặt lý thuyết điều này có thể thực hiện được". Nhưng ông không chắc kỹ thuật truyền tín hiệu không dây trong đường ống dẫn khí hoạt động đến mức độ nào.
Chính EarthLink cũng đang quan tâm đến ý tưởng này. "Chúng tôi vẫn đang xem xét tính khả thi của công nghệ. Đường dẫn ga nối đến rất nhiều hộ gia đình và điều này thật thú vị", Phó chủ tịch của hãng, Kevin Brand, bày tỏ.
UWB đang được áp dụng để cải tiến công nghệ truyền thông với tốc độ tải dữ liệu cao và có thể "lấn át" các tín hiệu không dây khác. Từ trước đến nay, việc truyền dữ liệu UWB trong các đường ống chôn ngầm dưới đất đều không gây sự cố và do đó có thể thực hiện trong các đường ống dẫn gas.
Một số giải pháp đã được thử nghiệm như công nghệ truyền UWB qua đường dây điệncủa hãng EarthLink, dùng WiMax của BellSouth nhưng đều có mặt hạn chế. Các mạng Wi-Fi và WiMaxđều không cung cấp được loại băng thông rộng cần thiết để hỗ trợ các ứng dụng có dung lượng lớn như truyền hình HD vì tốc độ chỉ đạt 75 Mb/giây. Dịch vụ của BellSouth cũng chỉ thực hiện được 1,5 Mb/giây.
Nguồn: vnexpress.net 12/11/2005