Trồng tiêu trên cây trụ muồng đen - Một kiểu canh tác bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cao
Trồng tiêu trên cây trụ sống vừa tạo được độ che bóng cho vườn tiêu vừa đảm bảo trụ cho tiêu leo bám. Ở nước ta, nhiều vùng trồng tiêu có kinh nghiệm tốt trong việc sử dụng cây trụ sống cho tiêu, các loại cây trụ sống thường gặp là lồng mức, mít, keo dậu, muồng cườm, anh đào (đỗ mai) ........tùy theo tập quán từng địa phương.
Dùng cây muồng đen (Cassia siamea)làm trụ sống cho tiêu có thể xem là một phát hiện mới về một loại trụ sống thích hợp cho vùng Tây Nguyên. Trước đây, người ta cho rằng cây muồng đen có tán lá quá rậm rạp ít thích hợp cho trồng tiêu, tuy vậy khi được trồng với mật độ thích hợp và rong tỉa cây trụ sống hợp lý, nhiều mô hình trồng tiêu trên cây trụ muồng đen ở huyện Krông Ana đã đạt được năng suất tiêu rất cao vào thời kỳ kinh doanh, từ 4-5 tấn tiêu đen/ha.
Ngoài trồng thuần tiêu trên trụ muồng đen, thì các mô hình trồng xen tiêu trong các lô cà phê dựa vào các hàng đai rừng và cây che bóng là muồng đen cũng đã góp phần đa dạng hoá cây trồng, đa dạng hoá sản phẩm trong các vườn cà phê. Một ha cà phê với 200 - 370 trụ tiêu là cây muồng đen trồng làm đai rừng chung quanh và che bóng trong lô có thể đạt 3,6 tấn cà phê nhân và 1,11 tấn tiêu đen. Việc trồng tiêu phân tán trên các hàng đai rừng và cây che bóng còn có thể hạn chế được điều kiện lây lan của các loại bệnh nguy hiểm do các cây tiêu không tập trung gần nhau. Đây là một kiểu canh tác bền vững cần được chú trọng nhân rộng.
1. Kỹ thuật trồng tiêu trên cây trụ muồng đen
Nguồn: binhdien.com