Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 09/07/2014 17:17 (GMT+7)

Triều Nguyễn với công cuộc bảo vệ biển đảo Tổ quốc thế kỷ XIX

  Cuốn sách là kết quả của Hội thảo khoa học "Triều Nguyễn với công cuộc bảo vệ biển đảo Tổ quốc vào thế kỷ XIX" do Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức cuối năm 2013. Với sự góp mặt của các nhà nghiên cứu có uy tín được nhiều người biết đến như GS.TSKH Vũ Minh Giang, PGS. TS Đỗ Bang, TS. Phan Thanh Hải, Th.S Nguyễn Quang Trung Tiến, Th.S Bùi Văn Tiếng, và các nhà nghiên cứu trẻ đầy triển vọng như: TS. Đỗ Quỳnh Nga, Th.S Lê Tiến Công, Th.S Đoàn Anh Thái, Th.S Bùi Gia Khánh. Bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng đều có một điểm chung trong phương pháp nghiên cứu là công phu, nghiêm túc, khoa học, có tìm tòi, các tác giả đã góp công sức và trí tuệ của mình để làm nên sức nặng của cuốn sách. Sức nặng ấy không chỉ ở độ dày của cuốn sách, mà chính là sự kết tinh của hàm lượng khoa học.

Với một khối lượng tài liệu khá lớn và phong phú đã thu thập được trong quá trình triển khai đề tài nghiên cứu cơ bản cấp nhà nước "Tổ chức và hoạt động bảo vệ biển đảo Việt Nam giai đoạn 1802 – 1885", "Trong nhiều tài liệu quý giá có đầy đủ các Châu bản triều Nguyễn liên quan mật thiết đến Hoàng Sa, Trường Sa, đặc biệt là nguồn tư liệu khảo sát thực địa cho đề tài do Hội KHLS Thừa Thiên Huế tổ chức, trong đó kết quả thu được có giá trị khoa học lớn nhất là đợt khảo sát đảo Lý Sơn vào tháng 8 năm 2013". Đó chính là nét khác biệt làm nên một Hội thảo mang tính chuyên đề đang nóng và được xã hội quan tâm, cũng là phần hồn làm nên cuốn sách đáng đọc và suy ngẫm. Đáng đọc, bởi cuốn sách cung cấp cho người đọc cái nhìn lịch sử khách quan về Triều Nguyễn – với tư cách là triều đại đầu tiên quản lý lãnh thổ, lãnh hải trong đó biển đảo với một không gian đất nước như Việt Nam đang có hiện nay (đặc biệt là việc khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa từ lâu đã thuộc về Việt Nam, với những luận chứng khoa học và tư liệu quý, đầy sức thuyết phục, khó có thể chối cãi). Đó là một thành tựu quan trọng của triều đình Huế trong thế kỷ XIX đã để lại cho hậu thế một di sản lịch sử quý giá, đáng tự hào và trân trọng. Suy ngẫm, là để đánh giá đúng công lao, vai trò của triều Nguyễn trong việc tổ chức quản lý biển đảo để rút ra bài học kinh nghiệm cho hôm nay, để có một chiến lược lâu dài, có cách ứng xử tỉnh táo, sáng suốt, linh hoạt, phù hợp với công cuộc giữ gìn và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc (đặc biệt là biển đảo) trong xu thế hội nhập và phát triển của thế giới, nhất là những tháng ngày này, khi Trung Quốc ngang ngược hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa của Việt Nam, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc, đặt chúng ta trước một thử thách mới cam go và khắc nghiệt. Hơn bao giờ hết, những bài học của cha ông từ trong dặm dài thẳm sâu của lịch sử, nhất là dưới triều Nguyễn về công cuộc bảo vệ biển đảo Tổ quốc thế kỷ XIX vẫn còn nguyên giá trị, mà cuốn sách nói trên đã phần nào nói lên điều đó.

Cuốn sách "Triều Nguyễn với công cuộc bảo vệ biển đảo Tổ quốc thế kỷ XIX" do Hội KHLS Thừa Thiên Huế phối hợp với NXB Đà Nẵng ấn hành là sự xuất hiện đúng lúc, mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam về Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời tiếp nối lòng yêu nước nồng nàn vốn là một truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta, là sức mạnh to lớn và thần kỳ để chúng ta đánh thắng mọi kẻ thù hung hãn nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

Xem Thêm

Kỷ niệm 5 năm thành lập báo điện tử Tầm nhìn
Tại Lễ kỷ niệm thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Phan Tùng Mậu đã chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn nhân dịp 5 năm thành lập, ghi nhận những thành quả mà...
Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975
Chiến dịch lịch sử  Lúc này, tập đoàn phòng ngự lớn của địch ở Sài Gòn - Gia Định tuy số lượng còn đông nhưng đã bị chia cắt, cô lập cao độ và sức chiến đấu đã giảm sút hẳn. 
Vẻ đẹp đặc hiệu của nhà trí thức
Vàng là đẹp, là quý giá. Nhưng không phải vàng nào cũng giá trị như nhau? Có vàng thật, có vàng giả, có cả mạ vàng như thật. Học thức và bằng cấp cũng vậy. Có học thật, có học giả, có bằng thật, có bằng giả như thật. Đại...
Mùa Xuân là Tết trồng cây
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đề xướng, tổ chức, xây dựng Tết trồng cây trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, sôi nổi và bền vững. Tháng 11-1959, nhân đợt thi đua lấy thành tích mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Bác Hồ vui Tết đón Xuân trong lòng Tổ quốc
Tết Mậu Tý (1948) Tết mừng chiến thắng Thu Đông năm Đinh Hợi phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc và phấn khởi mừng thọ Bác Hồ 58 tuổi: Chính phủ họp nghe Bộ Quốc phòng báo cáo chiến thắng giặc Pháp tại An toàn khu.
Đại tướng Lê Trọng Tấn - Những ngày đầu cách mạng
Giữa năm 1942, tôi đến một cơ sở cách mạng ở làng Lương Yên. Đang nói chuyện thì một quân nhân trong bộ đồ nhà binh Pháp ở phía cổng đi vào. Tôi lánh sang buồng bên cạnh nói chuyện với các em đang học. Khi người ấy về, chủ...

Tin mới

84 giải pháp đoạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (Vifotec) đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).
Bí thư TW Đảng Nguyễn Trọng Nghĩa: Hoạt động của LHHVN ngày càng đổi mới, ổn định và phát triển
Phát biểu tại buổi làm việc với LHHVN, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã khẳng định những thành quả, nỗ lực của LHHVN trên chặng đường hơn 40 năm hình thành và phát triển, đồng thời nhận định hoạt động của LHHVN có nhiều đổi mới, ổn định, phát triển hơn.