Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 17/10/2005 14:13 (GMT+7)

Trao giải cuộc thi ‘Sáng tạo kỹ thuật của nhà nông’ lần I: Tính ứng dụng của các công trình rất cao

Nhân dịp này, Tiến sĩ Hà Phúc Mịch - Phó Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, Trưởng ban chỉ đạo cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật của nhà nông” - đã có cuộc trao đổi:

- Các giải pháp kỹ thuật của nông dân tập trung vào những lĩnh vực nào, thưa ông?

- Các công trình dự thi thuộc nhiều lĩnh vực như trồng trọt, chăn nuôi, công nghệ sinh học, cơ khí nông nghiệp, chế biến nông sản và các ngành nghề nông thôn... Điểm nổi bật của các công trình là tính ứng dụng rất cao, có ý tưởng xuất phát từ thực tế và sau khi thành công đều quay lại phục vụ cho sản xuất và đời sống của nông dân. Bên cạnh đó, nhiều công trình là những giải pháp cải tiến, ứng dụng một cách có hiệu quả các quy trình công nghệ, thiết bị kỹ thuật vốn chưa phù hợp với  điều kiện thực tế ở Việt Nam .

- Ban tổ chức dựa trên những tiêu chí nào để trao giải cho các sáng kiến?

- Có bốn tiêu chí tính điểm cho các sáng tạo. Thứ nhất: Sáng kiến có tính mới, tính sáng tạo so với trình độ kỹ thuật chung ở trong nước. Đó phải là những giải pháp lần đầu tiên được thực hiện ở trong nước (không trùng lặp với giải pháp đã được công bố hoặc đã áp dụng tại Việt Nam trước ngày nhận hồ sơ), chưa từng nhận các giải thưởng khác đã được tổ chức ở trong nước.

Thứ hai, sáng kiến phải có hiệu quả kinh tế xã hội cao hơn các giải pháp kỹ thuật tương tự đã biết ở Việt Nam , quá trình áp dụng không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và xã hội. Lợi ích của sáng tạo có thể được tính bằng tiền hoặc không tính bằng tiền.

Thứ ba, giải pháp phải có khả năng áp dụng rộng rãi trong điều kiện nước ta, nó đã được áp dụng, hoặc đã được thử nghiệm, sản xuất thử, hoặc chứng minh được khả năng áp dụng có hiệu quả tại một địa phương cụ thể. Riêng giải pháp được trao giải nhất là giải pháp có hiệu quả kinh tế - xã hội cao, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương hoặc của đất nước, có khả năng áp dụng vào thực tế cao. Cụ thể: trường hợp lợi ích giải pháp được tính thành tiền, giá trị làm lợi của nó phải đạt từ 300 triệu đồng/năm trở lên. Nếu không tính bằng tiền thì giải pháp đó phải tạo ra những luận cứ khoa học để thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, hoặc của đất nước; được áp đụng tối thiểu ở ba cơ quan, đơn vị độc lập hoặc ít nhất có 1.000 người được hưởng lợi lâu dài từ kết quả áp dụng giải pháp kỹ thuật.

- Sau hội thi này, Hội có giúp các tác giả phổ biến những sáng kiến ra toàn quốc?

- Thông qua các cơ quan thông tin đại chúng, Hội sẽ quảng bá rộng rãi những sáng kiến này tới đông đảo hội viên, nông dân. Hội cũng sẽ xây dựng một cuốn kỷ yếu về các tác giả cũng như những công trình sáng tạo của họ gửi tới tất cả các cấp Hội trong cả nước. Trong cuộc thi lần này, các tác giả cũng đã gửi đĩa VCD giới thiệu về các sáng kiến kỹ thuật và khả năng ứng dụng của nó, Hội sẽ giúp họ đưa những hình ảnh này tới đông đảo hội viên, nông dân và tiếp tục gửi tham dự Cuộc thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc.

- Cuộc thi "Sáng tạo kỹ thuật của nhà nông" có được tổ chức thường xuyên?

- Để khơi dậy các phong trào sáng tạo, cải tiến kỹ thuật của nông dân, T.Ư Hội sẽ tiếp tục tổ chức các cuộc thi sáng tạo nhà nông với quy mô lớn hơn, thu hút đông đảo hội viên, nông dân trong cả nước tham gia và kêu gọi các tổ chức, cá nhân tham gia tài trợ. Năm 2006, thực hiện Quyết định số 117/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, T.Ư Hội sẽ thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ. Quỹ này có nhiệm vụ hỗ trợ, động viên, giúp đỡ các giải pháp kỹ thuật của nông dân. Đây được coi là "bà đỡ" cho những sáng kiến của nông dân.

12 công trình được trao giải thưởng

Giải nhất:

Máy bóc vỏ tách hạt bắpcủa ông Huỳnh Thái Dương, thôn 1, xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.

Giải nhì:

Kỹ thuật trồng và chăm sóc dứa Queen vụ xuân, thu quả trái vụ mang hiệu quả kinh tế caocủa ông Nguyễn Xuân Trường, xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

Máy bóc vỏ đậu phộngcủa ông Đào Kim Tường, thôn Phước Thọ, xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

Máy bơm nước đạp châncủa ông Nguyễn Tất Hải, xóm Bãi Kè, xã Đông Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.

Giải ba:

Bình tuyển giống nhãn giồng Vĩnh Châucủa ông Phạm Chí Nguyện, A6, quốc lộ 1A, phường 2, thị xã Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.

Kỹ thuật khoanh cành vải thiều khắc phục hiện tượng ra hoa, đậu quả cách nămcủa ông Nguyễn Xuân Tiệp, thôn Đoàn Kết, xã Quý Sơn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

Sản xuất phân bón hữu cơ tổng hợpcủa ông Nguyễn Trường Sinh, xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây.

Cải tiến dụng cụ sạ lúa lai theo hàngcủa ông Đoàn Y, ấp Xây Đá A, xã Hồ Đắc Kiện, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.

Giải khuyến khích:

Máy gieo hạt đậu tương trên đất 2 lúacủa ông Nguyễn Hữu Tỳ, xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây.

Thiết bị cấp nhiệt lò sấy thuốc lá bằng than tổ ongcủa ông Lâm Văn Thắng, 626 ấp Toàn Lập, xã Tiên Thuận, huyện Bến Cầu (Tây Ninh).

Máy gặt lúa rải hàng cải tiếncủa ông Nguyễn Kim Chính, thôn Đại Ân, xã Cái Nhơn, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

Điều chỉnh vị trí ra hoa trái bưởi da xanh theo ý muốn góp phần tăng năng suất cây trồng/nămcủa ông Lê Văn Hoa, 200/12 ấp Tân Phú, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.


Nguồn: nhandan.com.vn 11/10/2005

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.