Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 09/04/2009 16:05 (GMT+7)

Trao đổi về “nghèo rớt mồng tơi”

Mới nghe thì có lí. Nhưng xét kĩ lại khó thông. Áo tơi mà chỉ còn cái mồng tơi thì ai còn mặc làm gì cho vướng? Nó còn đâu giá trị che mưa, che gió Lào? Cái mê nón người ta còn đội vì dù sao nó còn che được cái chỏm đầu! Vả lại, “rớt mồng tơi” không thể cùng nghĩa với “rớt hết, rụng hết chỉ còn cái mồng tơi”. Nghèo xơ xác như cái mồng tơi còn có lí.

Theo tôi, “nghèo rớt mồng tơi” là một thành ngữ rất phổ biến. Nó là kết quả của một kiểu tạo thành ngữ đặc biệt của người Việt. Ta có thể tìm được khá nhiều ví dụ xưa nay: gắt như mắm tôm, dốt đặc cán mai, mê tít thò lò, say trán quý tị, già cóc đế đại vương…

Mỗi thành ngữ loại này đều có hai vế hàm ý so sánh nhưng chúng lại không mấy có quan hệ về ngữ nghĩa! Giữa “nghèo rớt” và rớt mồng tơi, “gắt gỏng, cáu gắt” và “mắm tôm mặn gắt”, “dốt đặc” và “ mai đặc”, mê tít và tí thò lò; say trán và tràn quí tị; cóc đế và đế đại vương… có mấy tương đồng về nghĩa đâu. Nhưng giữa chúng lại có một yếu tố đồng âm. Và, chính nó là cầu bắc, là mối dây liên hệ chủ yếu để nối hai vế lại, tạo ra một sự hài hước, dí dỏm khá thú vị, một sự so sánh ngẫu hứng, một sự kết đôi “cọc cạch” mà bây giờ, nếu cứ cố công truy tìm về sự tương đồng ngữ nghĩa, nhiều khi khó lí giải? Nghèo rớt là nghèo lắm (cùng nghĩa với nghèo xơ, kiết xác…) còn rau mồng tơi dớt, ăn rất mát có bao giờ chỉ cảnh nghèo? Cáu gắt, nhăn nhó và mắm tôm mặn gắt thì có quan hệ gì với nhau? Mê tít là mê lắm còn con thò lò, quay tít thì nó có vì ai đâu? Con cóc đế là con cóc già, đầu bạc phếch thì có họ hàng gì với hoàng đế, đại vương? Khi xưa, những năm Quý Tị nước thường to, gây lụt tràn mênh mông mà lại ghép với say tràn là say nghiêng ngả, loạng choạng, bừa bãi…

Chung quy chỉ vì giữa chúng có một từ đồng âm (hoặc có nghĩa phái sinh nhưng đã quá xa với nghĩa gốc… đến nỗi khó nhận ra họ nữa). Người ta đã vin vào sự đồng âm đó để “ví lấy được” tạo nên một sự nghịch lí gây cười, một sự so sánh ngộ nghĩnh. Sự trái lô gíc nào mà chẳng mang hài hước, châm biếm? anh ta nghèo rớt mồng tơi! Lão già đế đại vương còn chơi trống bỏi…

Cách cấu tạo thành ngữ kiểu này, nay vẫn phát triển. Để chỉ người tính tình dở hơi, hâm hấp, xưa có thành ngữ cám hấp trên vung. Nay, những kẻ ẩm ương, người ta nói ẩm I Xê.Nếu không ở thời điện tử làm chi có thành ngữ này. Thời bao cấp rượu quốc doanh độc quyền nên mới có rượu quốc lủi bởi những người bán rượu dân nấu theo phương pháp truyền thống phải trốn tránh, lủi như cuốc. Ngày xưa có thành ngữ “ngồi lê buôn chuyện”. Từ ngày nhà nông có trồng loại dưa lê thơm ngon mát bổ, thế là có thành ngữ Buôn dưa lê!

Tóm lại, với cách cấu tạo này, bộ phận so sánh thường là những cụm từ hoàn chỉnh (rớt mồng tơi, tít thò lò, đặc cán mai, ẩm I. C); bộphận được so sánh thường chỉ là một từ (nghèo, say, dốt…) có khi ẩn hoàn toàn (Đồ… cám hấp trên vung, làm gì mà gắt như mắm tôm thế, tao đang… buôn dưa lê…) Tất cả đều do người ta bỏ bớt những yếu tố đồng âm đi cho gọn để dễ truyền miệng. Nó dốt đặc như cán mai thành “dốt đặc cán mai”. Anh ta đang trồng cây si….

Rất có thể “nghèo rớt mồng tơi” được sáng tạo theo lô gíc này nhưng khi vào miền trong người ta lại hiểu theo cách của họ bởi ý nghĩa khái quát của thành ngữ không khác gì cả, cũng như: “Đánh trống bỏ dùi”, nơi thì hiểu Dùilà cái dùi trống, nơi lại hiểu là “những tiếng trống khẩu lệnh”. Tất cả đều chỉ người làm việc cẩu thả, thiếu trách nhiệm. Người làm nghề sông nước thì nói: Vụng chèo khéo chống, nhưng người có truyền thống hát chèo lại cho là Vụng chèo khéo trốngmới đúng. Tuy nhiên về nghĩa đều giống nhau là lấy cái khéo này khoả lấp cái vụng kia. Bây giờ, giải thích về thành ngữ, tục ngữ mà cứ nhất thiết nó phải là thế này, thế nọ, nhiều khi sa vào cực đoan, duy ý chí, bởi văn dân gian có xuất xứ cụ thể đâu? Đã truyền miệng thì dị bản, dị âm là rất dễ xảy ra.

Bởi lẽ đó, tôi xin trình bày thiển kiến của mình, mong được rộng bàn.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
"Sắp xếp lại giang sơn” là bước đi lịch sử
Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh và có bài phát biểu với nhân dân Thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước.
Phối hợp thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
Vừa qua, Viện Tài chính vi mô và Phát triển cộng đồng (MACDI) - tổ chức trực thuộc VUSTA - đã có buổi làm việc và ký kết thỏa thuận hợp tác với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế và Liên hiệp hội tỉnh nhằm triển khai Dự án “Thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại An Giang, Bắc Ninh và Hòa Bình với sự tham gia của nhóm hỗ trợ trẻ hòa nhập”.
Công bố giải thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI
Sáng ngày 30/6, Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức Công bố các quyết định khen thưởng và trao thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI (2024 – 2025). Tham dự có các thành viên trong Ban Tổ chức Hội thi; các tác giả, nhóm tác giả của 23 giải pháp, đề tài đạt giải tại Hội thi lần này.
Đoàn công tác VUSTA làm việc với CDC tỉnh Quảng Ninh về công tác phòng/chống HIV/AIDS
Chiều ngày 27/6, Đoàn công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC) nhằm đánh giá tiến độ, kết quả triển khai các hoạt động trong khuôn khổ dự án Quỹ toàn cầu - VUSTA về phòng, chống HIV/AIDS.
Thanh Hóa: Sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và phát động Giải thưởng Sáng tạo KHCN năm 2025
Ngày 27/6/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng lần thứ 4 nhiệm kỳ 2024 - 2029 về sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2025, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và phát động tham gia Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2025 (Giải thưởng).
An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.