Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 26/10/2006 15:39 (GMT+7)

Trần Đức Thảo - Sự ngơ ngác của người lữ hành vất vả

Không phải đợi đến khi là sinh viên trường Đại học Sư phạm Văn khoa, học bộ môn "lịch sử tư tưởng nhân loại" tôi mới biết giáo sư Trần Đức Thảo, mà từ năm 1952, tôi đã là một trong những người đón ông ở khu học xá Nam Ninh, Trung Quốc, trên đường ông về nước tham gia kháng chiến. Nhưng trong số hơn nghìn người mít tinh đón ông, có lẽ không nhiều người như tôi lại đã từng đọc bài viết rất xúc động của ông thay mặt sinh viên và trí thức Việt Nam du học ở Pháp bày tỏ nhiệt tình yêu nước nồng nàn đối với đất nước vừa giành được độc lập hồi tháng 8 -1945. Bài viết, đúng hơn là thư gửi về Tổ quốc được in trên tờ Cờ giải phóng, cơ quan của Đảng Cộng sản Đông Dương, in rất đẹp, giấy trắng tinh, chữ Cờ giải phóngmàu đỏ tươi, in ở nhà in IDEO, Tràng Tiền, và theo tôi nhớ chỉ ra được sáu bảy số rồi thay bằng Sự thậtcủa Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác.

Ông Nguyễn Đình Thi viết: " Mấy năm sau, những ngày về Hà Nội, tôi được biết anh Trần Đức Thảo làm Trưởng khoa Trường đại học của ta", người ta cũng gọi ông là Chủ nhiệm khoa Sử! Chiếc thẻ sinh viên năm thứ ba ban Văn học năm học 1955-1956, tôi vẫn giữ làm kỷ niệm, với chữ ký của giáo sư Trần Đức Thảo với chức danh Phó giám đốc trường Đại học Sư phạm Văn khoa, một chữ ký giản dị, không kèm theo họ, chữ "t" ký như chữ "t" viết thường chứ không viết hoa, đủ chứng minh sự lầm lẫn của ông Thi. Vậy đó, giáo sư Trần Đức Thảo là Phó giám đốc trường Đại học Sư phạm Văn khoa bên cạnh giáo sư Phó Giám đốc Nguyễn Mạnh Tường chứ không phải là trưởng khoa. Cũng xin nói thêm, " trường đại học của ta" trong câu trích của Nguyễn Đình Thi rất mơ hồ, cả nước (miền Bắc) lúc đó mới chỉ có ba trường đại học, Đại học Văn khoa do giáo sư Đặng Thai Mai làm giám đốc, Đại học Sư phạm khoa học, giám đốc là giáo sư Lê Văn Thiêm và Đại học Y dược khoa giám đốc là giáo sư bác sĩ Hồ Đắc Di. Tới khi hai lớp Văn ba và Sử ba chúng tôi tốt nghiệp tháng 7 - 1956, tháng Chín, tháng Mười năm đó mới có thêm ba trường đại học Tổng hợp, Bách khoa và Nông lâm.

Cái ấn tượng sinh viên lớp chúng tôi nhớ mãi là sau mỗi bài giảng, giáo sư Trần Đức Thảo thường nhún vai, khoát tay, nở một nụ cười ngơ ngác như có ý nói: "Thế đấy, lịch sử phát triển của tư tưởng nhân loại nó như thế đấy, thật chẳng hề đơn giản chút nào!" Thầy dành nhiều thì giờ nhất để giảng về Hegel, và ở Hegel chủ yếu là hạt nhân duy lý: Cái gì có lý, cái ấy tồn tại, cái gì tồn tại, cái ấy có lý(ce qui a raison, existe, ce qui existe a raison). Có lẽ người lữ hành vất vả cũng như một số môn đệ của thầy ở lớp Văn ba chúng tôi suốt đời vẫn ngơ ngác về cái mệnh đề xem ra vô cùng đơn giản mà lại hóa ra hết sức phức tạp này, dẫu cả thầy và một số học trò đã phải đi thực tế ở nông trường hoặc hợp tác xã, ít nhất cũng dăm ba tháng, nhiều tới một vài năm để thể nghiệm cái mệnh đề đó.

Ông Nguyễn Đình Thi viết: " Những năm 60, tôi thấy anh Thảo vất vả nhiều, và anh còn gặp một nỗi buồn trong đời tư". Vất vả thì khỏi phải nói rồi. Một lần khoảng năm 66-67 gì đó, tôi thấy thầy ở chợ Hàng Da. Thầy đi chiếc xe đạp Peugeot con vịt, chúng tôi vẫn gọi đùa chiếc xe trẻ con Liên Xô thầy đi bằng cái tên như thế, vì người thầy cao lớn như Tây, đi chiếc xe trẻ con trông rất ngộ. Thầy đang mặc cả mua một bó củi nứa to bằng chiếc vỏ phích, nứa chẻ đôi xếp quay lưng vào nhau rỗng như một ổ rốc két. Tôi lặng lẽ quan sát người lữ hành mặc cả: "Hào rưỡi có được không?" "Cái ông này, củi nứa chứ báu ngọc gì mà nói thách". Cuối cùng, sau những ngày đi thực tế, chẳng biết đầu óc người lữ hành có thực tế hơn chút nào không, nhưng cũng đành chấp nhận giá hai hào, tuy chỉ mua một bó (có thể chỉ đủ tiền mua một bó, hay là vẫn hi vọng đun hết, mua ở chợ khác được giá hào rưỡi chăng?). Nhìn nét mặt ngơ ngác của thầy giữa cái có lý và đang tồn tại, tôi quyết định thôi không đến chào thầy nữa, thầy đi đằng thầy rồi, tôi đi đằng tôi. Lúc này, tôi đã bỏ nghề viết văn được ba bốn năm, lòng lại bỗng thấy trăm mối tơ vò, lại muốn vồ ngay lấy bút ngồi vào bàn viết.

Còn nỗi buồn riêng của thầy mấy năm cuối thập kỷ năm mươi lẽ ra chẳng nên khơi lại làm gì nhưng vì ông Thi đã đụng tới nó và nó lại có đoạn kết thúc hơi bi hài, ít người biết, thiết tưởng cũng nên nói ra. Nỗi buồn riêng, đó là đứa con mới sinh ít lâu bị chết, vợ bỏ đi lấy một người khác ở vị thế chắc chắn hơn, nhiều ánh hào quang hơn. Tới khi người lữ hành vất vả đã đi trọn con đường của mình, lọ tro hài cốt từ bên Pháp gửi về được quản ở nhà tang lễ 125 Phùng Hưng, người vợ cũ chẳng hiểu sao bỗng nhớ tới tình xưa nghĩa cũ, khăng khăng kiến nghị đòi đưa lọ tro vào nghĩa trang Mai Dịch, chẳng hiểu do động lòng thương xót hay muốn nhân đó phủ thêm chút hào quang lên nhân cách của mình. Nhưng cái lý do đó có thể tồn tại. Muốn vào Mai Dịch, phải có Huân chương Độc lập hạng Nhất hoặc cao hơn hoặc theo tiêu chuẩn khác, Tang chế chíđã ghi rõ, trong khi đó người lữ hành vất vả chỉ được huân chương độc lập Hạng Ba. Dùng dằng hơn bốn mươi ngày lưu lại ở 125 Phùng Hưng cuối cùng lọ tro đành đưa ra khu A nghĩa trang Văn Điển.

Nếu quả thực con người có linh hồn và sau khi chết đi, linh hồn vẫn còn tồn tại, tôi tin chắc linh hồn người lữ hành vất vả vẫn chưa hết ngơ ngác trước đoạn cảnh "Thế là finita la comedia" này.

Nguồn: Văn nghệ, số 44, 01/11/2003

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
HỘI KH&CN HKVN ĐỒNG HÀNH CÙNG CHUỖI HỘI THẢO QUỐC TẾ CỦA IATA “AIR CARGO DAY VIỆT NAM 2024”
Ngày 07-08/11/2024 tại Thủ đô Hà Nội, Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế IATA và Công ty Cổ phần Triển lãm Hàng không Việt Nam, cùng với sự phối hợp của Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam và Hội Khoa học và Công nghệ Hàng không Việt Nam tổ chức chuỗi sự kiện Hội thảo khoa học này.