Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 27/02/2023 00:34 (GMT+7)

Trần Đại Nghĩa với sự lựa chọn đúng đắn trước thời cuộc lịch sử

Có thể gọi lớp thế hệ trí thức đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là “lớp trí thức tinh hoa và độc bản” (không có phiên bản thứ 2) về nhân cách và tài năng. GS Trần Đại Nghĩa của chúng ta là ngọn cờ trong lớp trí thức tinh hoa ấy.

tm-img-alt

GS. Trần Đại Nghĩa (đeo kính) và Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Bên phải) tại Triển lãm vũ khí của ngành quân giới, năm 1950.

Nhìn lại giai đoạn 1930 - 1945, nền giáo dục Nho học suy vi mà như Ngô Tất Tố đã miêu tả trong tác phẩm “Lều chõng” . Còn Vũ Đình Liên trong bài thơ “Ông đồ” đã phải luyến tiếc, xót xa thốt lên: “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?”.

Nền giáo dục Tây học (học văn hóa Pháp và khoa học kỹ thuật phương Tây) lên ngôi. Học sinh đua nhau thi tú tài Tây để tìm học bổng sang Pháp du học. Trường hợp của GS Trần Đại Nghĩa nằm trong trào lưu Tây học.

Lớp trí thức này đa số là xuất thân từ “tầng lớp khá giả” (tầng lớp trên) có điều kiện tài chính, một số gia đình có truyền thống khoa bảng thì cố gắng xoay xở cho con theo học để tìm cơ hội lập thân, thoát nghèo.

Số lượng trí thức giai đoạn này không nhiều (khoảng trên dưới 250 người có trình độ đại học, còn giáo sư, tiến sĩ thì chỉ đếm vài ba lượt trên đầu ngón tay, tập trung vào một số ngành nghề phục vụ cho bộ máy chính quyền và để thực hành kiếm sống, chủ yếu là y dược, luật khoa, canh nông, công chính, sư phạm.

Lớp trí thức Tây học có phông văn hoá khá rộng, được thi tuyển kỹ càng, được đào tạo cơ bản, nên đại đa số là đích thực người có tài cao, nhân cách đáng kính, giàu lòng yêu nước và tự tôn dân tộc.

Do địa vị xã hội nên họ có điều kiện giao lưu và tiếp xúc với văn hóa và kỹ thuật phương Tây, đã sớm nhận ra học tập để tiến thân để lập nghiệp là phải đi theo con đường Tây học (học tập văn hóa và khoa học kỹ thuật phương Tây). Nhưng dù theo “Tây học” họ vẫn chịu ảnh hưởng truyền thống “Nho học” và quay sang tìm những tinh tuý của phương Đông để làm giàu kiến thức. Họ có thể: “Cầm bút lông viết chữ Hán thơ Đường, thơ Nguyễn Trãi, thơ Nguyễn Du; cầm bút sắt viết chữ Pháp và bàn luận về Montesquieu về Voltaire về Rousseau bằng tiếng Pháp. Họ là những người “nói tiếng Pháp thạo hơn tiếng mẹ đẻ”. Ví dụ trường hợp của Tạ Quang Bửu, Nguyễn Khắc Viện là một điển hình.

Lớp trí thức Tây học ở trong tình thế bị ràng buộc “chịu ơn” mẫu quốc Pháp về kinh tế (học bổng) và một số chế độ ưu đãi trong quá trình theo học như chế độ ăn ở, đi lại, khám chữa bệnh, tuyển dụng vào ngạch quan chức và công chức có chế độ lương bổng cao v.v...

Nhưng một nghịch lý là mẫu quốc Pháp lại đang đô hộ Việt Nam. Sẵn có dòng máu yêu nước Lạc Hồng, phương châm của lớp thanh niên trí thức này “Dân tộc phải được giải phóng” . Vậy, sự ràng buộc “chịu ơn mẫu quốc” chỉ còn là thứ yếu. Khi có điều kiện chín muồi: một chính đảng cách mạng lãnh đạo, một lãnh tụ anh minh, họ sẽ lựa chọn đứng vào đội ngũ toàn dân đấu tranh giải phóng dân tộc.

GS Trần Đại Nghĩa cũng là một bậc trí thức như vậy. Xuất thân từ một gia đình cha là nhà giáo có tư tưởng cấp tiến, mẹ và chị gái làm nông tần tảo nuôi con và em ăn học. Sau khi ông đậu tú tài bản xứ (Việt) thì thi đậu tiếp tú tài Tây (tú tài mẫu quốc) và tìm được học bổng du học Pháp qua sự giúp đỡ của nhà báo Dương Văn Ngưu. Năm 1935 lấy bằng kỹ sư, sau đó lần lượt lấy bằng cử nhân toán Đại học Bách khoa Paris, Đại học Mỏ, Đại học Điện, Đại học Sorbone, Đại học Cầu đường, rồi ra làm việc tại Trường quân sự hàng không Pháp. Năm 1942 sang Đức làm việc tại Xưởng chế tạo vũ khí. Năm 1945, chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, ông trở lại Pháp và gặp Bác Hồ rồi được Bác đưa về nước phục vụ kháng chiến từ cuối năm 1946. Giáo sư đã mất 11 năm (1935 – 1946) tích lũy kiến thức để nuôi chí lớn.

Bởi vậy, khi Cách mạng tháng Tám 1945 nổ ra, tuyệt đại đa số trí thức đã tham gia theo nhiều hình thức khác nhau, vị trí khác nhau, góp phần vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, lập nên nước Việt Nam mới, với nền Cộng hòa Dân chủ mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đứng đầu là Hồ Chủ tịch.

Nhà trí thức Trần Đại Nghĩa đã có sự lựa chọn đúng đắn trước bước ngoặt lịch sử là ngay sau ngày ký Tạm ước Pháp - Việt (Fontainebleau) 14- 9- 1946, kỹ sư Trần Đại Nghĩa, bác sĩ Trần Hữu Tước, kỹ sư Võ Quý Huân đã lên tàu thủy theo Hồ Chủ tịch về nước tham gia kháng chiến với “ gia tài 2 tấn sách” sẵn sàng bỏ lại nước Pháp cuộc sồng đầy đủ tiện nghi với mức lương 500 francs/tháng (tương đương 22 lạng vàng thời điểm 1946) để về Việt Nam, tham gia kháng chiến.

GS. TSKH Phan Đình Diệu đã viết tặng GS Trần Đại Nghĩa bài thơ Nghĩa lớn với câu mở đầu “Nghĩa lớn tìm về với nước non”. Đây là sự lựa chọn đúng đắn trước thời cuộc, trước vận mệnh đất nước của GS Trần Đại Nghĩa. Sau đó lần lượt các trí thức lớn trở về phục vụ đất nước như: Đặng Văn Ngữ, Trần Đức Thảo, Lê Tâm, Lê Văn Thiêm, Hoàng Xuân Nhị, Lương Định Của, Phạm Huy Thông, Nguyễn Khắc Viện, Lâm Ngọc Huấn, Đặng Chấn Liêu, Võ Đình Quỳnh, Võ Đình Bông …và một số trí thức khác không kể hết ở đây.

Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện viết bài trên báo Tổ quốc số 394 giới thiệu trí thức Việt Nam với bạn bè quốc tế về “sự lựa chọn” của trí thức Việt Nam như sau: “Năm 1956, bác sĩ Trần Hữu Tước (người cùng với KS Trần Đại Nghĩa, KS Võ Quý Huân được Bác Hồ đưa về nước năm 1946) sang Paris trong phái đoàn đại học để lập lại quan hệ giữa đại học Hà Nội và đai học Paris. Có người đã hỏi ông: “Lựa chọn tự do bỏ Việt Nam để ở lại Pháp không ?” Bác sĩ Tước đã trả lời gọn một câu: “Tự do tôi đã lựa chọn 10 năm về trước rồi”.

tm-img-alt

Báo Tổ quốc số tháng 6/ 1988 đăng bài“Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam” của GS. Trần Đại Nghĩa

Như vậy, sự lựa chọn đúng đắn này là “mẫu số chung của thế hệ trí thức Tây học”. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, họ đã trở thành lớp trí thức cách mạng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà GS Trần Đại Nghĩa, GS Trần Hữu Tước, KS Võ Quý Huân là 3 gương mặt sáng ngời và tiêu biểu trên chuyến tàu về nước cùng Bác Hồ cuối năm 1946.

Tiếp đến là những trí thức lớn như: Nguyễn Xiển, Hoàng Minh Giám, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Tấn Gi Trọng, Nghiêm Xuân Yêm, Tạ Quang Bửu, Hồ Đắc Di, Đặng Vũ Hỷ, Tôn Thất Tùng, Đỗ Xuân Hợp, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Xuân Nguyên, Đặng Văn Chung, Đỗ Tất lợi, Phan Anh, Nguyễn Cao Luyện, Đặng Phúc Thông, Đặng Thai Mai, Trần Văn Giàu, Hoàng Đạo Thúy, Ngụy Như Kom Tum, …. là những viên gạch nền móng, là những máy cái đào tạo nên thế hệ trí thức cách mạng kế cận. Có thể gọi lớp thế hệ trí thức đầu tiên của nước VNDCCH là “lớp trí thức tinh hoa và độc bản” (không có phiên bản thứ 2) về nhân cách và tài năng. GS Trần Đại Nghĩa của chúng ta là ngọn cờ trong lớp trí thức tinh hoa ấy./.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Hội nghị Hội đồng Trung ương LHHVN lần thứ 9 (Khóa VIII): Kiện toàn nhân sự Đoàn Chủ tịch, Hội đồng trung ương
Sáng ngày 20/12, Phiên buổi sáng Hội nghị Hội đồng Trung ương lần thứ 9, khóa VIII của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) đã diễn ra với nhiều nội dung quan trọng, trong đó có việc tiến hành bầu bổ sung Ủy viên Hội đồng Trung ương và bầu bổ sung Ủy viên Đoàn Chủ tịch LHHVN khóa VIII.
Bình Định: Liên hiệp Hội hoàn thành tốt hoạt động năm 2024
Sáng 18/12, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 16 (mở rộng), khóa V, nhiệm kỳ 2018-2025 dưới sự chủ trì của bà Nguyễn Thị Thanh Bình – Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Liên hiệp hội tỉnh, cùng với sự tham dự của các ủy viên Ban Chấp hành LHH khóa V, nhiệm kỳ 2018-2025.
Viện Chính sách, Pháp luật và Quản lý với công tác truyền thông, phổ biến kiến thức
Viện Chính sách, Pháp luật và Quản lý (Tổ chức khoa học công nghệ thuộc Liên hiệp hội Việt Nam) được thành lập năm 2013 hoạt động trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ như: Nghiên cứu khoa học và thực hiện các đề tài liên quan đến chính sách, pháp luật và quản lý, trong đó có công tác truyền thông, phổ biến kiến thức.
Vinh danh 77 Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN năm 2024
Việc vinh danh và trao chứng chỉ Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN cho các kỹ sư của Việt Nam năm 2024 đã thể hiện được uy tín của chương trình và nhu cầu ngày càng cao của các kỹ sư trong lĩnh vực điện lực nói riêng, kỹ sư tại Việt Nam nói chung.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.
Phú Thọ: Tìm giải pháp nâng cao trình độ phát triển kinh tế xã hội
Ngày 17/12, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Cục Thống kê tỉnh và Hội Thống kê tỉnh tổ chức hội thảo tư vấn phản biện và giám định xã hội về: Đánh giá trình độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ so với các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2023; đề xuất giải pháp cho những năm tiếp theo.
Phú Yên: Kết quả sau một năm nhìn lại
Qua một năm hoạt động, Liên hiệp Hội Phú Yên đã đạt được những kết quả nhất định, không chỉ phản ánh sự cố gắng của Liên hiệp Hội Phú Yên trong việc phát triển khoa học và kỹ thuật, mà còn cho thấy sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong tỉnh để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.