Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 27/07/2005 14:04 (GMT+7)

Tp Hồ Chí Minh: triển vọng ứng dụng công nghệ EDS đối với gỗ dừa ở Việt Nam

Cây dừa - Cây xóa đói giảm nghèo:

Theo Thạc sĩ Võ Văn Long, Trưởng Phòng kế hoạch, Viện Nghiên cứu Dầu thực vật (Bộ Công Nghiệp), bấy lâu người dân địa phương xem cây dừa là cây xóa đói giảm nghèo, được trồng thành vườn, hay trồng ven lộ, ven mương, trồng trên đất thổ cư với mật độ khá cao, cây cách cây 5 đến 6 m và ít được chăm sóc. Theo thống kê của Hiệp hội dừa châu Á - Thái Bình Dương (APCC) vào thời điểm 1989, Việt Nam có 333.000 ha dừa, đạt sản lượng 1.200 triệu quả. Còn theo thống kê của tổ chức FAO vào thời điểm năm 2004, diện tích dừa của Việt Nam chỉ còn 153.000 ha. Tuy nhiên, qua khảo sát, đánh giá của Viện Nghiên cứu Dầu thực vật (Bộ Công nghiệp) thì diện tích trồng dừa thực tế của nước ta hiện nay vào khoảng 180.000 ha, với năng suất bình quân 36 đến 38 quả/cây/năm, năng suất cơm dừa khô đạt từ 1 đến 1,2 tấn/ha/năm, mật độ trồng bình quân 160 cây/ha, tính ra có khoảng 28 triệu 800.000 cây dừa.

Cây dừa có chu kỳ khai thác kinh tế kéo dài từ 40 đến 50 năm, dễ trồng và thích nghi với điều kiện sinh thái khác nhau. Hiện tại ở nước ta có 2 nhóm giống dừa chính đang trồng với các đặc tính khác nhau: nhóm giống dừa cao (dừa ta, dừa dâu, dừa lửa, dừa giấy...) phát triển nhanh có thể cao 18 đến 20 m, ra trái muộn, trái dùng lấy dầu và chế biến các sản phẩm có giá trị khác. Nhóm giống dừa lùn (dừa xiêm, dừa Tam Quan, dừa dứa, dừa núm...) phát triển chậm, cây có chiều cao thấp hơn (8 đến 10 m), ra trái sớm, dùng để uống nước. Có thể nói, cây dừa là cây trồng vừa mang tính kinh tế ( nguồn thu nhập hàng tháng của các hộ gia đình), vừa mang tính xã hội (giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn thông qua sản xuất các sản phẩm có giá trị từ cơm dừa, xơ dừa, gáo dừa, nước dừa, gỗ dừa, lá dừa...), vừa có ý nghĩa sinh thái và môi trường (thích nghi với các điều kiện bất thuận của môi trường), góp phần phát triển kinh tế nông hộ, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. Tuy nhiên, gỗ dừa để làm hàng gia dụng vẫn chưa phổ biến trong cộng đồng, vì khai thác không có hiệu quả kinh tế (công cưa đốn, vận chuyển rất cao) và sản phẩm làm ra từ gỗ dừa còn nhiều nhược điểm như: có độ xốp cao, dễ bị mốc, nứt, biến dạng, bị mối mọt, nên giá trị không cao. Hơn nữa, việc sử dụng gỗ dừa để sản xuất một số mặt hàng gia dụng cho đến nay vẫn còn cá biệt, chưa có thị trường, nên hầu hết thân gỗ dừa già đều bị bỏ đi.

Triển vọng ứng dụng công nghệ "EDS" đối với cây dừa:

Về nhu cầu xử lý lâm sản trong công nghiệp chế biến lâm sản, nhìn chung ở nước ta hiện nay phần lớn các doanh nghiệp chế biến gỗ sử dụng lò sấy hơi đốt, hoặc hơi nước để sấy gỗ. Vì các loại lò sấy này dễ chế tạo, vốn đầu tư thấp, điều khiển dễ, đáp ứng được yêu cầu sấy gỗ làm hàng mộc xuất khẩu. Sau khi sấy gỗ không bị biến màu, có thể khử được nội ứng suất của gỗ và chi phí sấy gỗ thấp. Tất nhiên, chất lượng gỗ sấy hơi đốt, hoặc hơi nước cũng còn những mặt hạn chế, nhược điểm nhất định, nhất là các loại gỗ mọc nhanh, mềm, dễ cong vênh, dễ nứt; ngoài ra chế độ sấy còn gò bó với từng loại gỗ và thời gian sấy còn dài chưa đáp ứng kịp nhu cầu sản xuất. Công nghệ EDS ra đời với những ưu việt của nó sẽ mở ra triển vọng khắc phục những nhược điểm trên. Đặc biệt, đối với tiềm năng to lớn của "rừng dừa" Việt Nam, công nghệ "EDS" sẽ giúp tận dụng được nguồn gỗ dừa (dừa lão), một loại nguyên liệu tái tạo được (như rừng trồng), giúp giảm nhập khẩu gỗ (theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì năm 2004, nước ta xuất khẩu sản phẩm gỗ chế biến đạt 1 tỷ đô la Mỹ và 85% gỗ nguyên liệu để chế biến phải nhập khẩu), tiết kiệm ngoại tệ, đóng góp có hiệu quả vào việc tạo việc làm, phát triển kinh tế nông thôn, xóa đói giảm nghèo. Qua khảo sát, đánh giá của Viện nghiên cứu Dầu thực vật cho thấy các vườn dừa ở nước ta hiện nay nhìn chung đa số còn trẻ so với tuổi giới hạn của khai thác kinh tế do được phục hồi và phát triển chủ yếu sau năm 1975. Tuy nhiên, ở Duyên hải miền Trung và Khu vực Nam Trung bộ (Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Ngãi...), diện tích dừa lão chiếm tới 50% (trong tổng số 32.000 ha), có thể khai thác gỗ và đi kèm với chương trình trồng lại các vườn dừa lão. Đối với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi trồng tập trung diện tích, quyết định năng suất và sản lượng dừa ở nước ta chủ yếu được trồng mới sau chiến tranh (80%); các vườn dừa này có tuổi 25 đến 30 năm. Như vậy, hiện nay cả nước có từ 27.000 đến 30.000 ha dừa trong giai đoạn dừa lão (tương đương với 4,3 đến 4,8 triệu cây dừa), năng suất giảm cần đốn đi và trồng lại bằng các giống cao sản. Nếu tính trung bình mỗi cây dừa lão sau khi được đốn ngã có chiều dài khoảng 10 m, đường kính 25 cm, tính ra tương đương 0,3 m3. Với khoảng 4,5 triệu cây dừa lão sẽ có 1 triệu 350000 m3 gỗ dừa, đáp ứng được một phần nhu cầu gỗ nguyên liệu cho chế biến hàng xuất khẩu.

Tuy nhiên, để xác định quy mô đầu tư Nhà máy EDS tại Việt Nam cần phải tiến hành nghiên cứu khả thi; từ đó đánh giá nhu cầu về vốn đầu tư để tìm nguồn tài trợ, nhằm nhanh chóng ứng dụng công nghệ này đối với thân gỗ dừa, một loại nguyên liệu dồi dào có sẵn ở nước ta, góp phần phát triển kinh tế nông thôn, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững./.
Nguồn: agroviet.gov.vn 20/6/2005

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.