Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 26/10/2005 14:28 (GMT+7)

TP Hồ Chí Minh không nằm trong vùng động đất mạnh

Giải thích về một loạt rung chấn nhẹ xảy ra tại Thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa-Vũng Tàu ngày 17/10 vừa qua, ông Thuỷ cho biết đó là do hai trận động đất với mức độ nhẹ trên Biển Đông. Với những dư chấn nhẹ như vậy, không có gì đang lo ngại với những công trình xây dựng kiên cố.


Tuy nhiên, ông Thuỷ lưu ý rằng nếu chất lượng công trình xây dựng kém, nhất là công trình cao tầng thì cũng không thể hoàn toàn yên tâm. Các khu vực ven bờ sông có nền đất yếu (như ở quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) càng phải chú trọng đề phòng hơn.


Theo ông Thuỷ, ở Việt Nam, khu vực thường xảy ra động đất mạnh nhất là phía Bắc và Tây Bắc. Trong lịch sử, Hà Nội đã từng xảy ra 2 trận động đất có độ rung chấn cấp 7, cấp 8 vào năm 1277 và 1285. Năm 2001, tại Điện Biên đã xảy ra một trận động đất với độ rung chấn cấp 7 - cấp động đất có thể gây sập nhà cửa, công trình kiên cố.  

Động đấthay địa chấnlà một sự rung chuyển hay chuyển động lung lay của mặt đất. Động đất thường là kết quả của sự chuyển động của các phay ( geologic fault) hay những bộ phận đứt gãy trên vỏ của Trái Đất hay các hành tinh cấu tạo chủ yếu từ chất rắn như đất đá.

Chấn tâm, hay tâm chấn, là điểm trên bề mặt hành tinh ngay phía trên nơi xảy ra chấn động mạnh, như động đất, trong lòng hành tinh. Điểm phát sinh ra chấn động trong lòng hành tinh gọi là tiêu điểm chấn động( hypocenter). Sóng địa chấn lan truyền trong lòng hành tinh theo mặt cầu từ tiêu điểm ra ngoài .(Nguồn: Wikipedia)


Ông Thuỷ cho biết việc các trạm quan trắc được bố trí ít và thưa đã làm ảnh hưởng đến công tác thu thập, cập nhật thông tin.

Viện Vật lý Địa cầu hiện có 26 trạm quan trắc địa chấn, được trang bị phần lớn là máy chu kỳ ngắn nên không thể xác định chính xác độ lớn của một trận động đất. Mặt khác, các máy này lại phân bố chủ yếu ở khu vực phía Bắc và Tây Bắc.


Trong khi đó, tại khu vực phía Nam chỉ có 3 trạm đặt tại Huế, Nha Trang và Đà Lạt.


Viện Vật lý địa cầu đã xây dựng dự án tăng cường mạng lưới quan trắc địa chấn gần và xa để phục vụ dự án cảnh báo động đất và sóng thần vùng biển Đông.


Viện ước tính cần khoảng 30.000 USD để đầu tư cho mỗi trạm và cả nước cần ít nhất khoảng 5 trạm nữa.


Tuy nhiên, ông Thuỷ khẳng định dự báo chính xác thời điểm xảy ra động đất hay sóng thần là việc rất khó mà ngay những nước tiên tiến nhất trên thế giới cũng chưa làm được.


Điều Việt Nam có thể làm là, theo dõi để xác định khu vực có nguy cơ cao nhất cũng như khoảng thời gian có thể xảy ra động đất để có giải pháp đề phòng từ trước.


Nguồn: vnn.vn   25/10/2005

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.