Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 15/09/2014 20:34 (GMT+7)

Tín hiệu khởi sắc của công nghiệp vũ trụ Việt Nam

  Dấu ấn 3 năm

Phải nói rằng, ở độ tuổi lên 3 nhưng những gì mà Trung tâm Vệ tinh Quốc gia thực hiện được rất đáng khâm phục. Dự án mang dấu ấn nhất có lẽ là đưa thành công vệ tinh siêu nhỏ do Việt Nam sản xuất PicoDragon vào vũ trụ năm 2013.

Vệ tinh siêu nhỏ Pico Dragon vào vũ trụ ngày 4/8/2013 trên con tàu vận tải HTV4 từ bệ phóng Yoshinobu ở Trung tâm Vũ trụ Tanegashima của Nhật Bản. Vệ tinh được chế tạo với mục tiêu phục vụ đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu, từng bước tiếp cận quy trình thiết kế, chế tạo, tích hợp, và thử nghiệm vệ tinh. Nó đã hoạt động trên quỹ đạo trong hơn ba tháng (từ 19/11/2013 đến 1/3 năm nay), và liên lạc thành công với các trạm mặt đất của VNSC và nhiều nước trên thế giới.

Bên cạnh đó là việc khởi công xây dựng Trung tâm Vũ trụ Việt Nam với qui mô lớn nhất Đông Nam Á, là nơi sản xuất các vệ tinh nhỏ phục vụ nhu cầu dự báo thời tiết, giám sát, thăm dò, tìm kiếm cứu nạn, biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường… Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam được triển khai trên diện tích gần 9ha với nguồn đầu tư 54 tỷ yên từ nguồn vốn ODA ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ đang triển khai đúng tiến độ. Khi hoàn thành vào năm 2017, Việt Nam sẽ có Trung tâm Vũ trụ hiện đại hàng đầu Đông Nam Á.

Mô hình Trung tâm Vũ trụ Việt Nam tại Hòa Lạc

Ngoài ra, Trung tâm còn nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vệ tinh vào các lĩnh vực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là quản lý tài nguyên, giám sát môi trường, thiên tai,  như nghiên cứu ứng dụng về quản lý rừng khu vực Sơn La, Hòa Bình và khu vực rừng Tây Nguyên, hay công trình nghiên cứu về thiên tai lở đất tại Hòa Bình.

Theo lộ trình phát triển vệ tinh "made in Việt Nam", sau khi phóng thành công vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon (1 kg), Việt Nam sẽ tiếp tục phóng vệ tinh NanoDragon (10 kg) năm 2016. Hai năm sau, MicroDragon (50 kg) sẽ vào vũ trụ và tiếp đó là LOTUSat-2 (500 kg) vào năm 2020.

PGS.TS Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Vệ tinh Quốc gia, để phát triển ngành công nghiệp vũ trụ tại Việt Nam, đưa nước ta trở thành một trong những nước trong top dẫn đầu về công nghiệp vũ trụ trong khu vực, Trung tâm Vệ tinh Quốc gia sẽ phát triển thành 4 trung tâm lớn, bao gồm: Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Trung tâm phát triển nhân lực và chuyển giao công nghệ vũ trụ, Đài thiên văn Nha Trang và Trung tâm Ứng dụng Công nghệ vũ trụ Thành phố Hồ Chí Minh.

Tiến tới thương mại hóa 

Theo đà phát triển, đến năm 2020 Việt Nam sẽ có LOTUSat2 là vệ tinh thương mại, có thể sản xuất ảnh vệ tinh cho ngành dịch vụ bán ảnh ra thế giới... PGS.TS Phạm Anh Tuấn cho biết. 

Đây cũng là định hướng phát triển ngành công nghệ vũ trụ trong tương lai của Việt Nam. Sau thành công khi đưa vệ tinh siêu nhỏ đầu tiên của Việt Nam PicoDragon lên không gian năm 2013, đội ngũ nhân viên của trung tâm đang tích cực làm việc để tiếp tục đưa vệ tinh NanoDragon lên không gian vào cuối năm 2016 và tiến tới năm 2020, đưa vệ tinh thương mại đầu tiên do Việt Nam sản xuất là LOTUSat 2 vào vũ trụ. Vệ tinh LOTUSat 2 là vệ tinh đầu tiên được sản xuất, lắp ráp và vận hành bởi đội ngũ kỹ sư của Trung tâm Vệ tinh Quốc gia mà không có sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài như các vệ tinh trước đó.

PGS.TS Phạm Anh Tuấn nhấn mạnh: “LOTUSat 2 là vệ tinh thương mại, tức là ảnh thu được có thể đem bán ra thế giới. Còn vệ tinh made in Viet Nam là cả một lộ trình để đạt đến một đẳng cấp. Chiến lược của chúng ta là tự làm chủ được công nghệ vệ tinh nhỏ quan sát trái đất của Việt Nam. Đấy là cái mốc để hoàn thành bước đầu chiến lược sản xuất vệ tinh của Việt Nam. Tất cả các vệ tinh trước pico, nano, micro… là cả quá trình học tập và nắm được công nghệ, chỉ có duy nhất LOTUSat 2 là hoàn toàn lắp ráp tại Việt Nam".

Tuy nhiên, để đạt được lộ trình trên, Việt Nam còn gặp khó khăn về nguồn nhân lực. Hiện nay, Việt Nam chưa có đại học nào đào tạo kỹ sư công nghệ vũ trụ, có chăng là những đơn vị đào tạo bậc đại học liên kết với nước ngoài.

Để khắc phục tình trạng này, hiện Trung tâm Vệ tinh Quốc gia đã chủ động đào tạo tại chỗ nguồn nhân lực với việc cử đi học bậc thạc sĩ tại Nhật Bản cũng như liên kết đào tạo tại Việt Nam. Tính đến nay, đã có 36 thạc sĩ công nghệ vũ trụ được đào tạo tại Nhật Bản bằng nguồn ngân sách dự án công nghệ vũ trụ quốc gia.

Bên cạnh đó, Trung tâm Vệ tinh Quốc gia cũng liên kết với Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ngành vũ trụ và ứng dụng, hợp tác với Đại học Công nghệ đào tạo kỹ sư công nghệ vũ trụ.

Với sự kỳ vọng và mục tiêu to lớn đã được đặt ra, PGS.TS Phạm Anh Tuấn kiến nghị, để ngành công nghệ vũ trụ đạt mục tiêu là ngành công nghệ mũi nhọn cần phải có cơ chế đãi ngộ đặc thù giống như năng lượng nguyên tử, y tế…

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.