Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 23/11/2005 15:00 (GMT+7)

Tìm kiếm oxy trên Mặt trăng

Do khối lượng nhỏ và lực hấp dẫn kém nên Mặt trăng không thể duy trì được một bầu khí quyển, thậm chí cả khi bầu khí quyển đó rất loãng. Tuy vậy, oxy không nhất thiết tồn tại ở dạng khí bên trên mặt đất mà có thể nằm an toàn trong những loại đá nào đó. Thu thập đá rồi xử lý nó bằng hoá chất hoặc nhiệt sẽ giải phóng vô số oxy để con người có thể thở và làm nhiên liệu tên lửa.

Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất. Khoảng cách trung bình từ Mặt trăng đến Trái đất là 384.403 km. Đường kính Mặt Trăng là 3.476km.

Mặt trăng quay quanh Trái đất trên một quỹ đạo gần như một quỹ đạo tròn. Nó cần khoảng một tháng để quay một vòng quanh quỹ đạo.

Từ giữa năm 1969 đến 1972, chương trình Apollo của Hoa Kỳ đã đưa 12 người lên Mặt trăng, người đầu tiên là Neil Armstrong và Buzz Aldrin trong Apollo 11. Trước đó, Mặt trăng đã là mục tiêu của nhiều cuộc đổ bộ và thám hiểm vòng quanh của các tàu vũ trụ, bắt đầu với tàu Luna 1 của Liên Xô năm 1959.


Khoáng chất trên Mặt trăng có khả năng chứa nhiều oxy nhất là ilmenite - một loại titan oxít được phi hành đoàn Apollo 17 mang về Trái đất từ vùng Taurus-Littrow trên Mặt trăng vào năm 1972. Để xác định trữ lượng ilmenite tại địa điểm trên và tìm kiếm những mỏ quặng lộ thiên khác, gần đây NASA đã quyết định dùng kính thiên văn Hubble khảo sát bốn vùng trên Mặt trăng: Taurus-Littrow, Hadley-Apennine (điểm hạ cánh của Apollo 15), miệng hố Aristarchus chưa được khám phá, do va chạm với thiên thạch tạo ra, và thung lũng Schroter lân cận.


Nhanh chóng bắt tay vào việc, Hubble đã phát hiện ra rằng dường như không chỉ có các mỏ ilmenite ở điểm hạ cánh của Apollo 17 mà còn ở cả thung lũng Schroter. Đặc biệt là có rất nhiều khoáng chất này ở miệng Aristarchus. Aristarchus sẽ là một điểm hạ cánh tuyệt vời cho các nhà địa chất tương lai bởi các vụ va chạm của thiên thạch đã thổi tung các vật liệu bề mặt, tạo điều kiện để các nhà khoa học nghiên cứu vật chất ở sâu bên dưới. Tất cả những đặc điểm nói trên đã làm cho Aristarchus là một địa điểm quan trọng để xây dựng một căn cứ tương lai trên Mặt trăng.

Mặc dù cung cấp những hình ảnh cực kỳ rõ nét nhưng con mắt khổng lồ của Hubble không thể nhìn thấy những vật thể có đường kính nhỏ hơn khoảng 6m trên Mặt trăng. Nằm đâu đó ở Taurus-Littrow và Hadley-Apennine là một số bộ phận có kích thước bằng chiếc xe tải của Apollo. Chúng bị bỏ lại đằng sau khi phi hành đoàn rời Mặt trăng. Chưa ai nhìn thấy những vật thể bằng kim loại này trong hơn 30 năm qua kể từ lần cuối cùng con người đi bộ trên Mặt trăng. Nếu kế hoạch của NASA được tiến hành, có lẽ họ sẽ sớm nhìn thấy những di vật đó.


Nguồn: vnn.vn 20/11/2005

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

TSKH Nghiêm Vũ Khải:Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.