Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 03/03/2005 22:21 (GMT+7)

Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ (III)

III. Đạo đức, nhân cách khoa học

Trên lĩnh vực đạo đức, Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta nhiều di sản quí báu. ít có một lãnh tụ cách mạng nào lại nêu ra nhiều luận điểm đạo đức như Người và bản thân Người lại là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng.


Có nhà khoa học Việt nam cho rằng: “ Cái gốc, cái cốt tử trong thiên tài của Bác là đạo đức cách mạng, tất cả cho cách mạng, tất cả cho độc lập của dân tộc, cho tự do của nhân dân, cho hạnh phúc của loài người bị áp bức, thiên tài của Bác đươc phát huy trên cơ sở những mục tiêu ấy” (1).


Đúng như vậy, nguồn động lực to lớn thúc đẩy Hồ Chí Minh hành động tìm ra chân lý cách mạng, tìm ra con đường cho dân tộc đi tới độc lập, tự do, hạnh phúc và lãnh đạo nhân dân đấu tranh đạt tới mục tiêu đề ra chính là đạo đức của Người, đạo đức một lòng vì dân, vì nước không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng chấp nhận mọi sự hy sinh.


Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, với điều kiện kinh tế hết sức thiếu thốn, các nhà khoa học và công nghệ Việt Nam đã chế tạo ra được những vũ khí hữu hiệu để chống lại sức mạnh vật chất lớn hơn ta gấp bội lần của kẻ thù cũng chính là nhờ động lực tinh thần bắt nguồn từ lòng yêu nước, thương dân thúc đẩy. Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền kinh tế xã hội của đất nước, chống lại sự bần cùng và lạc hậu, nguồn động lực tinh thần đó trong giới trí thức khoa học và công nghệ cần được nhân lên và phát huy.


Vì vậy, tiêu chí đạo đức cách mạng đầu tiên đối với người trí thức khoa học là lòng yêu nước và ý thức tự hào dân tộc. Ngày hôm qua quyết không chịu để nhân dân ta bị làm nô lệ thì ngày nay cũng quyết không để kéo dài tình trạng nghèo khổ của nhân dân, không chịu để nước Việt nam văn hiến và anh hùng của chúng ta tiếp tục bị xếp vào hạng kém phát triển trên thế giới. Những người trí thức Việt nam phải có thái độ trách nhiệm rất cao trước thời cuộc với ý thức đầy đủ về sự hưng vong của quốc gia. Chỉ khi có một động lực tinh thần nồng cháy như vậy, chúng ta mới có đủ nghị lực và bản lĩnh vượt qua mọi khó khăn, thách thức. Nếu tài và đức của trí thức phải có đất dụng võ thì chính khoa học và công nghệ là mảnh đất hội tụ tài năng để tạo ra sản phẩm khoa học, tạo ra năng suất lao động cao và năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt nam trên thị trường trong nước và thế giới, thúc đẩy nền kinh tế xã hội của đất nước phát triển, làm cho dân giàu, nước mạnh. Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước ngày nay không chỉ chứa đựng trong đó tinh thần yêu nước mà phải nâng tinh thần yêu nước lên chất trí tuệ và tài năng.


Với nét đặc thù của lao động khoa học thì tiêu chí đạo đức nổi bật là tính trung thực, khiêm tốn trong khoa học và tính tôn trọng thực tế khách quan trong các nội dung khoa học cũng như trong việc xác định phân minh phần bản thân mình đóng góp và phần kế thừa của người khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một mẫu mực về những đức tính này. Người thường nói với chúng ta rằng, nhờ chủ nghĩa Mác - Lê nin, nhờ được đọc luận cương của V.I.Lê nin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa mà Người đã tìm ra được con đường giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho Tổ quốc. Người không bao giờ nói đến sự đóng góp của mình vào kho tàng lý luận của học thuyết Mác xít - Lê nin nít. Chúng ta hiểu đó là sự khiêm tốn của một nhà khoa học lớn. Thực ra, Hồ Chí Minh đã có những cống hiến lý luận rất quan trọng. Từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, Người đã nêu luận điểm: chủ nghĩa đế quốc là một con đỉa hai vòi, một vòi bám vào chính quốc, một vòi bám vào thuộc địa. Muốn đánh bại chủ nghĩa đế quốc phải đồng thời cắt cả hai vòi của nó đi. (2) Chống lại luận điệu cho rằng sự giải phóng thuộc địa phụ thuộc ở sự thành công của cách mạng vô sản ở chính quốc, Người nêu lên sự tuỳ thuộc lẫn nhau giữa hai cuộc cách mạng đó, cách mạng giải phóng thuộc địa có thể nổ ra trước tạo điều kiện cho cách mạng vô sản ở chính quốc thành công. Tính khiêm tốn đó của Hồ Chí Minh đã làm tăng thêm ý nghĩa các đóng góp về lý luận của Người.


Tinh thần phê phán khoa học
cũng là một tiêu chí đạo đức của người trí thức khoa học .Tiếp thu có phê phán các tri thức trong sách vở để tránh máy móc giáo điều. Đề cao tinh thần phê phán đối với các kết quả khoa học của chính mình để luôn luôn tự hoàn thiện. Đặc biệt phải nêu cao tinh thần phê phán đối với những vấn đề khoa học mới chưa được lý giải để tìm cách giải quyết nhằm đẩy khoa học tiến lên. Đó là những điều mà Hồ Chí Minh đã chỉ ra cho chúng ta qua những bài viết và việc làm mẫu mực của Người. Năm 1924, trong “ Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ” gửi Quốc tế Cộng sản, Người đã mạnh dạn phân tích đặc điểm của các nước phương Đông, trong đó có Việt nam, so với thực tế các nước phương Tây để trên cơ sở đó, đề ra phương hướng vận dụng chủ nghĩa Mác. Người viết : “ Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sungcơ sở lịch sửcủa chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có được.. Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại... Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông” (3). Từ đó, Hồ Chí Minh dũng cảm khẳng định:“ chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước” (4).


Rõ ràng, Hồ Chí Minh đã tiếp thu chủ nghĩa Mác Lê nin với tinh thần phê phán khoa học rất nghiêm túc. Chúng ta được biết, Người đã từng dũng cảm bảo vệ chân lý trước những nhận định cứng nhắc của Đại hội VI Quốc tế Cộng sản cho rằng : “ Cách mạng Đông dương phải là một cuộc cách mạng ruộng đất và phản đế”, rằng “ không bao giờ được liên minh với tư sản dân tộc và phú nông”. Căn cứ vào tình hình thực tế và những mâu thuẫn xã hội trong nước, Người khẳng định: ở Việt nam, đấu tranh chống đế quốc nhằm giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu và cần phải đoàn kết rộng rãi mọi giai cấp và mọi tầng lớp nhân dân yêu nước, lấy công nông làm nền tảng, do giai cấp công nhân lãnh đạo (5). Quan điểm này của Hồ Chí Minh không chỉ chứng tỏ khả năng nhận thức, phân tích và tầm khái quát tài tình của Người mà còn thể hiện bản lĩnh khoa học vững vàng của Người trước mọi áp lực. Người đã từng khuyên chúng ta phải noi gương và biết ơn các nhà khoa học đời xưa (như Bru nô, người Ý, thế kỷ 14; Xéc vét, Người Tây Ban Nha, thế kỷ 16; Cô péc ních, người Ba lan, thế kỷ 16) vì họ đã dũng cảm nghiên cứu những vấn đề mà thời đó không được tầng lớp thống trị cho phép và đã bảo vệ đến cùng phát minh của mình bất chấp mọi sự đàn áp, kể cả nhục hình và giết hại, của các thế lực tôn giáo phản động (6).


Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề đoàn kết. Theo một tài liệu của Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, có tới trên 405 bài viết và bài nói của Người đề cập vấn đề này (7). Trong bất cứ một công việc gì, lớn hay nhỏ, Người đều nhắc nhở chúng ta phải đoàn kết. Người thường nói: “ Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta”, đoàn kết đảm bảo sự thành công. Người đã đưa ra câu nói nổi tiếng:


Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,


Thành công, thành công, đại thành công
(8)


Tư tưởng đoàn kết của Hồ Chí Minh đã chỉ ra một yêu cầu đạo đức quan trọng đối với các nhà khoa học và công nghệ là tinh thần đoàn kết, hiệp đồng trong nghiên cứu, sáng tạo.Ngày nay, khoa học không còn là việc riêng lẻ của từng ngành mà là việc của liên ngành. Phải có một tập thể liên ngành đoàn kết, gắn bó, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng với nhau, bổ sung cho nhau thì mới có thể giải quyết được những vấn đề lớn trong khoa học. Cần phải có ý thức đoàn kết hiệp đồng và chống mọi biểu hiện bản vị, cục bộ gây trở ngại cho việc hoàn thành những nhiệm vụ khoa học và công nghệ có tính liên ngành cao và đòi hỏi một sự tập họp lực lượng đông đảo.


Lĩnh vực cần có sự đoàn kết, hợp đồng trước hết là lĩnh vực thông tin. Thông tin là đầu vào của mọi hoạt động nghiên cứu, sáng tạo. Trong nền kinh tế tri thức thì hiệu quả sản xuất phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố thông tin rồi mới đến yếu tố vật chất. Thông tin đang trở thành một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất của xã hội. Điều đáng mừng là hệ thống các tổ chức thông tin ở nước ta hiện nay được mở rộng đến hầu hết các bộ ngành và các tỉnh, thành phố; tài nguyên thông tin được đầu tư xâydựng không ít.Vấn đề đặt ra là phải sớm có chính sách và cơ chế chia sẻ thông tin hợp lý giữa các tổ chức quản lý thông tin với nhau và với người dùng tin sao cho mọi người có thể tiếp cận và khai thác các nguồn tin (ngoài những nguồn tin mang tính chất bí mật quốc gia) một cách bình đẳng và dân chủ. Chúng ta đang xây dựng mạng lưới viễn thông tin học trong nước liên kết với mạng lưới của thế giới, hiện nay là với mạng Internet, sắp tới là với siêu xa lộ thông tin. Quản lý mạng lưới đó như thế nào để có thể đáp ứng mọi yêu cầu thông tin của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và khoa học – công nghệ là một sự thách thức về ý thức đạo đức đối với những người quản lý và lực lượng làm công tác thông tin.


Trong việc áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống nổi lên hai vấn đề đạo đức lớn: đạo đức kinh doanhđạo đức bảo vệ môi trường.


Đối với sản xuất kinh doanh, Hồ Chí Minh đã không ít lần nhấn mạnh yêu cầu sản xuất “ nhanh, nhiều, tốt, rẻ.Để thực hiện được yêu cầu đó, Người đòi hỏi chúng ta phải có nhiệt tình cách mạng và đạo đức cách mạng. Nội dung đạo đức ở đây là lương tâm nghề nghiệp và ý thức trách nhiệm xã hội của các nhà khoa học - công nghệ và người sản xuất kinh doanh. Các sản phẩm công nghệ đưa ra tiêu dùng phải bảo đảm tính mạng, sức khoẻ, an toàn cho người sử dụng. Không được phép chạy theo lợi nhuận tối đa mà hạ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, dối trá, làm ẩu, tạo ra hàng xấu, hàng giả. Đó là những hành vi vừa vô đạo đức, vừa phi pháp. Trong kinh doanh không thể chấp nhận quan điểm làm giầu bất chính bằng bất cứ giá nào. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng, đạo đức kinh doanh còn rất mới ở nước ta, chỉ bộc lộ rõ khi đất nước đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường. Vì vậy, chúng ta cần phải nghiên cứu xây dựng những nguyên tắc của đạo đức kinh doanh trên cơ sở văn hoá đạo đức và pháp luật mang bản sắc dân tộc Việt nam, khẳng định những đạo đức đã hình thành trong quá trình cách mạng trước đây, nhất là những quan điểm đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời chấp nhận những nguyên tắc đạo đức mới đang chi phối quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta.


Nạn ô nhiễm môi trường, nạn cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, nạn phá vỡ cân bằng sinh thái đã vốn có từ trước ở nước ta do chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và do hậu quả của hơn ba chục năm chiến tranh. Nhưng từ khi bước vào giai đoạn đổi mới đến nay, với cơ chế thị trường kích thích mạnh mẽ lợi ích của các chủ thể kinh tế trong khi cơ chế quản lý cùng hệ thống luật pháp chưa thật chặt chẽ, con người, với các phương tiện kỹ thuật có được, đã khai thác một cách vô tội vạ tài nguyên thiên nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân khiến cho những vấn đề vốn có trên đây trở nên căng thẳng hơn, bức bách hơn. Đã đến lúc chúng ta phải tìm về tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên để xác định những tiêu chuẩn đạo đức trong lĩnh vực này.


Theo Hồ Chí Minh, mối quan hệ giữa con người và tự nhiên là mối quan hệ hết sức gắn bó, con người và tự nhiên là một chỉnh thể thống nhất tất yếu, không thể chia cắt. Người thường ví rằng: “ Trời có bốn mùa, người có bốn đức tính; thiên thời - địa lợi - nhân hoà là điều kiện lý tưởng cho sự ổn định, sự phát triển và trường tồn”. Giới tự nhiên trong tư tưởng của Người không phải chủ yếu là một đối tượng để chinh phục, cải tạo mà là một bộ phận của cuộc sống con người, “ thiên nhân hợp nhất”. Quan hệ giữa con người và tự nhiên không thể là mối quan hệ giữa người chủ sở hữu và vật bị sở hữu mà phải là mối quan hệ cộng sinh. Con người phải chủ động tạo ra mối hài hoà con người – tự nhiên để đảm bảo sự sống lâu bền. Người nói: “ Việt Nam ta có hai tiếng Tổ quốc. Có đất lại có nước thì dân giàu nước mạnh. Nhiệm vụ của chúng ta là làm cho đất với nước điều hoà với nhau để nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội"(9). Quan điểm “ trồng cây”, “ trồng người” và hành vi “ trồng cây”, “ trồngngười” của Hồ Chí Minh là xuất phát từ triết lý nói trên. Cuộc vận động “ Tếttrồng cây” mà Người phát động từ năm 1959, 13 năm trước hội nghị quốc tế Helsinki đầu tiên về môi trường, là một sáng kiến tuyệt vời của một lãnh tụ anh minh. Chúng ta cần vận dụng tư tưởng của Người về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên để xây dựng lương tri sinh thái trong xã hội xem tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường là một tiêu chuẩn đạo đức không được vi phạm, xem lãng phí tài nguyên, khai thác tài nguyên quá mức cần thiết, gây ô nhiễm môi trường sống là những hành vi phi đạo đức cần phải lên án. Trong chuyển giao công nghệ, tuyệt đối không chấp nhận những công nghệ gây ô nhiễm dù có bất kỳ lợi ích trước mắt nào, vi phạm điều đó là một tội ác không thể tha thứ.


Tìm về triết lý đạo đức của Hồ Chí Minh, chúng ta không thể không nói tới tinh thần bao dungcủa Người xuất phát từ tình cảm thương nước, thương nhà, thương người, thương mình của văn hoá truyền thống Việt nam. Hồ Chí Minh thường căn dặn chúng ta: “ Năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài. Nhưng vắn, dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi tổ tiên ta... Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối, lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hoá họ. Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc sẽ vẻ vang” (10). Triết lý chi phối thái độ ứng xử do chính Người tự bạch là: Phải có độ lượng vĩ đại thì khi đối xử với người mới có thể chí công vô tư, “ Sông to, biển rộng, thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn, thì chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng nó hẹp nhỏ” (11).


Tinh thần bao dung và độ lượng của Hồ Chí Minh đã có sức thu phục nhân tâm, cảm hoá con người. Chính vì vậy, trong những thời kỳ gay go nhất của cách mạng, trong những năm tháng kháng chiến đầy khó khăn, gian khổ, thử thách, các thế hệ trí thức Việt nam, kể từ lớp trí thức trước cách mạng tháng Tám, đã đi theo tiếng gọi của Người, đem hết tâm sức, trí tuệ và cả tính mạng, phục vụ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước.


Nhà bác học Lê Quí Đôn thời Lê - Trịnh, đã từng cảnh báo nguy cơ “ sĩ phungoảnh mặt” bất hợp tác với triều đình thối nát do những tham quan vô đức, bất tài, coi khinh kẻ sĩ. Thời đại Hồ Chí Minh, kẻ sĩ – trí thức đã qui tụ theo tư tưởng của Người tạo thành một tiềm năng vô cùng to lớn mà Đảng và Nhà nước ta cần có chính sách đối xử, bồi dưỡng, khai thác một cách có tình, có lý, với tinh thần bao dung và độ lượng sâu rộng.


Khi nói về đạo đức, Hồ Chí Minh cho rằng: “ Đạo đức là cái gốc của conngười trong xãhội” và mỗi xã hội phát triển đều phải được xây dựng trên một nền tảng đạo đức tương ứng. Vì vậy, Người đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng một nền đạo đức mới cho dân tộc Việt nam, đó là đạo đức cách mạng. Người quan niệm, người trí thức cách mạng phải “ hồng thắm, chuyên sâu”, phải “ có đức, có tài”. Người ví người có tài mà thiếu đức giống như một nhà làm kinh tế giỏi mà lại đi đến thụt két thì tài đó cũng không có ích gì cho nhân dân mà còn có hại nữa. Và ngược lại, nếu có đức mà không có tài thì giống như ông Bụt không làm gì, nhưng cũng không lợi gì cho nhân dân (12). Song trong quan hệ đức - tài, Người nhấn mạnh vai trò của đức: “ Đức là gốc của người cáchmạng”. Như vậy, đối với Người, tài năng của người trí thức không phải đem phục vụ cho bất kỳ lợi ích nào mà phải phục vụ cho đất nước, cho nhân dân.


Trong đời sống hàng ngày, Người thường giáo dục chúng ta phải chịu khổ trước và hưởng vui sau nhân dân, không tối mắt trước của cải vật chất, không sa đoạ, biến chất khi giầu sang, không vì cảnh nghèo mà thay lòng đổi dạ, không vì kẻ thù có sức mạnh mà nhu nhược, khuất phục. Những câu ấy là Người đã tiếp thu cái cao đẹp trong con người mà phần tích cực của nho giáo đã biến thành phương châm: “ Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu - Hậu thiên hạ chi lạc nhilạc” (13) và: “ Phú quí bất năng dâm - Bần tiện bất năng di - Uy vũ bất năngkhuất” (14).


Là con người luôn luôn tạo cho mình một lối sống giản dị, thích nghi với mọi tầng lớp nên Hồ Chí Minh rất xa lạ với những gì là viển vông, phiêu lưu, ồn ào, khoa trương. Người đã thấu hiểu rằng: “ Một dân tộc, một Đảng và một con người ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” (15).


Đọc lại những di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta càng thấy rõ hơn cuộc đời Người là một biểu tượng sinh động về văn hoá làm người. Đạo đức và nhân cách Hồ Chí Minh cho ta niềm tin sâu sắc rằng, con người lý tưởng (tức là đạt tới các giá trị chân, thiện, mỹ) là con người có thật trong cuộc đời, là hoàn toàn có thể trở thành hiện thực trong cuộc hành trình của loài người đi tới “ vương quốc của tự do” (16) để sáng tạo ra lịch sử đích thực của mình.


Đôi lời kết


+ Công cuộc đổi mới ở nước ta tuy chưa được bao lâu nhưng nền kinh tế của đất nước đã bắt đầu khởi sắc, năng động và có hiệu quả hơn. Trong sự chuyển biến đó, khoa học và công nghệ đã có những đóng góp quan trọng. Song điều đáng lo ngại là nền kinh tế thị trường đã kéo theo nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội cũng như trong khoa học. Hiện tượng chảy chất xám ngày càng phổ biến. Tư tưởng thực dụng, chạy theo lợi ích vật chất trước mắt đang kìm hãm tinh thần ham mê nghiên cứu khoa học và sức sáng tạo khoa học, đang làm giảm uy tín của trí thức trong xã hội. Đây là một nguy cơ to lớn đối với sự phát triển khoa học và công nghệ ở nước ta trong thời đại mà sự cạnh tranh về chất xám và công nghệ đang diễn ra ngày càng quyết liệt. Tụt hậu về khoa học, công nghệ tất yếu dẫn đến tụt hậu về kinh tế.


Bằng việc phát huy vai trò động lực của nền văn hoá lâu đời của nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khơi dậy sức mạnh của lực lượng khoa học và công nghệ đóng góp cho cách mạng, cho hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Ngày nay, nền văn hoá Việt nam còn được tiếp thêm tinh hoa của văn hoá nhân loại, trong đó có văn hoá khoa học, nhất định nó sẽ có tác dụng thúc đẩy nền khoa học nước nhà phát triển phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước một khi chúng ta biết khai thác sức mạnh của nó.


+ Các nhà khoa học thời nay cần học tập kẻ sĩ thời xưa ở lối sống trong sạch, lành mạnh, có tinh thần tự trọng rất cao, biết bảo vệ phẩm giá của mình và tôn trọng phẩm giá của người khác, luôn luôn quan tâm đến lợi ích cộng đồng. Các bậc tiền bối ấy - những kẻ sĩ thời xưa - là những “ Cây Tre” mọc thẳng, là những “ Cây Thông” đứng vững trong gió rét, là những “ Con Người” không bao giờ nghiêng ngả.


Bằng những phẩm chất cao đẹp của tiền nhân và bằng những cống hiến khoa học của bản thân, chắc chắn các nhà khoa học của chúng ta sẽ tạo nên một tâm lý xã hội tôn trọng và tin cậy trí thức, điều rất cần thiết cho sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện nay.


+ Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước sẽ không ít khó khăn, trắc trở, nhất là khi sự cạnh tranh về chất xám trên thế giới đang diễn ra rất quyết liệt. Con đường đi tới mục tiêu chắc chắn sẽ quanh co, gập ghềnh, sẽ có những cơ hội và sẽ có những thách thức, sẽ có những thắng lợi và sẽ có những thất bại tạm thời. Cuộc đấu tranh cách mạng là như vậy, vừa có tất yếu, vừa có ngẫu nhiên, có tiệm tiến và có bột phát, ổn định và không ổn định, liên tục và đứt đoạn, tuyến tính và không tuyến tính. Điều quan trọng - như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy - là chúng ta phải giữ vững mục tiêu có tính nguyên tắc của cách mạng, đó là điều không được lay chuyển, còn những hình thức và bước đi cụ thể cần được thay đổi cho phù hợp với mỗi hoàn cảnh cụ thể. “ Dĩ bất biến ứng vạn biến” là nguyên tắc phương pháp luận nền tảng trong nghệ thuật chính trị của Hồ Chí Minh, là sự khái quát ở trình độ lý luận cao, trở thành triết lý hành động và ứng xử của người cách mạng, đủ sức dung nạp mọi tình huống phức tạp, mọi sự biến đổi khôn lường của cuộc sống.


Các nhà khoa học và công nghệ Việt nam với hành trang tư tưởng Hồ Chí Minh và cách ứng xử khoa học “ Dĩ bất biến ứng vạn biến” của Người, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sẽ kiên định đi tới mục tiêu “ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.


>> 123


-----


(1) Nguyễn Khánh Toàn: Hồ Chủ Tịch và văn học. Tạp chí văn học số 4 năm 1970

(2) Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương: Tài liệu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh. NXB CTQG, Hà Nội, 2003, tr.37.

(3)(4): Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 1. Đã dẫn, tr.465 - 466

(5) Tư liệu lưu trữ tại Viện lịch sử Đảng

(6) Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 8. Đã dẫn, tr.116-117

(7) Tài liệu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh. NXB CTQG, Hà Nội, 2003, tr.68

(8) Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10. Đã dẫn, tr.350

(9) Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 9. Đã dẫn, tr.506

(10) Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4. Đã dẫn, tr.246 - 247

(11) Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5. Đã dẫn, tr.279, 644

(12) Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 9. Đã dẫn tr.172

(13) Phạm Trọng Yêm

(14) Mạnh Tử

(15) Hồ Chí Minh

(16) C. Mác

Xem Thêm

Kỷ niệm 5 năm thành lập báo điện tử Tầm nhìn
Tại Lễ kỷ niệm thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Phan Tùng Mậu đã chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn nhân dịp 5 năm thành lập, ghi nhận những thành quả mà...
Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975
Chiến dịch lịch sử  Lúc này, tập đoàn phòng ngự lớn của địch ở Sài Gòn - Gia Định tuy số lượng còn đông nhưng đã bị chia cắt, cô lập cao độ và sức chiến đấu đã giảm sút hẳn. 
Vẻ đẹp đặc hiệu của nhà trí thức
Vàng là đẹp, là quý giá. Nhưng không phải vàng nào cũng giá trị như nhau? Có vàng thật, có vàng giả, có cả mạ vàng như thật. Học thức và bằng cấp cũng vậy. Có học thật, có học giả, có bằng thật, có bằng giả như thật. Đại...
Mùa Xuân là Tết trồng cây
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đề xướng, tổ chức, xây dựng Tết trồng cây trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, sôi nổi và bền vững. Tháng 11-1959, nhân đợt thi đua lấy thành tích mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Bác Hồ vui Tết đón Xuân trong lòng Tổ quốc
Tết Mậu Tý (1948) Tết mừng chiến thắng Thu Đông năm Đinh Hợi phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc và phấn khởi mừng thọ Bác Hồ 58 tuổi: Chính phủ họp nghe Bộ Quốc phòng báo cáo chiến thắng giặc Pháp tại An toàn khu.
Đại tướng Lê Trọng Tấn - Những ngày đầu cách mạng
Giữa năm 1942, tôi đến một cơ sở cách mạng ở làng Lương Yên. Đang nói chuyện thì một quân nhân trong bộ đồ nhà binh Pháp ở phía cổng đi vào. Tôi lánh sang buồng bên cạnh nói chuyện với các em đang học. Khi người ấy về, chủ...

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.