Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 04/08/2006 23:44 (GMT+7)

Tìm hiểu bí mật cách chữa bệnh của người Ai Cập cổ đại

Một trong những cổ vật quý nói về nghề y của Ai Cập cổ có cách đây trên 4000 năm được đưa ra trưng bày là một tập bản thảo viết tay trên giấy cói (papyrus) của Viện Hàn lâm Y New York. Đây là cuốn sách y học cổ nhất của nhân loại, còn cổ hơn cả những gì con người biết về nền văn minh La Mã hay Hy Lạp. Tài liệu này đã được một chuyên gia về Ai Cập tên là James H.Breasted dịch ra năm 1920, nhưng lúc đó ít được quan tâm, thậm chí số người được nhìn thấy những trang bản thảo này cũng rất hiếm, được Breasted gọi là “trí tuệ khoa học cổ nhất của nhân loại”

Tập bản thảo nói trên cho thấy trình độ y học của những người Ai Cập cổ xưa là rất cao và điệu nghệ, ví dụ người ta biết rất rõ các mạch máu lưu thông trong cơ thể do tim bơm đi, trong khi đó điều này ở xã hội hiện đại mãi đến thế kỉ thứ 17người ta mới khẳng định chắc chắn, hoặc cách phẫu thuật khâu kín các vết thương hay những tác động tiêu cực trong trường hợp não bị tổn thương và màng não có nhiệm vụ bao bọc não ra sao. Cũng tài liệu này cho thấy, người Ai Cập cũng có kiến thức về sử dụng mật ong rất sớm, đặc biệt là để diệt khuẩn cho các vết thương mở hay nói các loại thuốc giảm đau có trong thiên nhiên giống như aspirin hiện nay.

Ông James Allen, chuyên gia về Ai Cập học ở MMA., người vừa dịch lại bản thảo này cho biết, người Ai Cập còn biết cách đặt lại những chiếc xương gãy trong khi phẫu thuật, cách sử dụng các dược phẩm có sẵn trong thiên nhiên để hạn chế nhiễm khuẩn cho vết thương cho dù thời đó người ta chưa hề biết vi khuẩn là gì. Hoặc một tình tiết khác cho thấy cách dùng các loại dao mổ chế tạo bằng các loại đá sắc, một kiến thức rất có khoa học để chống viêm nhiễm cho dù thời kỳ này người Ai Cập đã biết dùng kim loại.

Hình ảnh quét siêu âm bằng kỹ thuật CAT của xác ướp Nesiamun. Về việc chuẩn bị các xác ướp hay kĩ thuật ướp xáccủa người Ai Cập là siêu hạng, thủ thuật này được thể hiện khá công phu và đây cũng là điều mà người Ai Cập cổ thực hiện khá thành công, có thể trong tiềm thức của họ, thế giới sau cái chết mới là cõi cực lạc. Trong kĩ thuật ướp xác, hai khâu quan trọng được người Ai Cập cổ thực hiện khá thuần thục là bước “ giải phẫu” và “băng bó”, trước khi thực hiện các công việc này và theo các tài liệu còn lưu thì người Ai Cập cổ đã biết rất rõ vết thương đại não có thể làm cho con người mắc các chứng thiểu năng nguy hiểm và khuyên các thầy thuốc dùng ngón tay đưa vào các hộp sọ để tìm hiểu cấu trúc của não và cũng nhờ thủ thuật này mà người ta biết được não gồm 2 múi riêng biệt.

Trở lại thời gian và quá khứ, hồi cuối thế kỷ thứ 19 người ta đã phát hành một cuốn sách tương tự và nghe nói nội dung cũng có nhiều điểm giống như những trang bản thảo nói trên, trong đó có đề cập đến 2 khía cạnh là cách chẩn đoán và trị bệnh của người Ai Cập cổ, gồm cả những điều người ta khuyên chẳng cần can thiệp mà chỉ chờ đợi, cơ thể tự nó có thể lành bệnh, chứng tỏ người Ai cập đã biết được khả năng về miễn dịch, đề kháng của cơ thể con người.

Theo các nhà khảo cổ học thì tập bản thảo nói trên có thể ra đời vào thế kỷ 17 trước Công nguyên, khoảng 9 thế kỷ sau khi các kim tự tháp được xây dựng, trước một thế kỷ mà người ta tin rằng Moses (một nhà hiền triết kiêm luật gia người Do Thái) còn sống và cũng có thể còn nhiều trang sách lẻ về y học của người Ai Cập cổ đại đã được con người tìm thấy và cũng có thể đây chỉ là một “phó bản” của một bản gốc có trước đó vài trăm năm. Nó được viết bằng bằng mực đỏ và đen, sử dụng một loại chữ viết kiểu hình tượng, trong đó tác giả đề cập tới 48 trường hợp y học tuần tự từ đầu cho tới ngực, chân tay, bụng v.v…và đến đây thì bị gián đoạn, rất có khả năng trong bản gốc sẽ có đủ cả và nêu rất tỷ mỷ nhiều cách chữa, kể cả cách chữa bằng châm cứu, hoặc phẫu thuật cắt bỏ các cục khối u dạng ác tính và được coi là một tài liệu y học cổ nhất, giá trị nhất của nhân loại.

Nguồn: Thế giới trong ta số 249 tháng 1/2006, Tr 34, 35

Hình ảnh quét siêu âm bằng kỹ thuật CAT của xác ướp Nesiamun.

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Huế: Hội nghị về Nội tiết và Đái tháo đường năm 2025
Ngày 29/3, Hội Nội tiết và Đái tháo đường thành phố Huế phối hợp với Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 8 về bệnh nội tiết, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa năm 2025.

Tin mới

Thúc đẩy hoạt động đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN tại Việt Nam
Sáng ngày 29/4/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS. Bùi Thanh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng đồng chủ trì.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.
Khởi động Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 năm 2025
Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Khai mạc Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III
Ngày 26/4, tại Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc và vòng loại Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025.
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.