Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 01/02/2008 21:48 (GMT+7)

Tiếng nói và chữ viết của các dân tộc ít người ở Cà Mau

Dân tộc Khơ - me có gần 35 ngàn người, chiếm khoảng 2,7% dân số toàn tỉnh. Người Hoa có hơn 18 ngàn, chiếm khoảng 1,5% dân số. Trong sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng 3 dân tộc Việt, Khơ - me, Hoa đều dùng ngôn ngữ phổ thông (tiếng Việt), nhưng mỗi dân tộc vẫn dùng và có ý thức gìn giữ tiếng nói và chữ viết của riêng mình.

Sự bào tồn ngôn ngữ thể hiện ở 2 phương tiện: tiếng nói và chữ viết.

- Tiếng Triều Châu: trong sinh hoạt gia đình, nhất là ở lớp người lớn tuổi, đồng bào Hoa thường dùng tiếng nói của dân tộc mình. Người Hoa ở Cà Mau đại đa số sử dụng tiếng địa phương Triều Châu (một phủ thuộc tỉnh Quảng Đông - Trung Hoa). Người Hoa ở Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng gọi ngôn ngữ ấy là tiếng Tiều. Thỉnh thoảng mới có người dùng tiếng Quảng Đông, Hải Nam , Phúc Kiến hoặc tiếng Hẹ.

Cần nhớ lại là ở thời kỳ cổ đại Trung Hoa, khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất đất nước, đã bắt buộc toàn dân dùng chung ngôn ngữ... Thực tế, đất nước Trung Hoa rộng lớn, chỉ thống nhất được về chữ viết, còn trong sinh hoạt người dân vẫn dùng tiếng địa phương. Cho dù chế độ hà khắc, tàn bạo của Tần Thuỷ Hoàng đế cũng không thể cấm đoán, kiểm soát được tiếng nói của muôn dân. Vì vậy, cho đến nay, các tỉnh, các vùng miền của Trung Hoa vẫn sử dụng nhiều tiếng nói địa phương khác nhau.

Số người Hoa đến định cư ở Cà Mau cũng vậy. Tiếng Triều Châu còn chi phối đến cả các dân tộc láng giềng trong vùng. Vì vậy, mà nhiều gia đình người Việt, người Khơ - me cũng dùng các từ: Hia, chế, số để chỉ (anh, chị gái, chị dâu); hay cũ, kiểm, tia, chệt, bể để gọi cậu, mợ, dượng, chú, bác....

Chữ viết phổ thông Trung Hoa(Hán tự): Người Hoa ở Cà Mau cũng sử dụng khá phổ biến chữ Hán. Trong các gia đình người Hoa và nhất là ở đình chùa, hội quán, các bức hoành phi, câu đối, liễn, bài vị, hiện vật văn hoá, tín ngưỡng, ghi chép, văn tự tang tế, hiếu hỷ.... từ xa xưa đến nay đều dùng Hán tự. Lớp người Hoa cao tuổi ở Cà Mau hiểu biết Hán văn nhiều hơn thế hệ trẻ hiện nay. Ở thành phố Cà Mau có khoảng 30% số người từ trung niên trở lên có khả năng đọc và viết tốt Hán tự.

Nhiều người, nhiều hội quán của đồng bào vẫn đặt mua nhật báo, tuần báo Sài Gòn giải phóngbản Hoa văn, mở radio nghe đài phát thanh Bắc Kinh và đài các nước trong khu vực phát sóng bằng tiếng phổ thông Trung Hoa. Đội văn nghệ quần chúng của đồng bào Hoa ở Cà Mau cũng biểu diễn, trình bày các nhạc phẩm Hoa qua tiếng Triều Châu. Ở một số chùa chiền, nhiều nhà sư cũng dạy cho các em nhỏ, phật tử về chữ Hán để có điều kiện hiểu biết thêm về Phật pháp, về cái hay của thành ngữ, danh ngôn Hán... Tại trường tiểu học Nguyễn Tạo (thành phố Cà Mau), từ hơn 10 năm nay, nhà trường đã tổ chức và duy trì 4 - 5 lớp dạy Hoa văn ngoại khoá mỗi năm. Từ năm 2005 - 2006 đến nay, Hoa văn được đưa vào chính khoá với 4 tiết/ tuần (nhiều hơn môn Anh văn). Chất lượng giảng dạy tốt. Trường thường tổ chức thi viết chữ Hán đẹp với hàng trăm em tham gia. Kinh phí giảng dạy và giáo viên Hoa văn do Hội người Hoa thành phố Cà Mau tài trợ 100%.

- Tiếng nói Khơ - me: Người Khơ - me nào ở Cà Mau cũng đều nói được cả hai thứ tiếng, Việt và Khơ - me. Tuy nhiên ở lứa tuổi nhỏ, nhất là các em sống ở vùng không tập trung đồng bào Khơ - me thì biết ít hơn. Trong sinh hoạt gia đình nói chung họ vẫn dùng tiếng Khơ - me là chủ yếu. nhưng gặp những khái niệm mới (như xây dựng ấp, khóm văn hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giải ngân...) khó nói, khí dịch thì dùng tiếng Việt xen vào cho tiện. Tiếng Khơ - me cũng ảnh hưởng giao thoa ra cộng đồng láng giềng. Vì vậy mà người Việt, người Hoa cũng dùng luôn từ thuần Khơ - me như chol chnăm thmây (tết mừng năm mới), sen dolta (lễ cúng ông bà), okombok (lễ cúng trăng).

Chữ Khơ - me cổ viết trên lá bu

Chữ Khơ - me cổ viết trên lá bu

Chữ viết Khơ - međược bảo tồn qua các thế hệ, trước tiên phải kể đến công lao của các vị sư và nhà chùa. Các văn bảnchữ Khơ - me được viết trên lá buông, lá dừa nước... hiện vẫn còn được lưu giữ ở các chùa chiền. Từ xưa đến nay các vị sư vẫn tổ chức việc dạy chữ, dạy kinh kệ tại chùa. Dù ở thành phố Cà Mau hiện đãcó trường trung học phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh, nhưng tại chùa Monivongsa, chùa Trâu Trắng, các vị sư vẫn dạy chữ cho các em trong dịp hè. Trong đó có một số em người Việt, nguời Hoa.

Trường Trung học Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Cà Mau đã giảng dạy chữ Khơ - me từ năm 2001 - 2002 đến nay với số lượng trên 300 học sinh/ năm học. Ở Trường Trung học Cơ sở Hữu Nhem, tất cả học sinh đều được học chữ Khơ - me. Đó là một bộ phận môn chính khoá theo giáo trình của Bộ Giáo dục - Đào tạo (2 tiết/ tuần như chương trình học tiếng Anh). Kết quả qua các năm, học sinh cũng đạt yêu cầu, từ trung bình trở lên. Ở các trường phổ thông dân tộc bán trú khác trong tỉnh, tình hình học tập, giảng dạy chữ Khơ - me của giáo viên, học sinh cũng tương tự như vậy.

Tỉnh Cà Mau hiện có Đội Văn nghệ Dân tộc Khơ - me. Các chương trình biểu diễn của Đội được các nghệ nhân, diễn viên, nhạc công thể hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ dân tộc (kể cả ca kịch dù kê, câu chuyện thông tin...). Các hoạt động nghệ thuật của Đội cũng góp phần vào việc sưu tầm, lưu giữ và sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật truyền thống. Trong cộng đồng dân cư Khơ - me cũng còn lưu giữ nhiều tác phẩm ca, hò, vè, truyện kể dân gian khá phong phú (kể, diễn xuất bằng tiếng Khơ - me). Ví dụ như tác phẩm “ Ngợi ca cô gái” (múa - hát) đã thất truyền ở các tỉnh tập trung người Khơ - me như Trà Vinh, Sóc Trăng, nhưng lại được lưu giữ ở Cà Mau.

Chữ Khơ - me khó viết, có lẽ vì vậy mà số người soạn thảo văn bản, đọc dịch thông thạo ngôn ngữ này ở Cà Mau không nhiều. Số người có trình độ ấy chỉ còn ở con số hàng chục chứ chưa nói đến hàng trăm. Trong đó chủ yếu là các hoà thượng, thượng toạ, đại đức và các vị chức sắc khác. Ngoài ra cũng có một số giáo viên, biên tập viên, phát thanh viên biết thành thạo chữ và tiếng Khơ - me. Đội ngũ giáo viên giảng dạy ngôn ngữ Khơ - me ở Cà Mau hiện cũng còn thiếu. Tỉnh cũng đã đưa một số người đi đào tạo để có thêm giáo viên giảng dạy môn này.

Bảo tồn các ngôn ngữ dân tộc ở Cà Mau cũng cần phải có sự quan tâm hơn nữa của cơ quan chức năng. Những năm gần đây, Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau đã có chương trình phát thanh - truyền hình (thời sự và văn nghệ) bằng tiếng Khơ - me, được người dân chú ý xem và đánh giá tốt. Báo ảnh Đất Mũicũng đang chuẩn bị in bản chữ Khơ - me. Đó là việc làm hữu ích, góp phần vào việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam .

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...

Tin mới

Liên hiệp Hội Việt Nam là điểm tựa tin cậy của đội ngũ trí thức Khoa học và công nghệ
Trong chặng đường 42 năm xây dựng và phát triển, Liên hiệp Hội Việt Nam đã khẳng định được vị trí, vai trò là hạt nhân tập hợp đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ Việt Nam trong nước và ngoài nước, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia..
Báo Nhân dân chúc mừng Vusta nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Chiều ngày 15/5, Đoàn cán bộ Báo Nhân dân do Trưởng Ban Khoa học - Môi trường Đinh Song Linh dẫn đầu đã đến thăm và chúc mừng Liên hiệp Hội Việt Nam nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5. Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh cùng đại diện lãnh đạo, chuyên viên Ban Phổ biến kiến thức Liên hiệp Hội Việt Nam đã thân mật tiếp đoàn.
Phú Yên: Liên hiệp hội phát huy vai trò cầu nối đội ngũ trí thức với Đảng và Nhà nước
Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và sự phối hợp của các ban ngành, địa phương; LHH tỉnh đã quán triệt, thực hiện CT 42: Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của LHH phấn đấu, xây dựng LHH tỉnh vững mạnh giữ vai trò nòng cốt trong tập hợp đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức KH - CN, góp phần đưa KH - CN trở thành động lực phát triển KT-XH; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.