Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 22/02/2005 22:16 (GMT+7)

Tiến sĩ của buôn làng

“Tiếng Ê Đê, Jam Puăn nghĩa là rau muống. Tôi không hiểu vì sao tổ tiên đặt tên Puăn cho buôn, chỉ biết như tất cả những xóm làng vùng sâu khác, ngày xưa người buôn Puăn nghèo khổ lạc hậu lắm. Ông bàcha mẹ tôi đều mù chữ nên luôn mơ ước và hết sức thắt lưng buộc bụng cho con cái mình được đi học để đổi đời. Dù có đi đâu, làm gì, tôi cũng không quên mình là người buôn Puăn.

Mười tuổi cậu bé Y Ghi Niê rời buôn Puăn (nay thuộc xã Ea Phê huyện Không Păk - Đác Lắc) đi theo chị ba H"Riếp lên ở nhờ nhà bà bác buôn Alê A kiếm cái chữ. Cậu bé nhỏ con đen thui như củ súng mê họclắm, tới lớp bảy thì được nhận vào ký túc xá trường Trung học Tổng hợp Buôn Ma Thuột. So với chúng bạn thì Y Ghi nghèo nhất nhưng học giỏi, hát hay, tự tin hòa đồng cùng tập thể. Năm 1975 miền namgiải phóng, Y Ghi rời ghế nhà trường hăng hái tham gia phong trào thanh niên, được dự khóa sư phạm ngắn ngày, về làm quyền hiệu trưởng trường cấp I-II rồi mới quay lại học nốt chương trình phổ thông.Năm 1980 Y Ghi thi đậu vào khoa Nông Lâm Trường đại học Tây Nguyên. Sau 4 năm miệt mài, anh tốt nghiệp điểm cao, được chọn ở lại trường nhưng chỉ một mực xin về Liên hiệp Xí nghiệp cà phê 333 làm trợlý nông lâm. Sự chăm chỉ tìm tòi thử nghiệm giống cây trồng của chàng kỹ sư Ê Đê chẳng mấy chốc lọt vào mắt xanh của lãnh đạo huyện Ea Kar, Y Ghi được vời sang phụ trách phòng Nông nghiệp huyện. Cóđiều kiện lên xuống Viện nghiên cứu Nông nghiệp miền nam học hỏi, từ năm 1989 Y Ghi đã mạnh dạn cho trồng 2 hecta bông vải đầu tiên ở xã Xuân Phú, rồi thí điểm cây ngô lai, nhân nhanh diện tích cácloại đậu sắn, lúa cao sản. Sau nhiều năm buôn làng triền miên thiếu đói, đầu thập kỷ chín mươi lúa rẫy Ea Kar giống mới ngon cơm, chống chịu sâu bệnh, hạn hán và năng suất cao không những cung cấp đủlương thực trong vùng mà còn được bán ra các tỉnh miền Bắc, Ea Kar nhanh chóng trở thành huyện dẫn đầu về sản xuất nông nghiệp của Đác Lắc. Vì thành tích đó, năm 1992 Bộ Nông nghiệp đã tặng kỹ sư YGhi bằng khen kèm 1 cái catsette. Nể phục ông trưởng phòng Nông nghiệp huyện Ea Kar miệng nói tay làm, cán bộ các huyện khác lũ lượt đạp xe chở gạo về "nằm vùng" học cách làm theo. Năm 1997 tại Đạihọc Nông nghiệp I Hà Nội, Y Ghi đã bảo vệ thành công luận án thạc sĩ với đề tài "Nghiên cứu một số giải pháp góp phần phát triển nông nghiệp bền vững tại huyện Ea Kar". Về huyện không ngồi yên trênghế Phó Chủ tịch, Y Ghi vẫn say mê khảo nghiệm hết trồng trọt đến chăn nuôi. Bộn bề công việc quản lý của chức danh Phó giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Môi trường chẳng ngăn anh tiếp tục lội đồng tìmmọi cách tăng lợi nhuận cho nghề nuôi bò lai, lợn lai. Mùa hè năm 2001, từ công trình nghiên cứu về "chăn nuôi bền vững", Y Ghi là cựu sinh viên dân tộc thiểu số đầu tiên của trường ĐH Tây Nguyên trởthành tiến sĩ nông học.

Vợ anh, cô giáo Đào Mộng Hiếu dân Sài Gòn chính gốc vì yêu chồng mà đồng cam cộng khổ, vui sống thanh bạch cũng đã từ lâu hòa mình với tập tục làng buôn.

Hai đứa con của Y Ghi, trai đầu Niê Đào Đức Nguyên, gái út Niê Đào Bích Huyền đều là học sinh giỏi đang mơ ước trở thành kiến trúc sư và bác sĩ. Noi gương hiếu học của gia đình Y Ghi, 4 người cháukhác trong họ Niê buôn Puăn cũng đã bước chân vào trường đại học.

Buôn Puăn không chỉ là nơi anh sinh ra lớn lên, mà mãi đến bây giờ vẫn là hậu phương vững chắc cho anh xông pha như một chiến sĩ vào mặt trận nông nghiệp. Y Ghi cần trồng trọt, chăn nuôi giống câycon gì mới, anh em họ hàng lại sẵn sàng biến vườn tược ao chuồng của mình thành khu thí nghiệm. Cũng vì vậy mà người buôn Puăn không còn xa lạ với khoa học kỹ thuật. Từng nhà, chuồng này hồng hào đànlợn lai, vườn kia xanh mướt cỏ cao sản, sân nọ phơi đầy đậu nành và bắp lai giống mới. Còn ngôi nhà sàn đơn sơ chở che anh suốt thời thơ ấu đã cũ kỹ lắm. Cây cầu thang đẽo nhẵn thín ghếch tạm bợ lêngiàn cột gỗ mối ăn mục ruỗng quanh gốc. Trong nhà gió lùa thống thếch trống trơn. Mẹ anh, bà H"Prưn Niê Siêng 88 tuổi nghe tiếng con về thăm vẫn ngồi bất động trên chiếc giường nhỏ, chỉ gương mặtnhăn nheo với đôi mắt mờ đục ánh lên nỗi mừng vui. Bùi ngùi dìu mẹ ra trước hiên tắm nắng, Y Ghi thì thầm: Tôi biết ơn mẹ. Suốt đời mẹ đã hy sinh cho tôi trưởng thành.

Nguồn: Hoàng Thiên Nga(Báo Tiền phong), www.nhandan.com.vn ngày1-9-2003

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.