Thứ tư, 28/12/2005 14:43 (GMT+7)
Thử nghiệm thành công động cơ plasma mới
TS. Roger Walker thuộc Esa giải thích: lớp kép plasma có cơ chế hoạt động giống thác nước. Khi rơi xuống từ độ cao khác nhau, phân tử nước tiếp nhận năng lượng. Tương tự, hạt nhiễm điện cũng "chôm" được năng lượng khi chúng đi qua các tầng plasma khác nhau. Động cơ đẩy lớp kép Helicon sử dụng sóng radio để ion hoá khí argon. Ion được gia tốc qua chỗ tiếp giáp giữa hai lớp plasma.
Esa từng sử dụng động cơ đẩy ion trên tàu thăm dò Smart 1. Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ Nasa đã triển khai động cơ loại này trêntàu Deep Space 1, thám hiểm sao chổi Borrelly năm 2001. Động cơ mới khác so với động cơ đẩy thông thường chạy bằng phản ứng hoá học. Ở động cơ này, chất khí được ion hoá và các ion được gia tốc trong từ trường, tạo ra lực đẩy. Mặc dùlực đẩy nhỏ hơn động cơ hoá học, động cơ ion với kích thước nhất định có thể mạnh hơn, phù hợp với các sứ mạng thăm dò vũ trụ.
"Từ gió Mặt Trời, một plasma của chất khí nhiễm điện, lao vào từ trường Trái Đất, tạo ra đường ranh giới gồm hai lớp plasma. Mỗilớp có đặc tính điện tích khác nhau và có thể gia tốc một số hạt của gió Mặt Trời qua ranh giới đó, làm cho chúng đâm vào bầu khí quyển Trái Đất và tạo ra cực quang". TS. Roger Walker thuộc Esa chobiết.Năm 2003, các nhà nghiên cứu tại ĐH Quốc gia Australia ở Canbera tạo ra lớp kép plasma trong phòng thí nghiệm. Các nhà khoa học châu Âu vận dụng kết quả nghiên cứu đó của người Australia và cho thấy lớp kép này có thể vẫn giữ được ổn định, đủ để gia tốc ion một cách đáng tin cậy.
Nguồn: netnam.vn