Thử lý giải trật tự phi logic trong cấu tạo của một số thành ngữ tiếng Việt
Tuy nhiên cá biệt vẫn có một nhóm nhỏ thành ngữ mà trật tự từ trong mỗi vế không phù hợp với trật tự logic thông thường. Chẳng hạn:
Nhóm thành ngữ phi logic (A)
Con ông cháu cha Hòn tên mũi đạn
Ruồi bu kiến đậu Cao chạy xa bay
Trật tự logic thông thường (B)
Con cha cháu ông Hòn đạn mũi tên
Ruồi đậu kiến bu Cao chạy xa bay
Trước hết, cần phải nói ngay rằng, dù trật tự trong một thành ngữ có thế nào đi nữa, miễn là nó đưa vào “ổn định hoá” thì nội dung ý nghĩa biểu trưng vẫn không thay đổi. Tuy nhiên đó là chuyện ngữ nghĩa; còn về mặt cấu trúc hình thức thì tính logic trong trật tự từ của nó vẫn là vấn đề đáng quan tâm, nếu ta muốn tìm ra quy luật trong việc kết hợp các đơn vị ngôn ngữ, nhất là các kiểu kết hợp các đơn vị ngôn ngữ, nhất là các kiểu kết hợp mang tính mẫu mực, bất biến này.
Gọi x, y là các yếu tố cơ sở;
f(x), f(y) là yếu tố kết hợp tương ứng theo logic thông thường
Ví dụ: Con (x) # cha (f(x))
cháu (y) # ông (f(y))
Ta có thể mô hình hoá cơ chế kết hợp của các thành ngữ ở cột A như sau:
Con ông cháu cha
x f(y) y f(x)
Tương tự đối với ba thành ngữ còn lại.
Như vậy, yếu tố cơ sở (x,y) và yếu tố kết hợp (f(x), f(y)) trong mỗi thành ngữ có sự giao hoán cho nhau. Tóm lại mô hình chung của các thành ngữ nhóm A là:
xf(y) + yf(x)
Đây là một kiểu kết hợp rõ ràng phi logic.
Điều đáng nói là, trong khi các thành ngữ ở cột B (hợp logic) rất ít khi được sử dụng thì các thành ngữ ở cột A (phi logic) lại được sử dụng một cách hết sức phổ biến. Nguyên nhân là gì?
Như đã nói, các thành ngữ trên thuộc loại có cấu tạo song song, một kiểu quan hệ “lỏng” nhất trong số ba kiểu quan hệ ngữ pháp (song song, chính phụ, chủ vị).
Vậy có thể lí giải rằng, chính trật tự phi logic của các thành ngữ nhóm A là một thứ phương tiện để liên kết hai vế của nó nhằm đảm bảo tính cố định của ngữ đoạn, tránh hiện tượng rơi rụng khi hành chức.
So sánh:
Nhóm 1 ? Vị trí ấy dành cho hạng con cha.?
Vị trí ấy cho hạng cháu ông.
Nhóm 2 * Vị trí ấy dành cho hạng con ông*.
Vị trí ấy dành cho hạng cháu cha.
Ta thấy:
- Nhóm 1 là những câu tuy không tự nhiên nhưng vẫn có thể chấp nhận được. Điều này chứng tỏ cụm “con cha” và “cháu ông” (hợp logic) có thể phân li mà vẫn đứng vững.
- Nhóm 2 là những câu không thể chấp nhận được. Điều này chứng tỏ cụm “con ông” và “cháu cha” (phi logic) không thể phân li với nhau.
Tình hình cũng diễn ra tương tự đối với ba thành ngữ còn lại. Tóm lại, trật tự phi logic ở đây là một giải pháp để tăng cường (hoặc ít ra là duy trì) tính thành ngữ của ngữ đoạn
Nói như thế là các thành ngữ không có nghĩa là các thành ngữ không sử dụng trật tự phi logic làm phương tiện liên kết sẽ không duy trì được tính thành ngữ của mình. Trái lại, ở các thành ngữ ấy sẽ xuất hiện các phương tiện liên kết khác sự hài âm, hài thanh, sự liên tưởng giữa các từ ngữ gần gũi trong cùng trường nghĩa, v.v… để đảm bảo tính cố định của thành ngữ.
_____________________
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Lân - Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam - Nxb khoa học xã hội, 1997.
2. Viện Ngôn ngữ học - Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ việt nam - Nxb khoa học xã hội, 1988.
Nguồn: Ngôn ngữ & Đời sống, số 4 (126), 2006, tr 7