Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 21/08/2014 16:42 (GMT+7)

Thế giới quanh ta: Một góc nhìn tri thức

  Lời giới thiệu

Có thể nhận ra ở cuốn sách này của Cao Huy Thuần một kết cấu thật hoàn chỉnh, chặt chẽ.

Có thể nhận ra ở cuốn sách này của Cao Huy Thuần một kết cấu thật hoàn chỉnh, chặt chẽ.

Gồm những bài viết rải rác trong nhiều thời điểm khác nhau, về những vấn đề rất đa dạng, nói về những khu vực lắm khi rất xa nhau trên khắp địa cầu mênh mông và đầy biến động, vậy mà khi khép trang sách cuối cùng lại hoàn toàn có cảm giác vừa được đọc một tác phẩm hết sức nhất quán, trong đó các chương, hồi nối tiếp nhau. Chương trước chuẩn bị cho sự mở ra của chương sau, chương sau đào sâu thêm vấn đề của chương trước, thành một thể liên hoàn nhịp nhàng, vừa phong phú vừa sáng sủa, của một tư duy vừa có cái rành mạch, chặt chẽ của phương Tây, vừa mềm mại của sự uyển chuyển thâm thúy phương Đông.

Không chỉ trong nội dung, cả trong văn nữa cũng vậy, đây là một tác phẩm văn học chính trị thật hay, sắc bén logic và cả nhuần nhị u-mua phương Tây, đồng thời lại rất mềm mại sự thanh tao rất phương Đông, rất Việt. Một kết hợp thật hài hòa, nhuần nhuyễn, để cho sự xớ rớ của một người quyết xớ rớ vào những vấn đề quan trọng và cũng nhạy cảm nhất của đất nước thật sâu sắc, thẳng thắn, dũng cảm, chân thành, đầy trách nhiệm và giàu sức thuyết phục.

Mục lục

Người xớ rớ uyên thâm - Nguyên Ngọc

Phần I- ROSA

Phần II- Nước Mỹ

Phần III- Trung tâm và Ngoại vi

“Người xớ rớ” uyên thâm

Nguyên Ngọc

Mở đầu một bài viết, anh nhắc hai câu thơ của Nguyễn Công Trứ:

Có giang sơn thì sĩ đã có tên
So chính khí đã đầy trong trời đất

Sĩ tức là người trí thức. Đương nhiên, trước hết định nghĩa thế nào là người trí thức? Người trí thức, kẻ sĩ ấy, là ai vậy, mà hễ có giang sơn thì ắt đã phải có anh ta rồi, không có anh ta thì giang sơn còn chưa trọn vẹn là giang sơn, và có anh ta thì nguồn chính khí bỗng đầy trong trời đất? Anh từ đâu đến? Anh đến để làm gì trong cuộc đời này? Trách nhiệm của anh là gì? Ai giao cho anh trách nhiệm ấy? Mối quan hệ của anh là như thế nào với quần chúng và với chính quyền?...

Tôi bỗng nhớ đến Nguyễn Khắc Viện, một người cũng từng băn khoăn rất nhiều về vị trí và thái độ của người trí thức trong xã hội. Nguyễn Khắc Viện có lần nói: “Nhiệm vụ của kẻ sĩ, thời nào cũng vậy, là gây dư luận”. Gây, khuấy động dư luận, không để cho dư luận được yên, yên trí, không để cho ai bằng lòng với tất cả những gì đã tưởng là đương nhiên. Giữ cho trí óc và lương tâm của xã hội luôn luôn tỉnh thức. Là người canh gác sự tỉnh thức thường trực của xã hội...

Nguyễn Khắc Viện nói đến người trí thức lần ấy là nhân thể bàn về điều gì đấy mà nhắc qua. Cao Huy Thuần thì đi thẳng vào vấn đề, trực diện và toàn diện hơn. Trước hết anh phân biệt người có học với người trí thức. Anh dẫn lời J. P. Sartre: Trí thức không phải là tất cả những người làm lao động trí óc. Một người nghiên cứu hạt nhân để cho nổ ra trái bom nguyên tử càng lúc càng tinh vi, ông gọi người đó là nhà bác học.

Cũng nhà bác học đó, khi ý thức được cái khí giới giết người ghê gớm ông nắm trong tay, đứng lên hô hào chống bom nguyên tử, lúc đó ông ấy là trí thức. Từ đó mà đi đến định nghĩa thú vị này: trí thức là người làm những việc chẳng ăn nhậu gì đến họ, “s’occupe de ce qui ne le regarde pas”. Kỹ sư thì không lo xây cầu, thầy thuốc thì không lo khám bệnh, kinh tế gia thì không lo cộng trừ nhân chia với cái thống kê. Họ thường xuyên xớ rớ vào những chuyện không phải của họ. Tại sao họ xớ rớ vào những chuyện không liên quan gì đến họ như vậy ? Ấy là tại vì họ xớ rớ vào chính chuyện của họ. Chuyện không phải của họ mà họ thấy là của họ. Cái thấy đó làm họ trở thành trí thức.

Vậy đó, thật thú vị, trí thức chính là “người xớ rớ”, là người thường xuyên làm cho mọi chuyện tưởng đã yên hóa ra không phải là đã yên, là người thường xuyên “đặt lại vấn đề”, về mọi chuyện, và bất kỳ ở đâu, với bất kỳ ai. Cao Huy Thuần viết: trí thức là người nói sự thật, người phê bình, và anh nhắc lại chính Marx: “Phê bình không nhân nhượng về những gì đang hiện hữu, không nhân nhượng với nghĩa rằng họ không thụt lùi dù trước kết luận của chính mình hoặc trước xung đột với chính quyền, bất cứ chính quyền nào”.

Cao Huy Thuần nói rất rõ, như một tuyên ngôn chính thức và trang trọng của anh, bởi vì “tôi chưa bao giờ thấy mình nhạt tình với cách mạng mà cũng chưa bao giờ phân biệt cách mạng với dân chủ. Có cách mạng nào lại không có nhân tố dân chủ! Và nếu không nhắm đến dân chủ thì cách mạng để làm gì? Để làm gì nếu không phải để cho con người tự chủ hơn, hạnh phúc hơn?”. Có lẽ khó có thể nói rõ hơn nữa về thái độ trách nhiệm trí thức của Cao Huy Thuần.

Anh sẽ “xớ rớ” vào các vấn đề dân chủ của đất nước vì anh vẫn nồng nhiệt cách mạng như tự thuở nào. Bằng tuyên bố này anh giúp chúng ta hiểu đúng hơn, sâu sắc hơn, trân trọng hơn tiếng nói của trí thức Việt Nam đang sống và làm việc ở nước ngoài đối với các vấn đề trong nước. Cao Huy Thuần còn nói thêm: “Một đằng, tự hào dân tộc và ký ức về quá khứ nô lệ làm tôi sôi máu khi có kẻ mạnh nào lên mặt dạy bảo về văn hóa và văn minh. Một đằng, bài học nhân nghĩa của Nguyễn Trãi khiến ta mơ ước một xã hội đẹp hơn nữa trong quan hệ giữa người với người, giữa dân với nước”.

Vậy nên, dân chủ - hay như cách nói, cách định nghĩa thật hay, thật thấm thía của Cao Huy Thuần: bài học nhân nghĩa của Nguyễn Trãi về quan hệ tốt đẹp giữa người với người, giữa dân với nước, dân chủ, dân chủ hóa cho một xã hội Việt Nam đã giành được độc lập sau mấy cuộc chiến tranh anh hùng, sẽ là suy nghĩ trăn trở quán xuyến của anh, cũng là đề tài quán xuyến của cuốn sách này.

Xem Thêm

Kỷ niệm 5 năm thành lập báo điện tử Tầm nhìn
Tại Lễ kỷ niệm thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Phan Tùng Mậu đã chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn nhân dịp 5 năm thành lập, ghi nhận những thành quả mà...
Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975
Chiến dịch lịch sử  Lúc này, tập đoàn phòng ngự lớn của địch ở Sài Gòn - Gia Định tuy số lượng còn đông nhưng đã bị chia cắt, cô lập cao độ và sức chiến đấu đã giảm sút hẳn. 
Vẻ đẹp đặc hiệu của nhà trí thức
Vàng là đẹp, là quý giá. Nhưng không phải vàng nào cũng giá trị như nhau? Có vàng thật, có vàng giả, có cả mạ vàng như thật. Học thức và bằng cấp cũng vậy. Có học thật, có học giả, có bằng thật, có bằng giả như thật. Đại...
Mùa Xuân là Tết trồng cây
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đề xướng, tổ chức, xây dựng Tết trồng cây trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, sôi nổi và bền vững. Tháng 11-1959, nhân đợt thi đua lấy thành tích mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Bác Hồ vui Tết đón Xuân trong lòng Tổ quốc
Tết Mậu Tý (1948) Tết mừng chiến thắng Thu Đông năm Đinh Hợi phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc và phấn khởi mừng thọ Bác Hồ 58 tuổi: Chính phủ họp nghe Bộ Quốc phòng báo cáo chiến thắng giặc Pháp tại An toàn khu.
Đại tướng Lê Trọng Tấn - Những ngày đầu cách mạng
Giữa năm 1942, tôi đến một cơ sở cách mạng ở làng Lương Yên. Đang nói chuyện thì một quân nhân trong bộ đồ nhà binh Pháp ở phía cổng đi vào. Tôi lánh sang buồng bên cạnh nói chuyện với các em đang học. Khi người ấy về, chủ...

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.