Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 08/10/2010 19:27 (GMT+7)

Thay đổi khí hậu và những ảnh hưởng đến cuộc sống con người

Theo các nhà khoa học thì hiện tượng trái đất ấm dần lên đã kéo theo tình trạng tử vong, cũng như nhiều loại bệnh tật truyền nhiễm và dị ứng. Những khu vực khô hạn lâu nay sẽ trở nên khô kiệt hơn. Do thiếu nước và hạn hán, mùa màng tại nhiều quốc gia sẽ mất năng suất đến quá nửa. Từ chỗ thiếu nước, hạn hán gây mất mùa thì nguy cơ đói kém cũng sẽ gia tăng. Đến năm 2080 sẽ có khoảng từ 200 đến 600 triệu người bị nạn đói đe doạ. Đến năm 2050 sẽ có hơn một tỷ người trên thế giới thiếu nước ngọt, đặc biệt khi mà mức sống ở một số vùng như Trung Á, Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á tăng lên thì tình trạng thiếu nước càng trở nên trầm trọng. Ngoài ra, do thời tiết thay đổi sẽ dẫn đến tình trạng lụt lội nhiều hơn. Dự kiến đến năm 2080 hàng triệu cư dân trái đất sẽ chịu ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng lên, nhất là ở những vùng đảo nhỏ và các vùng châu thổ lớn ở Châu Á và Châu Phi. Hàng năm, sẽ có từ 2 đến 7 triệu người sẽ là nạn nhân của tình trạng nước biển dâng gây ra lụt lội.

Ở các vùng núi cao, băng tuyết sẽ giảm đi, và nếu tình trạng khí thải vẫn tiếp diễn với mức độ như hiện nay thì hơn 70 năm nữa khoảng 60% các loài hiện sống trên các vùng núi băng tuyết sẽ không còn, mùa đông sẽ lụt lội hơn, trong khi đó, nguồn nước để sản xuất nông nghiệp, làm thủy lợi và sinh hoạt hàng ngày lại thiếu.

Ngoài biển khơi, các vùng san hô sẽ chết, trừ phi chúng có khả năng thích nghi với tình trạng thay đổi thời tiết trên trái đất. Bên cạnh đó, khoảng từ 20 đến 30% các loài thực vật và động vật sẽ có nguy cơ tuyệt chủng trong trường hợp khí hậu trái đất gia tăng từ một độ rưỡi đến hai độ rưỡi.

Những khu vực bị ảnh hưởng, cụ thể từng nơi sẽ chịu ảnh hưởng ra sao? Theo tiến sĩ Martin Parry, đồng chủ tịch Uỷ ban Liên Chính phủ về thay đổi khí hậu IPCC thì có bốn khu vực dễ bị ảnh hưởng nhất trước tình trạng thay đổi khí hậu trái đất. Thứ nhất là vùng Bắc Cực nơi mà nhiệt độ tăng nhanh gây tan băng; vùng tiểu sa mạc Sahara nơi mà những vùng đang khô cạn hơn; các đảo nhỏ nơi ít có khả năng thích nghi với tình trạng khí hậu thay đổi và cuối cùng là những vùng đồng bằng rộng lớn tại Châu Á nơi hàng tỉ người đang sinh sống sẽ gặp nguy cơ lụt lội nhiều hơn. Theo IPCC thì đến cuối thế kỷ này khối băng ở biển Bắc Cực sẽ giảm từ 22 đến 33%. Tình trạng tan băng sẽ làm mất nơi cư trú cho chim và động vật di trú. Bốn triệu cư dân của vùng Bắc Cực sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng khí hậu thay đổi làm tan băng. Tại Nam Phi, những đợt khô hạn và lụt lội sẽ gia tăng. Tình hình lốc xoáy sẽ trầm trọng hơn khi tốc độ gió và mưa lớn sẽ xảy ra trên diện rộng.

Suốt ba thập niên qua, những quốc gia thuộc Cộng đồng phát triển Nam Phi trải qua những đợt khô hạn, bão tố và lụt lội. Dự báo thời gian tới sẽ có những đợt mưa gió thất thường gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực cho vùng nơi mà con người trồng chủ yếu là bắp (ngô). Nguy cơ độ ẩm của đất giảm và rồi dịch bệnh gia tăng cũng gây ảnh hưởng nhiều đến mùa màng. Châu Á cũng không thoát khỏi tình trạng tương tự khi mà lũ lụt, hạn hán nghiêm trọng, rồi dịch bệnh hoành hành dẫn đến đói kém. IPCC đã đưa ra cảnh báo là đến giữa thế kỷ này, năng suất các loại ngũ cốc tại Châu Á sẽ giảm đến 30%. Hằng trăm triệu người sống tại những quốc gia như Ai Cập, Bangladesh, Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng bởi tình trạng nước biển dâng cao và lũ lụt thường xuyên. Còn khoảng hơn 10 năm nữa sẽ có 120 triệu cho đến hơn một tỷ người dân Châu Á gặp phải tình trạng khan hiếm nước. Theo một chuyên gia ngành khí tượng thủy văn Việt Nam thì tình trạng sông ngòi thiếu nước là do biến đổi khí hậu mà ra.

Di dân vì khí hậu?

IPCC nêu ra rằng tình trạng ấm nóng toàn cầu có thể tạo nên hàng triệu dân tỵ nạn vì khí hậu. Con số dự báo đến cuối thập niên này có thể lên đến 50 triệu người. Một nghiên cứu của Hội chữ Thập Đỏ và Trăng lưỡi liềm Đỏ thế giới tiến hành năm 2000 cho thấy có 25 triệu người phải rời bỏ quê hương vì yếu tố khí hậu. Số này tương đương với những người phải đi lánh nạn chiến tranh. Một ví dụ cho tình trạng phải di dời vì khí hậu thay đổi là cộng đồng người Inuit ở Bắc Mỹ và Greenland; rồi người dân quanh vùng hồ Chad ở Phi Châu. Một ví dụ dễ nhớ khác là nhiều người dân ở New Orleans , Hoa Kỳ phải đi nơi khác sau cơn bão Katrina hồi năm 2005. Theo IPCC thì những quốc gia nghèo khó nhất hành tinh sẽ phải gánh chịu nhiều nhất những tác hại do thay đổi khí hậu gây nên. Ông Rajendra Pachauri, Chủ tịch IPCC cho rằng những người nghèo khổ dễ bị tác động nhất bởi tình trạng thay đổi khí hậu, và hậu quả là những quốc gia tại những lục địa nghèo khổ phải bỏ ra ít nhất từ 5 đến 10% tổng sản phẩm nội địa GDP vào công tác thích ứng với tình trạng thay đổi khí hậu toàn cầu.

Cần một giải pháp toàn cầu

Mới đây, Ông Ban Ki-Moon - Tổng thư ký Liên hiệp Quốc lên tiếng kêu gọi các chính phủ phải có hành động ngay trong vấn đề khí hậu trái đất. Trong một thông báo do người phát ngôn của ông Ban Ki-Moon đưa ra thì chính những biện pháp thích nghi đầy đủ và toàn diện sẽ có khả năng giúp giảm bớt phần nào những hậu quả nghiêm trọng. Ông Ban Ki-Moon mong muốn các thành viên của công ước về thay đổi khí hậu sẽ cương quyết đưa ra một thoả ước toàn diện thay thế cho thoả ước hiện thời sẽ kết thúc vào năm 2012 tới đây.

Vừa qua, nguyên thủ khối Liên hiệp châu Âu đã thống nhất với nhau mục tiêu là sẽ giảm mức khí thải gây hiệu ứng nhà kính dẫn đến tình trạng ấm nóng toàn cầu xuống, sao cho mức tăng dưới 2 0C, so với mức tiền công nghiệp. Nhiều tổ chức bảo vệ môi trường trên thế giới như GreenPeace, World Wildlife Fund, Friends of the Earth cũng lên tiếng kêu gọi các chính phủ phải có hành động kịp thời trước khi quá muộn. Hoa Kỳ, lâu nay vẫn chưa tham gia Nghị định thư Kyoto về việc giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, thì vừa qua cũng thừa nhận tình trạng thay đổi khí hậu là một thách thức toàn cầu và cần có giải pháp chung để giải quyết. Thống kê cho thấy Hoa Kỳ tiêu thụ đến một phần tư nguồn năng lượng thế giới và gây ra chừng một phần ba lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu. Sau khi bản phúc trình của IPCC về biến đổi khí hậu được công bố, thì có ba hội nông nghiệp có tên là Hội Nông học Hoa Kỳ, Hội Khoa học Mùa màng và Hội Khoa học về Đất với 11 ngàn thành viên tại Hoa Kỳ đã lên tiếng hoan nghênh bản phúc trình đó. Riêng về phần mình, ba hiệp hội sẽ tiến hành thêm những nghiên cứu để có thể quản trị hữu hiệu hơn nguồn đất đai, cây trái, cũng như nguồn nước và cách thức giảm thiểu những tác động bất lợi do biến đổi khí hậu gây ra.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.
Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.