Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 10/08/2005 14:38 (GMT+7)

Thâm canh mạ lúa ngắn ngày trong vụ mùa

Do đặc điểm thời vụ, kỹ thuật thâm canh mạ của các giống lúa ngắn ngày trong vụ mùa có nhiều khác biệt so với gống khác, thời vụ khác. Các giống ngắn ngày có thời gian sinh trưởng 95-110 ngày được gieo cấy ở vụ hè thu, mùa sớm gồm các giống lúa thuần của Việt Nam và Trung Quốc như: CR-203; DH 60; Khang dân 18; Khang dân đột biến; Q5; AIT77... và các giống lúa lai 2, 3 dòng: My Sơn 2-4; D.ưu 527; CV1... Kỹ thuật thâm canh mạ bao gồm các công đoạn sau.

Chọn hạt mẩy chắc

áp dụng với các giống lúa thuần. Nhằm loại bỏ hạt cỏ (lồng vực) hạt lửng, lép. Dùng nước bùn loãng có thể loại bỏ được toàn bộ hạt lửng, lép, cỏ. Cách làm như sau: Cho 17-18 lít nước vào thùng nhựa dung tích 20 lít, thêm bùn loãng vào khuấy đều, lấy quả trứng gà tươi làm phao thử, khi nào thấy quả trứng nổi lập lờ ở 1/5 quả theo chiều nằm ngang đối với lúa tẻ và theo chiều nằm dọc đối với lúa nếp là đạt yêu cầu, đổ thóc vào, hạt chắc chìm ở đáy thùng, hạt cỏ, hạt thóc lửng lép nổi lên trên bề mặt ta vớt bỏ.

Khử trùng hạt giống

Khử trùng hạt giống đề phòng bệnh von, bệnh khô vằn làm thổi mộng mạ... lây truyền từ vỏ hạt giống sang cây mạ. Có nhiều biện pháp xử lý thóc giống như: Dùng thuốc trừ nấm: Bavistin, Daconil, Captan... Hoặc nước nóng 54 OC. Nhưng dễ làm và thuận tiện hơn cả là dùng nước vôi trong 2-3%. Cách làm như sau: Dùng 2-3 lạng vôi cục hoặc 4-5 lạng vôi mới tôi (trong 1-3 tháng trở lại) hòa trong 10 lít nước. Để lắng 15-20 phút lọc lấy 6-7 lít nước vôi trong, ngâm được 6-7 kg thóc giống. Nếu lượng thóc giống lớn hơn phải dùng lượng vôi nhiều hơn.

Thời gian ngâm nước vôi trong là 10-12 giờ, sau đó vớt ra đãi sạch. Ngâm tiếp bằng nước lã 48 tiếng đối với lúa thuần (đủ 60 giờ cả nước vôi và nước lã) và 36 tiếng đối với lúa lai (đủ 36 giờ cả nước vôi trong và nước lã). Chú ý ngày thay nước 2 lần. Để thóc trong bóng râm mát đề phòng hiện tượng thối hạt giống do nước chua hoặc nhiệt độ cao. Đãi sạch hết nước chua, đem hạt giống ủ 25-30 giờ, hạt giống sẽ nảy mầm “gai dứa” đem gieo là vừa.

Đất làm mạ phải cày vỡ, bừa ngả, ngâm nước chết cỏ và ngấu đất 5-6 ngày, sau khi bừa ngả cần cày bừa kỹ cho thật nhuyễn, để lắng bùn, tháo bớt nước, chia luống ruộng 1,2-1,5m theo chiều dốc của ruộng để tiện tháo nước khi cần thiết.

Bón phân

Lượng phân bón cho một sào mạ Bắc Bộ (360m 2) cần 300kg phân chuồng hoai mục 12-15kg supe lân Lâm Thao + 7-9kg đạm urê + 7-9kg kali clorua tùy đất xấu hay tốt. Bón lót sâu trước lần bừa cuối cùng để vùi phân vào đất ở độ sâu 8-10cm toàn bộ phân chuồng và lân.

Bón lót mặt 3-4kg đạm urê, 3-4kg kali clorua bón sau khi chia luống, dùng cào răng ngắn vùi phân ở lớp bề mặt 3-5cm, trang cho luống phẳng và hơi lồi hình mu rùa để nước trên bề mặt rút xuống hết.

Gieo mạ

Mật độ gieo 7-8kg thóc giống đối với giống hạt nhỏ hoặc 8-9kg thóc với giống hạt to cho 1 sào, gieo cẩn thận 2-3 lượt cho hạt giống phân bố đều trên mặt luống mạ, nên gieo vào cuối buổi chiều để qua đêm hạt giống ngồi thuận lợi, tránh nắng gắt buổi trưa ảnh hưởng xấu tới mộng mạ.

Chăm sóc

Sau khi gieo 1-2 ngày, dùng thuốc diệt cỏ Meco 60EC hoặc tốt nhất, an toàn nhất là thuốc trừ cỏ Sofit 300ND: Lượng dùng 35ml pha 10 lít nước phun cho 1 sào mạ (cả rãnh).

Khi mạ có 1 lá thật đưa nước vào ruộng láng qua mặt luống mạ (khoảng 0,5-1cm) mạ có 2-2,5 lá bón thúc 2-3kg urê + 2-3kg kali cho 1 sào mạ tiếp tục giữ nước.

Mạ có 4-4,5 lá bón thúc lần 2, bón nốt lượng phân đạm và kali còn lại. hai ngày sau khi bón phân khoáng, ta cần rút cạn nước để mạ cứng cây. Để cạn đến khi mặt bùn hết nhão thì đưa nước vào ngay (thường để cạn 2-3 ngày). Tiếp tục giữ nước ngập chân mạ. Giữ cho ruộng mạ mềm bùn đến khi nhổ mạ đem cấy.

Ruộng mạ đạt yêu cầu là: Mọc đồng loạt, đẻ nhánh tập trung, đồng đều khi có bốn lá thật, cây mạ to, bẹt, xanh đậm. Khi cấy, là lúc một hạt thóc đã sinh ra 3-6 nhánh cấy ở tuổi mạ 22-25 ngày ứng với 6,5-7 lá. Mạ nhổ cần cẩn thận rửa qua, xếp vào rành, rổ đem cấy ngay, tránh để lâu làm chột mạ, lúa lâu hồi xanh. Để dễ nhổ, đưa nước vào ngập dược mạ 7-10cm, nhổ mạ theo kiểu nhổ rau, rửa tại chỗ, không bó. Cấy một khóm bằng 1-2 hạt thóc (tức 1-2 khóm mạ).

Phòng trừ sâu, bệnh cho mạ

Cần phòng trừ kịp thời bọ trĩ, rầy xanh, rầy nâu hại mạ hút dịch cây làm khô cháy cây mạ, làm quăn héo ngọn lá, vàng cây. Trừ bằng các loại thuốc nội hấp mới hiệu quả cao, ít độc hại như Actara 25WG; Conphai 10WP; Sutin 5EC. Cách pha liều lượng: Theo hướng dẫn trên bao bì thuốc. Cũng có thể dùng một gói Actara 25WG hòa với 1,5-2lít nước trộn với 10kg mộng mạ, để ngấm thuốc trong 8-10 giờ, sau đó đem gieo phòng bọ trĩ hại trong 20-25 ngày sau khi gieo.

Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân: làm trắng lá, héo dảnh mạ. Cần chú ý nghe thông báo của trạm BVTV các địa phương, khi có dịch dùng thốc trừ sâu đặc hiệu như: Padan 95SP, Regent 300ND phun kịp thời khi trứng sâu nở rộ, sâu non còn nhỏ.

                  Nguồn: KH&ĐS số 42 (1760), ngày 27/5/2005

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Diễn đàn Dầu khí và Năng lượng 2025: Thúc đẩy hình thành hệ sinh thái năng lượng an toàn, hội nhập
Ngày 28/7, Diễn đàn Dầu khí và Năng lượng thường niên 2025 với chủ đề “Chuyển dịch năng lượng: Tầm nhìn và Hành động” đã diễn ra tại Hà Nội do Hội Dầu khí Việt Nam (Hội DKVN) phối hợp cùng Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức. Diễn đàn là một trong những sự kiện quan trọng Chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Petrovietnam lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Đoàn công tác VUSTA tham dự Cuộc họp lần thứ 33 Đại hội đồng FEIAP tại Thái Lan
Từ ngày 23-25/7/2025, đoàn công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) do ông Nguyễn Quyết Chiến - Tổng Thư ký làm Trưởng đoàn đã tham dự Cuộc họp lần thứ 33 Đại hội đồng Liên đoàn các tổ chức Kỹ thuật châu Á - Thái Bình Dương (FEIAP) tại Bangkok, Thái Lan. Tham gia đoàn công tác có đại diện Ban Khoa học và Hợp tác quốc tế, Văn phòng VUSTA.
Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng dự Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam
Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam được thành lập ngay sau giải phóng năm 1975. Trong suốt 50 năm qua, Hội đã có nhiều đóng góp quan trọng cho hoạt động tư vấn chính sách đối với các vấn đề trọng đại của đất nước. Gần đây nhất là phản biện trong góp ý văn kiện Đại hội XIII và XIV của Đảng, các đề án tăng trưởng xanh, đường sắt cao tốc, quy hoạch vùng và dự thảo nhiều chính sách kinh tế quan trọng...
Lãnh đạo VUSTA tham dự Hội nghị IAS 2025
Đoàn công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Phó Chủ tịch VUSTA, Giám đốc Ban Quản lý dự án Quỹ Toàn cầu - VUSTA về phòng, chống HIV/AIDS làm trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Khoa học quốc tế về phòng, chống HIV/AIDS 2025 (Hội nghị IAS 2025) tại Rwanda từ ngày 12/7 đến ngày 17/7/2025.
Thắp nến tri ân nhân Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ
Ngày 24/7, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947–27/7/2025), Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp cùng Đoàn Thanh niên Hội Nhà báo Việt Nam và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trang trọng tổ chức Chương trình “Thắp nến tri ân” tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội).
Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.